Trump,
tấm gương xấu cho các nước “cộng hòa củ chuối”
Jackhammer
Nguyễn
25/11/2020
https://baotiengdan.com/2020/11/25/trump-tam-guong-xau-cho-cac-nuoc-cong-hoa-cu-chuoi/
Cộng hòa củ chuối
(banana republic)
Chủ nhật, ngày
22/11/2020, thống đốc bang Maryland nói với đài CNN: “Chúng ta
đã là một quốc gia đáng kính nhất trên thế giới về bầu cử, nay chúng ta trông
giống như một quốc gia cộng hòa củ chuối (banana republic). Chuyện ông Trump mè
nheo về gian lận bầu cử là quá đáng”.
Ông Chris Christie cựu thống đốc New Jersey, thì nói đội luật sư của ông Trump đi kiện tụng chuyện gian
lận bầu cử là một nỗi xấu hổ của quốc gia, vì họ cứ tiếp tục nói bừa không có bằng
chứng gì cả.
Cả hai vị nêu trên đều là
đảng viên Cộng hòa, đảng của đương kim tổng thống Donald Trump.
Khái niệm “cộng hòa củ
chuối” – “banana republic”, được sử dụng vào cuối thập niên 1960 để chỉ những
quốc gia trên danh nghĩa có một hiến pháp dân chủ với các đảng chính trị tranh
cử với nhau, nhưng trên thực tế những nước này bị biến động chính trị liên tục,
với các phe phái sử dụng vũ lực để thanh toán nhau, chiếm quyền lực, người nước
ngoài xen vào để trục lợi,… Những nước này có một nền tảng xã hội dân sự rất yếu
kém. Hình ảnh banana (chuối) được gợi lên từ các quốc gia Trung Mỹ, thuộc loại
này, chuyên trồng chuối để xuất khẩu.
Nước Mỹ trái lại, là một
quốc gia dân chủ lâu đời, với nền tảng xã hội dân sự vững mạnh. Việc chuyển tiếp
quyền lực ở Mỹ xảy ra luôn êm thắm, mặc dù lúc tranh nhau khi bầu cử rất căng
thẳng bốp chát.
Mọi việc thay đổi với Donald Trump. Năm 2016, ông ta nhận được sự chấp nhận thua
cuộc từ đối thủ Hilary Clinton nhanh chóng, chỉ độ một giờ sau khi các hãng tin
loan dự báo. Ngược lại, năm 2020 ông ta lại liên tục phủ nhận chiến thắng của đối
thủ Biden, bảo truyền thông không được dự báo là ông thua, dù họ làm một việc y
hệt như năm 2016.
Cho đến gần ba tuần lễ
sau ngày bầu cử, Trump vẫn nhất quyết không chịu thua, dù đã cho phép cơ quan
liên bang phụ trách chuyển giao cho phép ông Biden thực hiện quyền của tổng thống
tân cử. Hành động này diễn ra sau khi có những chỉ trích mạnh mẽ của hai ông
Hogan và Christie, sau khi các bang quan trọng đã vất bỏ hầu như mọi đơn kiện của
ông Trump.
Cả hai định chế của xã hội
Mỹ, báo chí và xã hội dân sự, cùng các cơ quan quyền lực liên bang đều bị Trump
phá nát. Báo chí không liên quan đến chính quyền bị ông ta tấn công đã đành, cơ
quan bầu cử nằm dưới quyền kiểm soát của ông ta trong bốn năm trời cũng bị ông
ta chỉ trích vì ông ta thua cuộc, các vị dân cử thuộc đảng Cộng hòa ở Georgia,
cùng đảng với ông ta cũng bị mắng chửi liên tục vì ông ta thua cuộc…
Những lý lẽ mà nhóm luật
sư của ông Trump đưa ra là: Máy chủ của phần mềm đếm phiếu bị kích động từ nước
ngoài, có nhiều người chết đi bầu, phe ông Biden nhận tiền từ cộng sản, ông
Hugo Chavez (đã chết hơn 7 năm trước), cố tổng thống Venezuela điều phối việc
gian lận bầu cử…
Tất cả những điều vừa kể,
nghe giống như những lời lẽ mắng nhiếc nhau ở các quốc gia kém phát triển khi
có những cuộc bầu cử dỏm xảy ra, ở những nước cộng hòa củ chuối.
Whataboutism, ngụy
biện hai cái sai thành một cái đúng
Nếu bạn đọc từng sống ở
Việt Nam trong chế độ cộng sản khá lâu, ắt hẳn bạn đã từng nghe các cán bộ của
đảng Cộng sản nói những câu đại loại như sau: Tham nhũng đâu mà chả có,
Mỹ cũng thế. Con ông cháu cha ở đâu mà chả có, Mỹ cũng thế.
Đây là ngụy biện nổi tiếng hai
cái sai thành một cái đúng. Khi bị chỉ trích rằng mình sai với những chứng
cớ hiển nhiên, thì người bị sai không công nhận mà sẽ nói rằng người chỉ trích
mình cũng sai. Từ đó đưa đến một hiệu ứng tâm lý rằng anh ta đúng.
Ngụy biện kiểu này cũng
được các quốc gia cộng sản thời chiến tranh lạnh sử dụng triệt để, và thường được
gọi là Whataboutism, thế còn cái này thì sao? Khi bị chỉ trích về
những điều tệ hại trong hệ thống cộng sản, các cán bộ cộng sản sẽ cố gắng tìm
ra một điều gì đó tương đồng trong các quốc gia tự do, và hỏi rằng: Thế chuyện
này thì sao? Và họ sẽ trả lời là: Thấy chưa, ở đâu cũng thế mà.
Hệ thống cộng sản sụp đổ
để không kịp chứng kiến những luận điểm Whataboutism của họ thành hiện thực với
bốn năm cầm quyền của Donald Trump. Những mè nheo, than phiền về bầu cử của
Trump sẽ làm cho họ tự tin hơn ở hệ thống ‘đảng cử dân bầu’ của họ.
Chuyện con cái, con rể, người thân của Trump vào giữ chức vụ quan trọng trong
tòa Bạch Ốc, sẽ biện hộ cho họ về những hoàng tử công chúa đỏ của hệ thống cộng
sản.
Hệ thống cộng sản sụp đổ,
nhưng hậu duệ nó vẫn còn ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba. Một tuần sau bầu
cử ở Mỹ, một viên chức Hà Nội nói với tôi: “Có lẽ mô hình tập trung quyền lực
đảng là đúng hơn anh ạ!”
Ngoài các quốc gia hậu duệ
trực tiếp của cộng sản ra, còn có rất nhiều quốc gia với nền dân chủ giả hiệu
khác, các nước “cộng hòa củ chuối”. Tại những quốc gia này, mỗi khi có bầu cử
và có tranh cãi, có bạo động, thì Mỹ là một trong những quốc gia lớn tiếng nhất
lên tiếng chỉ trích.
Ngay chính ông Trump,
cách đây không lâu đã lên tiếng chỉ trích ông Maduro ở Venezuela đánh cắp chiến
thắng của ông Guido. Nay hóa ra nước Mỹ của ông Trump cũng thế, theo lời ông
Trump?!
Khi nghe ông Hogan đề cập
đến các nước “cộng hòa củ chuối”, tôi chợt nhớ đến tác phẩm “Trăm năm cô
đơn” của văn hào Marquez, Colombia, một trong những nước “cộng hòa củ
chuối”. Trong “Trăm năm cô đơn”, xã hội Colombia được thống trị bởi các
vị đại tá, chứ không có bầu cử dân chủ chi cả.
Liệu sẽ có một đại
tá Trump của nước Mỹ?
Tôi không nghĩ thế, ông
Trump sẽ vẫn phải rời Nhà Trắng. Ông ta có thể vẫn là một trọc phú bất động sản,
nếu ông vượt qua được các vụ án đang chờ ông, nhưng nước Mỹ không thể có “đại
tá Trump” được.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/1-52.png
Biếm họa: Đại tá Trump của nước cộng hòa củ chuối.
Nguồn: Deviant Art
No comments:
Post a Comment