NỘI
DUNG :
Biển
Đông: Thế khó xử của Philippines trước Trung Quốc tại Đá Ba Đầu
Thanh Phương - RFI
.
Lê Minh Nguyên
.
=======================================
.
Biển
Đông: Thế khó xử của Philippines trước Trung Quốc tại Đá Ba Đầu
Thanh
Phương -
RFI
Đăng
ngày: 02/04/2021 - 14:00
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210402-da-ba-dau-philippines-trung-quoc-bien-dong
Hôm nay, 02/04/2021, ngoại trưởng Philippines
Teodore Locsin đến Bắc Kinh gặp đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị với nhiệm vụ rất
khó khăn là thuyết phục Bắc Kinh rút hơn 200 tàu ra khỏi khu vực Đá Ba Đầu tại
vùng Biển Đông. Nhưng vụ này đang đặt Manila vào một tình thế khó xử.
Ảnh vệ tinh do
Maxar Technologies cung cấp cho thấy tầu Trung Quốc neo đậu đông đúc tại bãi Đá
Ba Đầu, trong vùng Biển Đông có tranh chấp, ngày 23/03/2021. AP
Hôm thứ Tư
31/3, Manila đã kêu gọi Trung Quốc "rút ngay lập tức" các
tàu nói trên, vốn đã xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại
khu vực Đá Ba Đầu, nằm cách tỉnh Palawan 320 km. Trong báo cáo được công bố vào
thứ Sáu 26/3, công ty công nghệ địa không gian Simularity của Mỹ, chuyên giám
sát vùng Biển Đông, cho biết là các tàu đó của Trung Quốc đã có mặt ở khu vực
Đá Ba Đầu từ tháng 12/2020. Bắc Kinh vẫn khẳng định đây chỉ là những tàu cá vào
tránh gió bão, trong khi Manila tố cáo những tàu này chính là những tàu của lực
lượng dân quân biển Trung Quốc.
Giáo sư Jay Batongbacal, Đại học Luật Philippines, được tờ South
China Morning Post trích dẫn hôm nay, 02/04/2021, nhận định là trong cuộc gặp ở
Bắc Kinh, hai ngoại trưởng Trung Quốc và Philippines đều muốn nhận được những bảo
đảm từ phía bên kia.
Giáo sư Batongbacal nhấn
mạnh: "Đây là số lượng tàu Trung Quốc tập trung đông nhất từ trước đến
nay trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, neo đậu và dàn hàng ngang với
nhau kế bên một bãi đá san hô không có người ở và chìm dưới nước. Các giới chức
chính phủ Philippines sợ rằng đây sẽ là khởi đầu của việc xác lập một sự hiện
diện liên tục của dân quân biển Trung Quốc, dẫn đến việc chiếm hữu lâu dài
một thực thể ở Biển Đông".
Antonio Carpio, một
cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, cũng cho rằng đây là "bước
dạo đầu cho việc chiếm đóng Đá Ba Đầu, giống như Trung Quốc đã làm với Đá
Vành Khăn vào năm 1995".
Giáo sư Batongbacal
phỏng đoán rằng Bắc Kinh muốn vụ này được giải quyết nhanh chóng để không tổn hại
đến hình ảnh mà họ muốn chứng tỏ, đó là hình ảnh một đối tác đáng tin cậy và hữu
ích trong khu vực. Cụ thể, theo giáo sư Batongbacal, trong cuộc gặp gỡ hôm nay,
"ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có thể muốn được ngoại trưởng
Philippines Locsin bảo đảm là vấn đề sẽ được giải quyết càng nhanh chóng và
càng êm thắm càng tốt, để cho những vấn đề song phương thuận lợi hơn, chẳng hạn
như hợp tác phòng chống dịch Covid-19, được nêu bật. Về phần ngoại trưởng
Locsin, ông cần được bảo đảm là Trung Quốc thật sự có ý định rút các tàu đi".
Thế nhưng, trong cuộc
họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vẫn khẳng
định là các tàu Trung Quốc chỉ tập trung ở khu vực Đá Ba Đầu để tránh gió bão
và một lần nữa tuyên bố thực thể này là thuộc chủ quyền của Trung Quốc và kêu gọi
Philippines không nên để vụ này ảnh hưởng đến quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh.
Phía Philippines cũng đã
tỏ ra kiên quyết không kém. Ngay từ hôm 21/03, ông Locsin đã gởi một công hàm
phản đối đến đại sứ quán Trung Quốc ở Manila về vụ tàu hàng trăm Trung Quốc tập
trung ở khu vực Đá Ba Đầu. Đến thứ Ba 30/3, quân đội Philippines tiết lộ là một
trong những máy bay tuần tra của họ đã nhận được lời cảnh cáo từ các tàu của
Trung Quốc, yêu cầu rời khỏi khu vực này, khi họ bay đến giám sát các tàu đó.
Trước khi lên đường đi Bắc
Kinh, trên mạng Twitter, ngoại trưởng Locsin đã cảnh báo về khả năng Trung Quốc
bắn rơi một phi cơ của Philippines trong khu vực Đá Ba Đầu và, theo ông, trong
trường hợp đó, "Thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra hoặc là uy tín của Mỹ sẽ tiêu
tan".
Trong cuộc điện đàm hôm
thứ Tư 31/3 về diễn biến mới nhất ở Biển Đông, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà
Trắng Jake Sullivan và đồng nhiệm Philippines Hermogenes Esperon đã cam kết
hai nước sẽ tiếp tục "phối hợp chặt chẽ". Nhân dịp này, Washington
đã tái khẳng định hiệp ước phòng thủ chung giữa hai quốc gia “sẽ được áp dụng"
trong trường hợp Philippines bị tấn công vũ trang ở Biển Đông.
Chuyên gia Collin
Koh, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết sự hiện diện
của các tàu đó sẽ củng cố sự kiểm soát của Trung Quốc đối với
Biển Đông, nhưng lại đặt ra một tình thế khó xử đối với
Philippines.
Ông nhận định: “Như
đã được làm khá bài bản, việc triển khai các tàu cá ở Biển Đông
là một cách để Bắc Kinh khẳng định yêu sách chủ quyền và quyền của họ ở
vùng biển tranh chấp. Các ngư dân được xem là tai mắt của quân đội Trung Quốc với
mục đích khẳng định chủ quyền và quyền của Trung Quốc. Điều này thật sự đặt
Manila vào tình thế khó xử: hành động kiên quyết chống lại đoàn tàu Trung Quốc
thì có nguy cơ làm bùng nổ xung đột, nhưng nếu không hành động thì có nguy cơ sẽ
hứng chịu sự phẫn nộ của người dân trong nước.”
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Biển
Đông: Manila báo động vụ 220 tàu dân quân Trung Quốc tập trung ở Trường Sa
Biển
Đông: Philippines điều chiến đấu cơ đến giám sát tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu
Tân
ngoại trưởng Mỹ : Hoa Kỳ sát cánh với Đông Nam Á chống lại áp lực Trung Quốc
.
=====================================
.
.
Lê
Minh Nguyên
03/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/03/nen-nhuong-hay-nen-chien/
Hôm Thứ Sáu 2/4 bộ trưởng
ngoại giao Phi, ông Teodore Locsin, gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị ở
Bắc Kinh, để thuyết phục Bắc Kinh rút hơn 200 tàu ra khỏi khu vực Đá Ba Đầu.
Trong khi đó, Trung Quốc
theo chiến lược gặm nhấm, các tàu này là khởi đầu của việc xác lập sự hiện diện
liên tục của dân quân biển Trung Quốc, dẫn đến việc chiếm hữu lâu dài.
Trong địa ốc, sự chiếm
ngang (adverse possession) hay còn gọi là quyền của người chiếm đất (squatter’s
right) là một nguyên tắc pháp lý, theo đó một người không có quyền sở hữu hợp
pháp một tài sản nào đó không thuộc của mình, thường là bất động sản, sẽ được
quyền sở hữu hợp pháp nó, dựa trên việc sở hữu hoặc chiếm giữ liên tục tài sản
này NẾU chủ hợp pháp không chính thức phản đối trong một khoảng thời gian nhất
định được ghi trong luật.
Việc Phi mạnh mẽ lên tiếng
phản đối làm cho việc Trung Quốc muốn chiếm ngang này không có hiệu lực pháp
lý, dù là chiếm giữ liên tục. Nhưng nếu Việt Nam không mạnh mẽ lên tiếng phản đối
thì sau này VN bị mất quyền pháp lý.
***
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/0-10.jpg
Đá Ba Đầu (phải) nằm
trong cụm đảo Sinh Tồn. Ảnh trên mạng
Đá Ba Đầu nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế của Phi. TQ đã làm tương tự với Đá Vành Khăn vào năm 1995 và
Scarborough năm 2012.
Theo một vị giáo sư của Đại
Học Luật Phi, Trung Quốc muốn vụ này được giải quyết nhanh chóng để không tổn hại
đến hình ảnh mà Trung Quốc muốn chứng tỏ, đó là hình ảnh một đối tác đáng tin cậy
và hữu ích trong khu vực.
Trung Quốc muốn Phi bảo đảm
là vấn đề sẽ được giải quyết càng nhanh chóng và càng êm thắm càng tốt, tức nhượng
bộ Trung Quốc, đừng dựa vào Mỹ mà cương cứng với Trung Quốc. Bù lại, Trung Quốc
sẽ giúp vaccine Covid-19, mua hàng… Cho nên việc ông Locsin muốn Trung Quốc rút
tàu đi khó mà xảy ra.
Đá Ba Đầu nằm trong cụm
Sinh Tồn (Union Banks) và Trung Quốc muốn chiếm cả cụm này. Sau chuyến bay tuần
tra của quân đội Phi ngày 30/3 để giám sát các tàu Trung Quốc, hôm 1/4 họ cho
biết Trung Quốc đã xây thêm những cấu trúc nhân tạo trái phép trên cụm Sinh Tồn
gần Đá Ba Đầu.
Cũng trong đợt tuần tra
này, Phi phát hiện 4 tàu hải quân Trung Quốc neo đậu tại Đá Vành Khăn, mà 3
trong số 4 tàu này là tàu tên lửa tấn công nhanh Type 022. Các chỉ dấu này cho
thấy, Trung Quốc đang tiên lễ hậu binh với Phi.
Trước khi lên đường đi Bắc
Kinh, ông Locsin đã cảnh báo về khả năng Trung Quốc bắn rơi máy bay Phi trong
khu vực Đá Ba Đầu và theo ông, trong trường hợp đó, “Thế chiến thứ 3 sẽ xảy
ra hoặc là uy tín của Mỹ sẽ tiêu tan“. Điều này cho thấy, Phi đang dựa vào
sự bảo vệ của Mỹ để cứng rắn với Trung Quốc. Quân đội và các nhà ngoại giao Phi
giờ đây công khai tố cáo các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, sau nhiều
năm không lên tiếng chỉ trích.
Trong cuộc điện đàm hôm
thứ Tư 31/3 giữa cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và đồng nhiệm Phi
Esperon, về diễn biến mới nhất ở Biển Đông, hai bên đã cam kết sẽ tiếp tục “phối
hợp chặt chẽ” và Mỹ tái khẳng định hiệp ước phòng thủ chung giữa hai quốc gia
“sẽ được áp dụng” trong trường hợp Phi bị tấn công vũ trang ở Biển Đông.
Phi hiện trong tình thế
khó xử: Hành động kiên quyết chống lại đội tàu Trung Quốc thì có nguy cơ làm
bùng nổ xung đột, nhưng nếu không hành động thì có nguy cơ dân Phi phẫn nộ và cụm
Sinh Tồn sẽ vào tay Trung Quốc.
Xem ra xung đột vũ trang
trên biển giữa Trung Quốc và Phi rất là khó tránh. Mỹ không thể nhất hoá tam
(Vành Khăn, Scarborough, cụm Sinh Tồn) nhượng bộ Trung Quốc mãi để không còn ai
tin.
No comments:
Post a Comment