Mạng XH nói gì về tân chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng
Phạm Minh Chính?
BBC Tiếng Việt
6 tháng 4 2021, 19:33 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56651534
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/46FE/production/_117847181_gettyimages-1232124048.jpg
Ông Phạm Minh Chính (phải)
thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc vào vị trí thủ tướng
Cuộc tranh luận, đôi lúc nóng như 'khẩu chiến'
trên các trang mạng xã hội Việt Nam diễn ra đặc biệt mạnh mẽ vào dịp thay đổi
các chức vụ chính trị cao nhất, đặc biệt là ba chức vụ mới.
Sau Đại hội Đảng CSVN
khóa XIII là bầu cử Quốc hội khóa XV sắp tới, cùng các chức danh Chủ tịch nước,
Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch QH đều được phân công mới, bầu lên và sẽ thông
qua lại tới đây.
Đại hội 13: Ông Nguyễn
Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư
Đại hội 13: Phương án
nhân sự Tứ trụ rất ‘đặc sắc’
VN: Ông Nguyễn Xuân Phúc
thành tân Chủ tịch nước lịch sử
VN: Ông Vương Đình Huệ
làm Chủ tịch Quốc hội - người dân có bất ngờ?
Nhận định về kết quả 'bầu cử':
BBC quan sát thấy các
bình luận khen ngợi thường nổi lên trên cùng trên trang
mạng XH về mục này.
Ví dụ Facebooker Gia Hân viết:
"Biết trước cũng được, không biết trước cũng được,
bởi vì với tư cách một công dân Việt Nam yêu nước, CHÚNG TÔI HÀI LÒNG VỚI KẾT
QUẢ NÀY!
"BBC cũng chỉ là một kênh thông tin nước ngoài
với những quan điểm được nhìn nhận bởi những kẻ ngoại quốc với tư tưởng đi ngược
thể chế nước tôi, hoàn toàn không phải chúng tôi - những nhân dân Việt Nam đang
hàng ngày và trực tiếp sống - cảm nhận cuộc sống tại nơi đây.
Chính vì vậy các vị mãi mãi không bao giờ hiểu đúng
đắn những gì chúng tôi đang được hưởng thụ!"
Một người có tài khoản Mei Luo viết:
"Nhưng chúng tôi sống hạnh phúc, an toàn, chỉ số
con người phát triển tích cực, chúng tôi hài lòng về mọi mặt.
Đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng. Bạn nhìn
thấy cái ao thì cứ cho nó là cái ao không sao cả, quan trọng là chúng tôi không
bị khát nước."
Những bình luận dạng này
thường được rất nhiều 'người' thích hoặc tán thưởng.
Ngược lại là những ý kiến khác.
Facebooker Nguyen Giap viết:
"Chính quyền của dân do dân và vì dân mà dân
không được quyết định thể chế (đơn hay đa đảng), dân không được quyền bầu người
lãnh đạo (đảng cs tự bầu)... như lời ông Trọng nói thì VN đang ở giai đoạn 'dân
chủ đến thế là cùng' rồi.
Xã hội chủ nghĩa mà có dân chủ thì đã không có những
vụ như Tân Cương, Tây Tạng, Hong Kong, Đài Loan. Tất đều muốn ly khai muốn chạy
trốn khỏi nơi họ nói là 'thiên đường xhcn'."
San Ra thì nói rằng:
"Độc đảng thì không gọi là độc tài 'cai trị'"
thì gọi bằng gì vậy các thánh tộc thượng đẳng? Sai chính tả?
Có thể vậy vì tôi không hiểu cách viết từ lóng đẳng
cấp của lực lượng dư luận viên cao cấp của đảng."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C23C/production/_117842794_gettyimages-1232119574.jpg
Tân Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sáng 5/4. Một số báo VN mô tả hồi nhỏ,
lúc đi học, trò Phúc đã 'chia ngọt sẻ bùi' với bạn
Bạn ký tên Nguyễn Thị Kim Ngân viết:
"Ở Việt Nam bầu không vui Như Mỹ. Mỹ ngạt thở tới
phút cuối mới biết ai là tổng thống. còn ở Việt Nam chưa bầu đã biết ai làm chủ
tịch nước trước 3 tháng. Việt Nam bầu bán êm đềm không lộn xộn như Mỹ tới phút
cuối mới biết ai là tổng thống Mỹ."
Trần Ánh thì cho rằng: "Sân khấu, nơi những tưởng chỉ dành
cho những vở kịch! Người Biên kịch, Đạo diễn, diễn viên ... đã biết trước kết cục
của vở diễn.
Khán giả được dẫn dắt cảm xúc theo những tình huống
kịch. Tuy nhiên, có những khán giả xem đi xem lại những vở kịch bởi họ cũng chẳng
còn sự lựa chọn nào khác."
Đặc điểm của những bình
luận kiểu này là ít được nhiều tương tác. Mặt khác, nó thường có giọng văn nhẹ
hơn.
Về các ông Nguyễn
Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ:
Một bạn là TriHung Tu viết:
"Tuyệt vời! Việt Nam cần có lãnh đạo quyết
đoán? Thủ tướng Phúc làm việc tốt.
Nhưng hình như có một số Bộ trưởng phớt lờ… Chẳng
xem chỉ đạo thủ tướng.. Điển hình vụ thịt heo? Thủ tướng phải là người trị được
các bộ trưởng thì mới lãnh đạo đất nước?"
Không rõ bạn này muốn nói
tân Thủ
tướng Phạm Minh Chính có "ưu điểm" vốn là trung tướng công
an nên sẽ buộc cấp dưới phải làm bằng mệnh lệnh hay không?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/44DD/production/_117392671_gettyimages-865236300-2.jpg
Ông Phạm Minh
Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, từ vị trí Trưởng Ban tổ chức TƯ đảng CSVN, đã
giành được ghế Thủ tướng chính phủ VN nhiệm kỳ tới
Facebooker Nguyễn Hướng thì lại cho rằng: "Từ một tình báo công an lên làm thủ
tướng thì từ giờ trở đi đố ai dám nói lên sự thật."
Đọc các bài mới nhất về
tin ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng Việt Nam,
David Nguyen, nhân đây phê phán:
"BBC cố tình phớt lờ giai đoạn ngài Chính từ một
thanh niên không phải con dòng cháu giống mà nhờ học giỏi được cử đi du học về
ngành xây dựng công chính mà cứ xoáy vào giai đoạn ông Chính làm công an là
sao?"
Khi bàn luận về cựu Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, Pu Ka Chi viết:
"Hãy tin những gì lãnh đạo làm đi... các bác tới
tầm đó và trong tình hình đất nước như hiện nay thì đừng nói tới chuyện tiêu cực
nữa…"
Mu Lăng Ru phê phán: "Ai chơi golf? Thường là đại gia, đảng
viên cán bộ cao cấp."
Đây là bình luận đăng
trên kênh Facebook của trang BBC News Tiếng Việt sau bài về tin 'Thủ tướng Phúc cho phép
FLC xây sân gôn trên đất rừng vào giờ chót'.
Vẫn ý kiến này cho rằng:
"Đây là một bằng chứng nữa cho thấy nhóm lợi ích của đảng thao túng
chính quyền để làm giàu cho mình và cho đảng bất chấp môi trường bị hủy hoại và
sự phản đối của người dân."
"Thay vì tranh luận xem việc chuyển đổi cơ cấu
Rừng thành sân giải trí mang lại những lợi ích gì về kinh tế và môi trường...
cũng như tác hại của nó."
Cùng lúc, Van Khai Nguyen than thở, "người Việt nam chỉ ào ào chửi bới lộn
bậy, xúc phạm và mạt sát... để gây thù hằn và chia rẽ dân tộc".
Lãnh đạo thì phải xuất thân 'bần hàn'?
Một số báo Việt Nam đồng
loạt đăng bài kể về thời nghèo khổ của các lãnh đạo mới nhậm chức, cụ thể là về
ông Nguyễn Xuân Phúc, "chia củ sắn, củ khoai với bạn", hay ông Vương
Đình Huệ "đi bộ nhiều cây số mỗi ngày đến trường".
Trang Facebook của BBC
News Tiếng Việt đăng lại một ý kiến hỏi vì sao cứ phải xây dựng lại nguồn gốc
"đốt đèn đom đóm" đi học của lãnh đạo.
Nhiều bạn đọc đã bình
luận.
Phi Triển viết: "Xuất thân từ đẳng cấp thấp có làm lãnh đạo cũng không thể
nhìn rộng, nhìn xa được cho đất nước. Thực tế đã chứng minh đa phần toàn loại
phá hoại đất nước, toàn chỉ vơ vét vào mình thì dân chúng còn trông mong được
cái gì?"
Thuan Dang thì bình luận: "Cái này là tính đảng của lãnh đạo; ĐCS
là "đội tiên phong" (nguyên văn) của giai cấp công nhân - nông dân,
do đó lãnh đạo phải đc "tô vẽ" thuở hàn vi là đèn đom đóm, mặc quần
thủng đít, chứ lãnh đạo mà xuất thân tư sản, giàu có đâu ai chịu phục."
Chúng tôi sẽ tiếp tục
đăng các bài về chính trị Việt Nam trên trang web bbcvietnamese.com và
trang Facebook,
các bạn đón đọc.
Xem
thêm:
Đâu là kỳ vọng, thách thức
đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?
Nhân sự Đại hội 13: Vẫn
còn có băn khoăn về tính minh bạch?
Tin liên quan
VN: Ông Vương Đình Huệ
làm Chủ tịch Quốc hội - người dân có bất ngờ?
31 tháng 3 năm 2021
.
Đâu là kỳ vọng, thách thức
đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?
5 tháng 3 năm 2021
.
VN: Ông Nguyễn Xuân Phúc
thành tân Chủ tịch nước lịch sử
5 tháng 4 năm 2021
.
TS Vũ Minh Khương:
‘Phương án nhân sự Tứ trụ Đại hội 13 rất đặc sắc’
25 tháng 1 năm 2021
Tin chính
·
VN: Tân Thủ tướng Phạm
Minh Chính sẽ tỏ ra 'quyết đoán'?
9 giờ trước
·
Mạng XH bình luận sôi nổi
về nhân sự cấp cao nhất ở VN
6 tháng 4 năm 2021
·
VN: Thủ tướng cho FLC
xây sân gôn trên đất rừng vào giờ chót
6 tháng 4 năm 2021
No comments:
Post a Comment