Joe
Biden và tòa án Mỹ (Phần 3)
Minh
Phạm
12/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/12/joe-biden-va-toa-an-my-phan-3/
*
Nghị trình cải cách toàn
bộ Ngành Tư pháp liên bang (tức hệ thống các Tòa án liên bang gồm Tối cao pháp
viện, 13 Tòa Thượng thẩm và 94 Tòa sơ thẩm liên bang) từng được ông Joe Biden
đưa vào chương trình vận động tranh cử Tổng thống 2020; và nay, nghị trình đó
được thi hành trong thực tế bằng việc ông Biden ký một sắc lệnh hôm thứ sáu
(9/4) thành lập một ủy ban có tên gọi đầy đủ là “The Presidential Commission on
the Supreme Court of the United States” chịu trách nhiệm thực hiện.
Để ý, đây là một ủy ban
“Lưỡng – Đảng”, được kiện toàn dưới sự điều phối của Văn phòng Cố vấn Bạch cung
(the White House Counsel’s office) và góp ý giám sát ngầm bởi Luật sư Bob
Bauer, cựu cố vấn pháp lý trong chiến dịch tranh cử Tổng thống 2020 của Joe
Biden. Ông Bauer sẽ là đồng-chủ-tịch Ủy ban cùng với giáo sư luật đại học Yale,
Cristina Rodríguez, cựu Phó trợ lý Thứ trưởng Bộ Tư pháp thời Tổng thống Barack
Obama.
Hiện đã có danh sách số
thành viên trong Ủy ban này. Nhưng trái với đồn đoán ban đầu, Ủy ban này có đến
36 thành viên chứ không phải từ 9-15 người, gồm các chuyên gia, giáo sư về Luật
Hiến pháp, về hệ thống các tòa án liên bang.
Thành viên đáng chú ý có
thể được nêu ra sau hai đồng chủ tịch Ủy ban là Caroline Fredrickson, cựu chủ tịch
tổ chức “The American Constitution Society”, và Jack Goldsmith, giáo sư Luật từ
Harvard Law School, cựu trợ lý Thứ trưởng Bộ Tư pháp thời Tổng thống Bush Jr.
Nữ giáo sư Fredrickson là
người từng ra mặt ủng hộ mở rộng thành phần của Tối cao Pháp viện. Trong một dịp
trả lời phỏng vấn năm 2019, vị nữ giáo sư này nói “chắc-nịch”: “Tôi thường
nói cho những ai không phải là luật sư biết rằng, theo Hiến pháp thì Tối cao
Pháp viện không phải là một tòa án chỉ gồm 9 người. Lịch sử cho thấy Tòa án này
từng nhiều lần có số lượng thẩm phán lớn hơn thế“.
Về phần giáo sư
Rodríguez, vị này có vẻ kín đáo hơn để “phát biểu cảm tưởng”.
Giáo sư Goldsmith thì hầu
như tỏ ra cấp tiến (Conservative, hiện chống ý tưởng mở rộng Pháp viện). Là
thành viên kỳ cựu của Viện Hoover (the Hoover Institution), bạn của luật sư
Bauer, không ủng hộ Donald Trump nhưng ông Goldsmith lại ủng hộ ứng viên Phụ thẩm
Tối cao pháp viện Brett Kavanaugh, người mà sau khi Trump đề cử vào Tối cao
Pháp viện, đã kích hoạt phong trào đòi mở rộng thành phần của Pháp viện từ những
người Dân Chủ trước đa số áp đảo (6-3) thành viên thẩm phán “Cộng Hòa”
(Conservative).
Riêng luật sư Bauer là
người cổ súy cho ý tưởng “nhiệm kỳ” cho thẩm phán liên bang. Đây là người sẽ
xây dựng “đội ngũ cải cách ngành tòa án liên bang”.
***
Ủy ban mới thành lập chịu
trách nhiệm soạn thảo một báo cáo sau 6 tháng làm việc, tập trung vào các chủ đề
chính: Phê bình và tranh luận về vai trò và nhiệm vụ của Tối cao Pháp viện
trong toàn bộ hoạt động của chính quyền liên bang, nền tảng lịch sử của những
thách thức trước đây đối với Tối cao Pháp viện và các nỗ lực cải cách hệ thống
tòa án liên bang, và phân tích những quan điểm ủng hộ, cũng như chống đối cải
cách Tối cao Pháp viện.
***
Ý tưởng về một ủy ban cải
cách ngành Tư pháp thuộc Ban vận động tranh cử tổng thống của Joe Biden khiến
các Nghị sĩ Cộng hòa nhanh chóng chuẩn nhận chức vụ cho nữ Phụ thẩm Tối cao
pháp viện Amy Coney Barrett, thành viên thứ 9 của Pháp viện, ngay trước thềm tổng
tuyển cử ngày 3/11/2020.
Trong quá khứ (1983), Chủ
tịch Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện Joe Biden từng cho rằng, ý tưởng tăng thêm
số thẩm phán cho Tối cao pháp viện là “điên rồ”. Mới đây, trả lời phỏng vấn
Norah O’Donnell của đài CBS (tháng 10/20), ứng viên tổng thống Joe Biden, trong
tình trạng chịu áp lực về cải cách tư pháp, phải tuyên bố nhằm trấn an mọi người
rằng, chương trình cải cách tư pháp của ông ta “không tính đến việc mở rộng
thành viên cho Tối cao Pháp viện” trong trường hợp ông ta đắc cử. Tuy nhiên,
Biden cũng nêu ý kiến trong buổi trả lời phỏng vấn với CBS một cách bóng gió rằng
“nên để cho người thắng cử Tổng thống thực hiện ý định của chính họ đối với
Tối cao Pháp viện. Chức vụ Tổng thống thay đổi liên tục nhưng thẩm phán Tối cao
Pháp viện vẫn còn đó với nhiều thế hệ“.
Rõ ràng, Joe Biden có thể
thay đổi ý định của ông ta và sẵn sàng cho sự thay đổi hệ thống tòa án liên
bang cũng như cải cách Tối cao Pháp viện vì “hiện mọi việc (trong hệ thống tòa
án liên bang) đang trở nên chệch hướng”.
Không phải bây giờ mà trước
đó, trong khi chiến dịch tranh cử tổng thống của Joe Biden vẫn đang hoạt động,
các nhóm ủng hộ mở rộng thành phần Tối cao Pháp viện vẫn tỏ ra hoài nghi về
phát biểu không ủng hộ mở rộng thành phần thẩm phán Tối cao Pháp viện của Joe
Biden. Aaron Belkin, giám đốc nhóm “cấp-tiến” “Take Back the Court” (ủng hộ cho
việc tăng số lượng thẩm phán cho Tối cao Pháp viện) không mấy tin tưởng vào những
ủy ban gọi-là “cải cách tư pháp”, cho biết rằng, nghị trình cần phải thực hiện
khi Joe Biden nhậm chức tổng thống là phải “cướp lại các tòa án liên bang”. Và
vẫn theo Belkin, “chúng ta biết việc mở rộng Tối cao Pháp viện là chiến lược
duy nhất cho phép hành pháp Biden giải quyết những vấn đề mà đất nước đang đối
mặt“.
Một quan chức cho biết rằng,
ủy ban cải cách tư pháp là một phần của nỗ lực cải cách hệ thống tòa án liên
bang mà trọng tâm là hệ thống các tòa án cấp dưới của Tối cao Pháp viện, tức
các tòa án Sơ thẩm và Thượng thẩm, với số lượng thẩm phán do Donald Trump đề cử
ở các Tòa ấy là rất lớn.
***
Sau chiến thắng ở Georgia
hồi tháng 1/21 giúp đảng Dân chủ của Tổng thống Biden kiểm soát lưỡng viện Quốc
Hội và phủ Tổng thống kể từ năm 2010, ý kiến ủng hộ mở rộng thành phần của Tối
cao Pháp viện được tái khởi động trở lại, vì mọi đề cử thẩm phán liên bang của
Biden dễ dàng được chuẩn nhận khi mà Thượng nghị viện do đảng Dân chủ kiểm
soát. Một lý do nữa để nghị trình cải cách tư pháp được thực hiện gấp rút là vì
thế đa số của đảng Dân chủ ở Thượng nghị viện tỏ ra quá mong manh (50/50, chỉ
nhờ vào lá phiếu tie-break của Phó Tổng thống Kamala Harris) trước thềm bầu cử
giữa kỳ 2022.
Song, nội bộ đảng Dân chủ
không phải ai ai cũng ủng hộ việc mở rộng thành phần của Tối cao Pháp viện. Thủ
lãnh khối đa số tại Thượng nghị viện Chuck Schumer cho biết, ông nóng lòng chờ
đợi nội dung cải cách trong bản phúc trình sắp tới.
No comments:
Post a Comment