NỘI
DUNG :
Nhóm
Báo Sạch bị bắt: Giấc mơ 'báo chí tự do' tan vỡ?
VOA Tiếng Việt
.
Bắt nhóm Báo Sạch: mọi tiếng nói đối lập đang bị bóp nghẹt
Cao Nguyên
- RFA
.
3 nhà báo làm ‘Báo Sạch,’ liên quan Trương Châu Hữu Danh, bị bắt
Người Việt
.
========================================================
.
Nhóm
Báo Sạch bị bắt: Giấc mơ 'báo chí tự do' tan vỡ?
21/04/2021
https://www.voatiengviet.com/a/nhom-bao-sach-bi-bat-giac-mo-bao-chi-tu-do-tan-vo/5861605.html
https://gdb.voanews.com/F0E65891-03BB-4D99-8C4E-D78E4FAB0A74_cx2_cy6_cw96_w650_r1_s.jpg
Các thành viên của nhóm Báo sạch chuyên phanh phui
các vụ tham nhũng ở Việt Nam. Sau nhà báo Trương Châu Hữu Danh, ba thành viên
khác của nhóm cũng đã bị bắt với cáo buộc "lợi dụng quyền tụ do dân chủ"
theo điều 331 của BLHS Việt Nam.
Sau Trương Châu Hữu Danh, các nhà báo thành viên khác của nhóm
Báo sạch chuyên phanh phui các vụ tham nhũng cũng đã bị bắt, thêm một “đòn
giáng mạnh vào tự do báo chí” ở Việt Nam.
Công an thành phố Cần Thơ hôm 20/4 khởi tố và
bắt tạm giam 3 thành viên của nhóm Báo sạch để điều tra về hành vi “Lợi dụng
các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, hơn 4
tháng sau khi nhà báo Hữu Danh và là thành viên đầu tiên của nhóm bị bắt giữ.
Việc bắt giam thêm các thành viên của nhóm,
theo truyền thông trong nước, là nằm trong sự mở rộng quá trình điều tra nhà
báo Hữu Danh, cũng là một Facebooker có tiếng về các đăng tải phanh phui các trạm
thu phí BOT ‘bẩn’ ở Việt Nam. Nhà báo từng công tác tại báo Lao Động và Nông
thôn Ngày nay, bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái cùng với tội danh trên.
Ba thành viên của nhóm Báo sạch bị Cơ quan an
ninh điều tra TP Cần Thơ bắt giam hôm 20/4 gồm có Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước
Trung Bảo, mà theo VnExpress,
đều là những người từng làm việc trong các cơ quan báo chí tại TPHCM.
“Không rõ là họ vi phạm cái gì và cụ thể là vì sao họ
bị bắt nhưng đây là các cựu nhà báo rất được lòng người đọc vì họ đã dũng cảm
viết những bài báo đấu tranh cũng như vạch trần những sai phạm của các quan chức
tham nhũng ở Việt Nam,” Bùi Sơn, một kỹ
sư ở Hà Nội từng theo dõi trang Báo sạch trên mạng Facebook trong những năm
qua, cho VOA biết.
Nhóm Báo sạch được thành lập năm 2019 sau vụ
việc của doanh nghiệp Asanzo – tập đoàn điện tử được cho là bóc gỡ tem nhãn
Trung Quốc và dán mác ghi xuất xứ Việt Nam – trên Tuổi Trẻ, theo Facebooker Lê
Nguyễn Hương Trà cho
biết trong đăng tải về vụ bắt giữ hôm 20/4. Người từng được biết
tiếng qua blog Cô gái Đồ Long còn cho biết rằng các thành viên của nhóm bao gồm
các nhà báo và trang Báo sạch đã “gây nhiều tiếng vang, nhanh chóng đạt được lượng
theo dõi khủng.”
“Những bài báo vạch trần các sai phạm của các quan
chức tham nhũng ở Việt Nam (được) nhóm Báo sạch viết rất thẳng thắn và họ có những
bằng chứng rất xác thực,” anh Sơn nhận định. “Sau
đó khi cơ quan công an điều tra ra thì đúng là những điều Báo sạch đăng lên và
đúng là các tội danh mà các quan chức tham nhũng bị bắt vướng phải.”
Theo blogger Người Buôn gió Bùi Thanh Hiếu,
nhóm ‘Báo Sạch’ từng viết bài vạch rõ những sai phạm của nhà máy nước sông Đuống
mà sau đó truyền thông chính thống đưa tin rằng công an đã vào cuộc điều tra
nguyên nhân vụ việc.
Thông tin về vụ bắt giữ thêm các thành viên của
nhóm Báo sạch, báo Công
an Nhân dân cho biết cơ quan an ninh điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật,
tài liệu liên quan đến vụ án và đang “tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy
định của pháp luật.”
“Việc bắt gần cả nhóm chiều (ngày 20/4) gây
rúng động mạnh với giới truyền thông, ngay gần kề ngày bầu cử Quốc hội 2021,”
bà Hương Trà viết.
Đòn giáng vào 'tự
do báo chí’
Trả lời phỏng vấn VOA một ngày trước khi bị bắt
hồi tháng 12 năm ngoái, ông Hữu Danh nói rằng ông thường viết về các sai phạm cụ
thể của các quan chức địa phương và “không liên quan đến chế độ” hay “thể chế”
để mà bị bắt giam mà thay vào đó là nên được khuyến khích.
“Hiện nay Chính phủ và Đảng đang có ‘công cuộc Đốt
lò’ là khuyến khích chống tiêu cực và khuyến khích người dân phát hiện ra các
nhũng nhiễu, các sai phạm để đưa ra cho công chúng biết,” ông Hữu Danh nói với VOA trong cuộc phỏng vấn về việc chính quyền,
thông qua các công ty công nghệ Mỹ như Facebook, kiểm duyệt nội dung của người
dùng mạng xã hội ở Việt Nam, hôm 16/12/2020. “Tôi không hề vi phạm gì cả vì
những bài tôi đưa ra đều có chứng cứ rõ ràng,” nhà báo này nói khi được hỏi
liệu anh có sợ bị chính quyền bắt giữ vì những đăng tải mang tính chỉ trích của
mình hay không.
Chiến dịch chống tham nhũng, còn được gọi là
“Đốt lò”, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động trong vài năm qua và đã đưa
ra trước vành móng ngựa nhiều quan chức chính phủ cũng như những lãnh đạo các
ngành dầu khí, ngân hàng, công an để xét xử về những vi phạm trong quản lý và
tham nhũng.
Ông Hữu Danh được nhiều người biết đến với loạt
bài viết trên Facebook về khối tài sản của Bí thư tỉnh uỷ Bình Dương, Trần Văn
Nam, và hàng loạt video cùng các đăng tải trên mạng xã hội về nội dung phản ánh
tiêu cựu, phản đối nhiều trạm thu phí BOT ở các tỉnh thành và TPHCM. Tuy nhiên,
theo VnExpress, một số hành động của ông bị cho là vi phạm pháp luật. Nhưng
công an chưa công bố hành vi cụ thể về việc “vi phạm pháp luật” của nhà báo
này. Cơ quan điều tra cáo buộc nhà báo này đã "lợi dụng quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,"
một điều luật thường được chính quyền dùng để bắt các nhà báo và những người bất
đồng chính kiến vì những đăng tải của họ.
Theo anh Sơn, các bài báo của nhà báo Hữu Danh
và nhóm Báo sạch cho người dân Việt Nam được biết đến những thông tin phản biện
đa chiều, khác với truyền thông chính thống do Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản
kiểm duyệt.
“Lần đầu tiên người đọc được xem báo ‘sạch’ mặc dù
chỉ là trên (ứng dụng) Facebook nhưng nó cũng thể hiện một sự tự do báo chí nhất
định khi mà trang Báo sạch đó liên tục đưa ra những vụ án tham nhũng lớn khá là
lớn,” anh Sơn nói. “Sau khi nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt và trang
Báo sạch bị đóng thì người đọc giờ đây không còn một kênh nào khác để tham khảo
về các thông tin thời sự.”
Trang Facebook của Báo sạch đã đóng ngay sau
khi thành viên đầu tiên của nhóm, nhà báo Hữu Danh, bị bắt hôm 17/12/2020.
Theo anh Sơn, việc bắt giam các thành viên
nhóm Báo sạch là “một đòn giáng mạnh vào ước mơ và mong ước được có một nền báo
chí tự do của người dân Việt Nam.”
Việt Nam, theo đánh giá mới được tổ chức Phóng
viên Không Biên giới (RSF) đưa ra hôm 20/4, là một trong số 6 quốc gia,
trong đó có Trung Quốc và Triều Tiên, có ít tự do báo chí nhất trên thế giới. Bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của
RSF xếp Việt Nam hạng 175 trong số 180 nước, nằm trong nhóm các quốc gia được
coi là có “tình trạng rất tồi tệ” đối với tự do báo chí.
Các thành viên của nhóm Báo sạch nằm trong số
nhiều nhà báo bị chính quyền bắt giam và kết án nhiều năm tù trong thời gian gần
đây. Theo thống kê của RSF đưa ra ngay trước khi thêm 3 thành viên của nhóm Báo
sạch bị bắt, tổng cộng có hơn 30 nhà báo và blogger hiện đang bị giam giữ tại
các nhà tù của Việt Nam. Thống
kê thường niên của RSF đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái cho thấy Việt Nam nằm
trong số 5 quốc gia trên thế giới bỏ tù nhà báo nhiều nhất.
Các tổ chức ủng hộ nhân quyền và dân chủ quốc
tế đã cáo buộc Việt Nam tăng cường đàn áp các tiếng nói bất đồng và kiểm duyệt
trên mạng trong năm ngoái và đầu năm nay, quanh thời gian Đại hội Đảng 13 và kỳ
bầu cử Quốc hội khóa 15, dự kiến diễn ra trong tháng sau.
“Sau một thời gian chính phủ kiểm duyệt rất gắt
gao, hầu hết các tiếng nói (phản biện) không còn được tự do thoải mái như trước
và tôi cảm thấy một tương lai u ám cho tự do báo chí ở Việt Nam,” anh Sơn nói.
Theo anh Sơn, chính phủ Việt Nam, thay vì dùng
quyền lực và công an để trừng phạt các ý kiến trái chiều thì nên dùng “quyền tự
do ngôn luận” để phản biện các tiếng nói chỉ trích chính phủ. Có như vậy, xã hội
mới phát triển, theo anh Sơn.
Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong
bài phát biểu tại phiên họp đầu tiên sau khi Quốc hội kiện toàn nhân sự hôm
15/4, kêu
gọi “từng thành viên Chính phủ phải gương mẫu, thực sự khiêm tốn, cầu
thị, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là các ý kiến phản biện.”
=====================================================
.
.
Bắt nhóm Báo Sạch: mọi tiếng nói đối lập đang bị bóp nghẹt
Cao
Nguyên - RFA
2021-04-21
Vụ bắt giữ và khởi tố đối với ba nhà báo độc lập
thuộc nhóm Báo Sạch vào ngày 20 tháng tư tiếp tục chuỗi bắt bớ, đàn áp những
người lên tiếng chỉ trích chính sách của Nhà nước Việt Nam, tình trạng tham
nhũng, bất công và tự nguyện tiến hành công tác xã hội tại Việt Nam.
Một số người hoạt động hiện đang ở Việt Nam
bình luận với RFA rằng vụ bắt giữ này càng làm cho tình hình nhân quyền ở Việt
Nam hiện nay “căng thẳng đến nghẹt thở”.
Ngày 20/4, ba nhà báo độc lập là Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Thanh
Nhã và Nguyễn Phước Trung Bảo bị Công an Cần Thơ khởi tố và bắt tạm
giam với lý do để mở rộng điều tra vì có liên can trong vụ án của nhà báo Trương Châu Hữu Danh.
Những người này đều bị khởi tố về tội “Lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân”, theo điều 331 BLHS năm 2015 của Việt Nam.
Cả ba nhà báo vừa bị bắt cùng với ông Trương
Châu Hữu Danh đều là thành viên Báo Sạch, một mạng báo độc lập không chịu sự kiểm
duyệt của Nhà nước. Tuy nhiên, trang báo này đã biến mất khỏi Facebook trong
khoảng thời gian nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị khởi tố và bắt giam vào tháng
12 năm ngoái. Trước khi trang báo biến mất, Báo Sạch có khoảng 100.000 lượt
thích trên Facebook.
Ba
nhà báo của Báo Sạch vừa bị bắt giữ hôm 20/4/2021: (từ trái sang) Nguyễn Thanh
Nhã, Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang.
Tình hình nhân quyền
căng thẳng
Nhà hoạt động Nhân quyền Vy Yên chia
sẻ quan điểm về vụ bắt bớ này trên trang Facebook cá nhân như sau:
“Lên tiếng trước các sai phạm của cơ quan
công quyền, gây quỹ ủng hộ bác sĩ đợt dịch bệnh vừa lan tới Việt Nam, hỗ trợ nước
ngọt cho bà con miền Tây những ngày hạn mặn, giúp đỡ một bà mẹ đi tìm công lý
cho con - lẽ nào những việc làm như thế này, ở Việt Nam, được gọi là “lợi dụng
các quyền tự do dân chủ?”
Ông Minh (đã đổi tên vì lý do an toàn), một người hoạt động ở Hà Nội nói rằng Điều 331 là một điều luật rất
mơ hồ. Chính quyền dùng điều luật này để bắt các nhà báo cho thấy Việt Nam đang
vi phạm nghiêm trọng về quyền con người:
“Ở thời điểm hiện tại thì tình hình đàn áp
tự do ngôn luận trong nước rất căng thẳng. Căng gấp nhiều lần so với những năm
trước. Bằng chứng là hàng loạt anh em đấu tranh trong nước bị bắt, đặc biệt là
những nhà báo tự do có tư duy độc lập.
Hiện tại hầu hết anh em trong nước không có hoạt động
gì cụ thể vì chỉ cần lên tiếng hoặc có một hành động nhạy cảm nào đó là lập tức
bị bắt luôn.
Bản thân tôi và bạn bè thời gian vừa rồi cũng liên tục
bị an ninh theo dõi. Mỗi khi có sự kiện gì nhạy cảm như xét xử vụ án Đồng Tâm đều
bị canh.”
Ba nhà báo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
tại phiên toà ở TPHCM hôm 5/1/2021: (từ trái qua) Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu
Minh Tuấn, Phạm Chí Dũng. Những nhà báo này bị tuyên án tổng cộng 37 năm tù
về tội tuyên truyền chống Nhà nước. AFP
Ông Quang (đã đổi tên vì lý do an
toàn), một nhà báo độc lập đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cho biết
Chính quyền đang siết chặt các hoạt động nhân quyền trong nước, bóp nghẹt mọi
tiếng nói đối lập. Theo ông, đây
là thời điểm căng thẳng nhất trong gần 10 năm trở lại đây:
“Dường như là mọi không gian đều bị bóp nghẹt. Tôi
tham gia (hoạt động nhân quyền - PV) chắc cũng 7-8 năm rồi nhưng chưa bao giờ
tôi thấy có một thời điểm nào nó nghẹt thở đến như vậy. Tôi cảm thấy là dường
như mình không thể lên tiếng được điều gì.
Sau khi họ bắt Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh
và nhóm Báo Sạch này. Cho nên cảm giác dường như không gian của tiếng nói độc lập
dường như cô lập 100%.”
Nhà báo Phạm Đoan Trang là một người có nhiều bài
viết và sách về các vấn đề chính trị và xã hội ở Việt Nam không được Chính phủ
hoan nghênh. Cô bị bắt giữ vào tháng 10 năm ngoái. Bà
Nguyễn Thuý Hạnh là một người hoạt động nhân quyền, sáng lập Quỹ 50k
chuyên quyên góp tiền giúp đỡ các tù nhân lương tâm và gia đình họ. Bà Hạnh bị
bắt giữ hôm 7/4 vừa qua.
Trước nhóm Báo Sạch, vào năm ngoái, chính quyền
Việt Nam cũng bắt hàng loạt các nhà báo thuộc Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức
không thuộc sự kiểm soát của chính quyền. Hồi đầu năm nay, 3 nhà báo thuộc hội
này bao gồm Phạm Chí
Dũng - Chủ tịch hội, Nguyễn Tường Thuỵ - Phó chủ tịch và Lê Hữu Minh Tuấn -
Biên tập viên đã bị tuyên án tù tổng cộng 37 năm với cáo buộc tuyên
truyền chống Nhà nước.
Quan điểm của các
tổ chức Quốc tế
Ông Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế
lên tiếng với RFA chiều ngày 21/4 rằng Những cuộc bắt bớ này là sự sỉ nhục
trắng trợn vào các nghĩa vụ nhân quyền của Việt Nam.
“Chúng tôi vô cùng quan ngại trước các báo
cáo cho biết đã có thêm ba nhà báo độc lập bị bắt chỉ vì thực hiện công việc của
họ. Trong năm qua, Việt Nam nổi lên bởi các cuộc tấn công liên tục của
chính quyền nhắm vào các nhà báo và các hiệp hội nhà báo độc lập.
Trong thời gian gần đây, các nhà báo và tác giả độc
lập chính là mục tiêu của sự đàn áp, với hàng loạt vụ bắt giữ và truy tố, bao gồm
Nhà xuất bản Tự do và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Bây giờ, các nhà báo của
nhóm Báo Sạch là những nạn nhân mới nhất trong chuỗi bắt bớ này của chính phủ.
Chúng tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các nhà
báo Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, và Đoàn Kiên Giang, cùng với tất
cả các nhà báo, người bảo vệ nhân quyền và những người chỉ trích chính quyền
khác, hiện đang bị giam giữ một cách bất công. Việt Nam phải chấm dứt chiến dịch
đàn áp bất đồng chính kiến ngày càng sâu rộng trước cuộc ngay bầu cử Quốc hội.”
Trang Facebook của Báo Sạch bị gạch chéo được
đăng trên một blog. Blog Người Đưa Tin
Ngày 10/4, Đại diện cấp cao của Uỷ ban bảo vệ Ký giả (CPJ)
tại khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin trả lời RFA qua ứng dụng
tin nhắn rằng CPJ quan ngại về các vụ bắt giữ nhà báo gần đây tại cơ quan truyền
thông nhà nước và kêu gọi trả tự do cho họ:
“Trong quá khứ, hành vi sách nhiễu như vậy
đối với các phóng viên nhà nước là phản ánh sự đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản,
với việc một phe phái tiết lộ cho các phương tiện truyền thông cùng phe với
mình về chuyện tham nhũng hoặc tội ác của phe khác, nhằm đạt được lợi thế chính
trị. Đặc biệt là trong cuộc chạy đua trước Đại hội Đảng.
Quan điểm của chúng tôi là không nên sử dụng và lạm
dụng các nhà báo trong trò chơi chính trị tồi tệ này. Họ nên được
phép đưa tin mà không phải lo sợ bị trả thù.
Các nhà báo ở Việt Nam nên được phép thực hiện vai
trò kiểm tra và cân bằng của mình mà không bị buộc tội chống nhà nước hay
bị đe dọa bỏ tù.
Tình trạng tham nhũng tràn lan trong Đảng Cộng sản
Việt Nam, như chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thừa nhận. Các phóng
viên nên được phép điều tra và đưa tin về những hành vi sai trái và tham
nhũng trong Đảng, bất kể nguồn của thông tin hay nó có dính dáng đến quyền lực
của các chính trị gia.”
Trong cùng ngày Chính quyền tiến hành bắt giam
ba nhà báo độc lập, Tổ
chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng công bố bảng xếp hạng Tự
do báo chí năm 2021. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 175 trên tổng số 180 quốc gia
được xếp hạng. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam xếp ở vị trí này, đứng
trên Trung Quốc nhưng ở dưới Lào.
Theo RSF, Chính phủ Việt Nam củng cố kiểm soát
nội dung mạng xã hội trong khi tiến hành một làn sóng bắt bớ những nhà báo độc
lập hàng đầu trước khi tiến tới Đại hội Đảng vào tháng giêng năm 2021. Trong số
này có cô Phạm Đoan Trang, người được RSF trao giải Tác Động hồi năm 2019.
Các hoạt động của
Báo Sạch
Cả bốn thành viên nhóm Báo Sạch đã lên tiếng,
đấu tranh trong nhiều sự kiện xã hội khác nhau. Điển hình là ông Trương Châu Hữu
Danh nổi tiếng trên mạng xã hội từ sau vụ chống BOT bẩn ở Cai Lậy, Tiền Giang hồi
năm 2017.
Sau đó, ông Danh cùng những người bạn sáng lập
Báo Sạch, cùng nhau lên tiếng cho nhiều sự kiện xã hội khác nhau như vụ án
tranh chấp đất giữa chính quyền và người dân ở Thủ Thiêm (TPHCM), Đồng Tâm (Hà
Nội)… Đây là các vụ án tranh chấp đất đai dẫn đến cưỡng chế, thậm chí đổ máu
như ở Đồng Tâm vào tháng 1 năm 2020 và khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế
phải lên tiếng quan ngại, đặt câu hỏi về tính minh bạch.
Đặc biệt, Báo Sạch cập nhật thông tin liên tục,
tìm và phân tích lại các bằng chứng để đấu tranh cho sự sống của tử tù Hồ Duy Hải.
Ông Hồ Duy Hải và gia đình đã kêu oan suốt 12 năm qua trong một vụ án giết người
và cướp của mà từ khâu điều tra đã có nhiều sai sót.
Mạng báo VnExpress dẫn nguồn tin riêng từ Bộ
Công an cho biết Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Cần Thơ giám định
31 bài viết trên trang cá nhân của Facebooker Trương Châu Hữu Danh, kết quả xác
định nội dung, hình ảnh lồng ghép trong các bài viết kèm nhiều bình luận tiêu cực,
một chiều "thể hiện rõ mục đích chống phá, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của
Nhà nước, ảnh hưởng uy tín lãnh đạo địa phương”.
Theo báo Nông Nghiệp, việc khởi tố và tạm giam
thêm ba thành viên của nhóm Báo Sạch thực sự gây rúng động giới truyền thông. Bởi
lẽ, trong ba đối tượng vừa bị bắt thì Nguyễn Phước Trung Bảo là con trai của một
nhân vật khá nổi tiếng trong làng cầm bút và từng giữ chức vụ lãnh đạo một số
cơ quan báo chí, xuất bản. Ông Trung Bảo cũng là một doanh nhân có nhiều cơ sở
kinh doanh tại Đà Nẵng và Hội An.
*****
Tin, bài liên quan
·
Ba
nhà báo độc lập thuộc nhóm Báo Sạch bị khởi tố và bắt giam
·
CPJ
kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Nguyễn Hoài Nam
·
Các
tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối bản án dành cho Trần Thị Nga
·
Tính
mạng các nhà báo Philippines thường xuyên bị đe dọa
·
Phóng
viên, nhà báo bị bắt ngày càng nhiều
=======================================================
.
.
3 nhà báo làm ‘Báo Sạch,’ liên quan Trương Châu Hữu Danh, bị bắt
Người
Việt
April 20/04/2021
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/che-do-ha-noi-bat-them-3-nha-bao-doc-lap-lam-bao-sach/
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền CSVN bắt thêm ba người trong nhóm làm báo mạng “Báo
Sạch” cùng với blogger
Trương Châu Hữu Danh.
Truyền thông Việt Nam hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tư,
đưa tin Công An thành phố Cần Thơ “khởi tố, bắt giam thêm ba bị can, gồm Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Thanh
Nhã, Nguyễn Phước Trung Bảo.” Họ bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự
do dân chủ…” theo Điều 331 Luật Hình Sự CSVN về các chuyện xảy ra tại Cần Thơ
và một số tỉnh, mà ông Trương Châu Hữu Danh và các bạn viết trên mạng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/04/VN-Nha-Giang-Bao-DanTri-042021-1.jpg
Ba nhà báo độc lập
Nguyễn Thanh Nhã (trái), Đoàn Kiên Giang (phải, trên), Nguyễn Phước Trung Bảo vừa
bị CSVN bắt giam ngày 20 Tháng Tư, 2021. (Hình: Dân Trí)
Ông Trương Châu Hữu Danh (sinh năm 1982) bị bắt từ ngày 17 Tháng Mười Hai năm ngoái cùng với
cáo buộc kể trên. Họ là nhóm người điều hành báo mạng có tên “Báo Sạch” đưa các
tin tức thời sự, các vấn nạn xã hội trái ngược với đường lối tuyên truyền của
chế độ. Trang “Báo Sạch” này trên Facebook hiện đã bị khóa kể từ khi ông Trương
Châu Hữu Danh bị bắt. Một trang có tên “Báo Sạch” trên Facebook hiện nay do một
nhóm người đưa tin và điều hành từ nước Úc.
Không thấy các bản tin trên truyền thông nhà
nước cho hay ba người mới bị bắt đã bị bắt ở đâu khi “điều tra mở rộng vụ án.”
Chỉ thấy cho biết “Nguyễn Thanh Nhã (sinh năm 1980, trú tại phường Phước Long
B, Thủ Đức, Sài Gòn); Đoàn Kiên Giang (sinh năm 1985, trú tại phường 11, quận
6, Sài Gòn); và Nguyễn Phước Trung Bảo (sinh năm 1982, trú tại phường Khuê
Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).”
Trước đó, ông Nguyễn Thanh Nhã từng là
phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, Sài Gòn Tiếp Thị, hiện là chuyên viên pháp lý;
ông Đoàn Kiên Giang từng là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhà Báo
và Công Luận; ông Nguyễn Phước Trung Bảo từng là phóng viên báo Thanh
Niên.
Gần một tháng sau khi nhà báo Trương Châu Hữu
Danh bị bắt, tờ Thanh Niên ngày 15 Tháng Giêng, hé lộ nguyên nhân vụ bắt giữ,
cáo buộc ông “Sử dụng Facebook cá nhân đưa hình ảnh, video có nội dung kích động,
gây mất an ninh trật tự trạm thu phí BOT tại Cần Thơ, xuyên tạc về tám lãnh đạo
thành phố Cần Thơ.”
Báo Thanh Niên kể tội ông Danh là “nội dung,
bài viết, hình ảnh lồng ghép trên Facebook Trương Châu Hữu Danh kèm bình luận
tiêu cực, một chiều thể hiện rõ mục đích chống phá, gây ảnh hưởng đến quyền lợi
của nhà nước; ảnh hưởng uy tín lãnh đạo địa phương.”
Ông Trương Châu Hữu Danh là một Facebooker có rất đông người theo dõi. Ông từng làm phóng viên
cho báo Nông Thôn Ngày Nay, Làng Mới, rồi cùng một nhóm bạn điều hành trang
Facebook “Báo Sạch.”
Blogger Trương Châu
Hữu Danh bị bắt ngày 17 Tháng Mười Hai, 2020. (Hình: Facebook Trương Châu Hữu
Danh)
Việc bắt thêm ba ông Đoàn Kiên Giang, Nguyễn
Thanh Nhã và Nguyễn Phước Trung Bảo diễn ra cùng một ngày khi tổ chức quốc tế
Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố bản Chỉ Số Tự Do báo Chí Thế Giới
(World Press Freedom Index) năm 2021 vẫn xếp Việt Nam hạng 175 trên 180 nước được
khảo sát, gần cuối bảng y hệt như thứ hạng năm ngoái.
Những nước ở cuối bảng tự do báo chí của RSF đều
là các nước độc tài đảng trị Cộng Sản, quân phiệt hay tôn giáo cuồng tín như
Trung Quốc, Bắc Hàn, Eritrea, Turkmenistan, Djibouti, Iran, Syria, Lào, Cuba…
Hôm 15 Tháng Tư mới đây, người ta thấy báo
VNExpress đưa tin tân Thủ Tướng Phạm Minh Chính ra lệnh: “Từng thành viên chính
phủ phải gương mẫu, thực sự khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe ý kiến nhiều chiều,
nhất là các ý kiến phản biện.”
Vài ngày sau thì bắt thêm những người cộng tác
với ông Trương Châu Hữu Danh làm “Báo Sạch,” tức những người vạch ra cái sai,
cái xấu, cái ác của chế độ.
Tổ chức Phóng Viên
Không Biên Giới xếp CSVN hạng 175 gần cuối bảng về tư do báo chí trên thế giới
năm 2021. (Hình: RSF)
Trong phần phân tích về tình trạng tự do báo
chí bị siết cổ tại Việt Nam, tổ chức RSF viết rằng: “Vì báo chí chính thống của
nhà nước CSVN phải viết theo lệnh đảng, nguồn tin tức độc lập duy nhất mà người
ta có thể có là qua các thông tin của các blogger và các nhà báo độc lập, những
người là đối tượng của các trò đàn áp vô cùng tàn nhẫn, kể cả việc bị công an
thường phục hành hung.”
“Để biện minh cho việc bỏ tù họ, nhà cầm quyền
dùng luật hình sự, đặc biệt là những điều khoản vu cho người ta tội danh ‘Hoạt
động lật đổ chính quyền…,’ ‘Tuyên truyền chống nhà nước…,’ ‘Lợi dụng các quyền
tự do dân chủ…,’ để bỏ tù với các bản án dài hạn. Mức độ khủng bố (giới thông
tin độc lập) gia tăng rất cao kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền tổng bí
thư đảng CSVN thêm nhiệm kỳ thứ ba vào Tháng Giêng, 2021,” RSF viết. (TN) [qd]
No comments:
Post a Comment