Minh-Le
Pham chuyển ngữ
https://www.facebook.com/miph6448/posts/10225906161498927
Donald nào? Biden hơn Trump (và Obama) như thế nào
Lời hứa và nguy cơ của tổng thống Biden so với các
tổng thống khác.
Người viết: Marwan Bishara - Senior political
analyst at Al Jazeera.
31 Mar 2021
Joe
Biden đang rất thành công.
Tổng thống Hoa Kỳ đã vượt qua tiêu chuẩn 100
triệu lượt tiêm chủng mà ông đặt ra trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền và
tuần trước, ông dự đoán 200 triệu sẽ được tiêm trước cuối tháng 4.
Tất cả những nỗ lực của Donald Trump nhằm giành
công lao cho đợt tiêm chủng thành công ở Mỹ đều rơi vào những lỗ tai điếc trên
toàn quốc. “Anh chàng kia”, như Biden thích gọi cựu tổng thống đang lâm vào cảnh
bị xa mặt cách lòng.
Với 3/4 người Mỹ hài lòng với cách xử lý đại dịch
của Biden, theo một cuộc thăm dò gần đây, tổng thống mới đã thông qua thành
công dự luật cứu trợ khổng lồ trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la, một trong những kế hoạch
kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử quốc gia.
Kế hoạch giải cứu của Biden trợ cấp trực tiếp
cho nhiều người Mỹ hơn bất kỳ kế hoạch kích thích nào kể từ cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008, tập trung vào người dân nhiều hơn là các tập đoàn hoặc ngân
hàng, để giúp nền kinh tế chuyển hướng sau khi vi rút coronavirus hoành hành.
Và nó cũng sẽ mở rộng phúc lợi cho nhiều gia
đình Mỹ hơn như một cách để giải quyết nạn nghèo đói, chủ yếu bằng cách tăng
thuế đối với các công ty và người giàu.
Nhưng kế hoạch giải cứu hiện có vẻ khiêm tốn
so với kế hoạch phục hồi thậm chí còn tham vọng hơn của Biden trị giá 3 nghìn tỷ
đô la, mà chính quyền hy vọng sẽ chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, nhà ở và môi
trường quốc gia trong giai đoạn đầu tiên trị giá 2 nghìn tỷ đô la, và chăm sóc
sức khỏe, chăm sóc trẻ em, v.v. giai đoạn thứ hai.
Kế hoạch này không chỉ nhằm giúp Mỹ bắt kịp với
các quốc gia phát triển lớn khác về phẩm chất cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật số
và xã hội, mà còn giúp đưa hàng triệu người Mỹ trở lại làm việc và trong quá
trình này, giải quyết tình trạng nghèo đói, hiện tượng chỉ được đứng bên lề, và
chống phân biệt chủng tộc hiệu quả hơn.
Biden cũng đã ký hơn 50 sắc luật hành pháp -
nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào gần đây của ông - nhiều trong số đó nhằm
mục đích thu hồi hoặc phá bỏ các chính sách thời Trump.
Và còn có nhiều luật tham vọng hơn trên đường
đi tới.
Chính quyền Biden đang làm việc với các đồng
minh trong Quốc hội để thông qua “Đạo luật Vì Nhân dân”, một dự thảo nghị quyết
phổ biến nhằm mở rộng quyền đi bầu của những người Mỹ bị tước quyền và hạn chế ảnh
hưởng của đồng tiền trong chính trị.
Kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác bỏ các giới
hạn về đóng góp chính trị của doanh nghiệp vào năm 2010 (Citizens United), chi
tiêu của doanh nghiệp vào việc bầu cử đã tăng lên, làm biến dạng quy trình bầu
cử và lập pháp, ở cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
Nếu Biden thành công trong nỗ lực của mình, sự
nổi tiếng ngày càng tăng của ông có thể giúp duy trì và thậm chí còn tăng con số
nhân sự của Đảng Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện tại cuộc bầu cử giữa kỳ năm
2022.
Nói tóm lại, Biden đã khôn ngoan nắm bắt thời
điểm lịch sử, với niềm tin rằng người ta sẽ không để một cuộc khủng hoảng lớn
như đại dịch trở nên lãng phí, khi có thể tạo ra thay đổi lớn ở thời điểm quan
trọng như vậy.
Chương trình nghị sự lập pháp đầy tham vọng của
ông đã được sánh với các tổng thống được coi là có tính cách thay đổi và mang lại
nhiều hậu quả khác.
Nói chung, những điểm tương đồng như vậy đang
phổ biến trên các phương tiện truyền thông và giới học thuật Hoa Kỳ. Người Mỹ
thích đánh giá và so sánh các nhà lãnh đạo của họ như các vận động viên, ngôi
sao điện ảnh và nghệ sĩ âm nhạc.
Và trong khi sự phân tích loại suy về tổng thống
rất phức tạp, chúng cung cấp ngay cả cho chính các tổng thống những cái nhìn rộng
hơn về triển vọng thành công và thất bại của họ.
Biden đã gặp gỡ các nhà sử học để có được những
góc nhìn so sánh của họ, giống như Tổng thống Barack Obama đã làm nhiều lần.
Trump không cần tham vấn như vậy để so sánh mình với Abraham Lincoln và ngay cả
với Chúa Giêsu Kitô.
Tất nhiên, các phép phân tích suy loại có khác
nhau. Chúng có thể được đánh giá từ góc lý tưởng, góc chính trị, góc nhân cách,
góc cấu trúc hoặc liên quan đến gốc gác cá nhân. Nhưng phù hợp nhất là những điều
tập trung vào các hậu quả của một nhiệm kỳ tổng thống đó.
Ví dụ, sự tương tự giữa Obama-John F Kennedy
có vẻ hấp dẫn vào năm 2009, khi tổng thống Da đen đầu tiên của Mỹ được so sánh
với tổng thống Công giáo đầu tiên của nước này.
Cả hai đều được coi là những người tương đối ở
bên ngoài chính trường, những diễn giả trẻ tuổi, lôi cuốn và hùng hồn, và cả
hai đều giành được trái tim và khối óc của người Mỹ trong các cuộc bầu cử long
trời lở đất. Nhưng trong khi cả hai đều là những nhân vật truyền cảm hứng, thì
cả hai đều không thực sự là một tổng thống mang lại nhiều thay đổi.
Nhân tiện, nếu bạn cho rằng bài phát biểu tại
Cairo năm 2009 của Obama là một bước đột phá, bạn chưa đọc bài phát biểu tại
Algeria năm 1957 của Kennedy.
Một sự song song thú vị khác là Trump-Richard
Nixon. Trong khi một người có kinh nghiệm chính trị và hiểu biết về chiến lược,
còn người khác theo chủ nghĩa dân túy và ngớ ngẩn (tôi sẽ để bạn quyết định xem
ai là ai), họ có chung một bản lĩnh xấu xa, xoa dịu những kẻ cuồng tín tôn
giáo, tấn công báo chí tự do, chơi ván bài chủng tộc, và lừa gạt người dân Mỹ,
tất cả đều dẫn đến sự diệt vong của họ.
Về phần mình, Biden dường như ngày càng bị so
sánh với Lyndon B Johnson. Sự tương tự tập trung vào các chương trình nghị sự
và chính sách lập pháp của họ, cụ thể là so sánh “Đạo luật vì con người” của
Biden và các kế hoạch giải cứu và phục hồi của ông với Đạo luật dân quyền năm
1964 của Johnson và các chương trình Xã hội vĩ đại của ông đã củng cố mạng lưới
an toàn xã hội và kinh tế của nước Mỹ.
Không còn gì nghi ngờ được sự phân tích đầy
tính cách thuyết phục này, ngay cả ở giai đoạn đầu của nhiệm kỳ tổng thống
Biden, và mặc dù việc so sánh các chính sách của các tổng thống khác nhau từ
các thời đại khác nhau có thể khó khăn khi không có bối cảnh lịch sử và chiến
lược.
Nhưng Biden và Johnson cũng chia sẻ một trong
những yếu tố cần thiết nhất của một nhà lãnh đạo thành công và bền bỉ: kinh nghiệm.
Cả hai tổng thống đều có sự nghiệp lâu dài với
tư cách là thành viên của Quốc hội và cả hai đều từng là phó chủ tịch dưới bóng
của những nhân vật truyền cảm hứng hơn nhưng ít kinh nghiệm hơn, điều này dường
như đã đụng chạm đến họ.
Và vì vậy, cuối cùng khi thời điểm của họ đã đến,
cả hai đều bắt đầu hoạt động, được trang bị kiến thức sâu sắc về quy trình lập
pháp và sự quá quen thuộc với văn hóa chính trị của Washington.
Vì Johnson đã vượt qua Kennedy nên theo tôi,
Biden có thể và sẽ vượt qua Obama về những thử thách lớn mà nước Mỹ phải đối mặt
ngày nay.
Thật bi thảm là nửa thế kỷ sau khi Johnson tự
mình giải quyết các vấn đề về sự phân biệt chủng tộc, nghèo đói và quyền bầu cử,
nước Mỹ vẫn đang phải gánh chịu những tệ nạn tương tự.
Với lợi điểm có sự nhận thức sâu sắc và nhiều
kinh nghiệm, Biden có thể và phải cố gắng làm tốt hơn Johnson bằng cách mở rộng
thành tích trong nước, nhưng cũng phải tránh những sai lầm tệ hại ở việc đối
ngoại - cụ thể là tránh xa viễn cảnh một cuộc chiến tranh khác của Mỹ ở Đông
Nam Á hay việc ủng hộ một cuộc chiến tranh khác của Israel ở Trung Đông.
Ở giai đoạn đầu này, tôi vẫn còn hoài nghi.
Nhưng trước sự ngạc nhiên của tôi và của nhiều người khác, Biden đang chứng tỏ
một nhà lãnh đạo táo bạo và năng động hơn những người tiền nhiệm, già hay trẻ.
---------
NGUỒN :
Donald who? How Biden is outshining Trump (and Obama)
The promise and perils of the Biden presidency
in comparison to other presidents.
Marwan
Bishara, Senior political analyst at
Al Jazeera.
31 Mar 2021
No comments:
Post a Comment