Sunday, 15 November 2020

RECEP : VÙNG MẬU DỊCH TỰ DO TẠI CHÂU Á HÌNH THÀNH (RFI / BBC)

 


RCEP : Vùng mậu dịch tự do tại Châu Á hình thành

Tú Anh  -  RFI

Đăng ngày: 15/11/2020 - 10:26

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201115-rcep-v%C3%B9ng-m%C3%A2u-d%E1%BB%8Bch-t%E1%BB%B1-do-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-%C3%A1-h%C3%ACnh-th%C3%A0nh

 

Mười lăm nước Châu Á và Thái Bình Dương ký kết hiệp định đối tác thương mại do Trung Quốc khởi xướng từ năm 2012, nhân thượng đỉnh ASEAN kết thúc vào Chủ Nhật, 15/11/2020, dưới sự chủ tọa của Việt Nam, chủ tịch luân lưu Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.

 

https://s.rfi.fr/media/display/a213eccc-272c-11eb-8cca-005056bff430/w:980/p:16x9/2020-11-15T055123Z_1615132885_RC2H3K9PYLRP_RTRMADP_3_ASEAN-SUMMIT-RCEP-SIGNING.webp

Thủ tướng Việt Nam NGuyễn Xuân Phúc ( trái) và bộ trưởng Công Thương, Trần Tuấn Anh, trong lễ ký trực tuyến hiệp định RCEP, ngày 15/11/2020. REUTERS - KHAM

 

Thượng đỉnh ASEAN qua truyền hình trực tuyến kết thúc với sự kiện hình thành khối mậu dịch tự do quan trọng nhất thế giới gọi tắt là RCEP - Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực.

 

Hiệp định này thành lập một vùng thương mại tự do giữa 10 nước Đông Nam Á, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở phía bắc xuống tận nam Thái Bình Dương với Úc và New Zealand.

 

Với tư cách chủ tịch luân lưu ASEAN, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố là ông « hài lòng » đạt được kết quả sau 8 năm đàm phán phức tạp.

 

Do Bắc Kinh đề xuất, để đáp trả một sáng kiến thành lập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của Washington (đã bị Donald Trump bỏ rơi), RCEP của Trung Quốc bao trùm một vùng kinh tế năng động liên quan đến 2 tỷ người và chiếm 30% tổng sản lượng (GDP) toàn cầu.

 

RCEP còn phục vụ cho tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh trong khu vực, qua một chiến lược phát huy ảnh hưởng bao quát hơn, dưới tên gọi « một vành đai một con đường ».

 

Theo AFP, các nước khu vực kỳ vọng vào RCEP để tăng cường phát triển kinh tế nhờ vào quy định giảm hàng rào thuế quan, hài hòa thủ tục xuất nhập khẩu, tạo điều kiện sinh hoạt dễ dàng hơn cho xí nghiệp.

 

Ấn Độ từ chối tham gia

 

Hiệp định có những quy định bảo vệ sở hữu trí tuệ nhưng thiếu hai lãnh vực quan trọng là « tôn trọng môi trường và quyền lợi người lao động ».

 

Lo ngại hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, Ấn Độ không tham gia vào RCEP.

 

                                              ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Thương mại : Dự án RCEP do Trung Quốc đề xướng sắp đạt đồng thuận ?

 

ASEAN loan báo đạt « tiến bộ » về RCEP, dự án mậu dịch với Trung Quốc

 

Diễn đàn Kinh tế ASEAN : Trung Quốc đả kích bảo hộ mậu dịch

 

 

--------------------------------------------------

.

.

RCEP : 15 nước Châu Á Thái Bình Dương ký hiệp định thương mại lớn nhất thế giới  

BBC Tiếng Việt

15 tháng 11 năm 2020

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54951130

 

.

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/182E/production/_115509160_whatsubject.jpg

RCEP được ký kết theo hình thức trực tuyến do đại dịch Covid-19.

 

10 thành viên ASEAN cùng 5 nước ký hiệp định thương mại tự do qui mô hứa hẹn tăng tốc kinh tế hậu đại dịch Covid-19.

 

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán.

 

RCEP bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

 

"Tôi tin tưởng hiệp định sẽ sớm đước các nước phê chuẩn và đưa vào thực thi, góp phần đưa vào phục hồi kinh tế sau đại dịch và góp phần phát triển các nước thành viên trong thời gian tới," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

 

Các thành viên chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu.

Khu thương mại tự do mới sẽ lớn hơn cả Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada và Liên minh châu Âu.

 

Ấn Độ cũng từng tham gia đàm phán, nhưng đã rút vào năm ngoái, do lo ngại rằng mức thuế thấp hơn có thể gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước.

 

Lý do chính khiến Ấn Độ quyết định không tham gia RCEP là do lo ngại rằng một lượng lớn hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc có thể gây tổn hại thêm cho các ngành công nghiệp nội địa của Ấn Độ.

 

Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc lên tới khoảng 50 tỷ USD trong năm tài chính 2019.

 

Mặt khác, Trung Quốc được cho là đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình bằng cách dẫn đầu việc tạo ra khuôn khổ thương mại đa phương trong bối cảnh rạn nứt ngày càng lớn với Hoa Kỳ.

 

Chính phủ Trung Quốc cho biết thương mại với các nước ASEAN từ tháng 1 đến tháng 10 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 540 tỷ đô la, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E6C8/production/_115508095_whatsubject.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Tôi tin tưởng hiệp định sẽ sớm đước các nước phê chuẩn và đưa vào thực thi..."

 

.

Khuôn khổ RCEP

 

RCEP dự kiến sẽ loại bỏ một loạt thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm.

 

Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, viễn thông, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và các dịch vụ chuyên nghiệp.

 

Nhưng có thể "quy tắc xuất xứ" mới - quy định chính thức xác định nguồn gốc sản phẩm - sẽ có tác động lớn nhất.

 

Nhiều quốc gia thành viên đã có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhau, nhưng vẫn còn có những hạn chế.

 

"Các FTA hiện tại có thể rất phức tạp để sử dụng so với RCEP," Deborah Elms từ Trung tâm Thương mại Châu Á cho biết.

 

Các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu có thể phải đối mặt với thuế quan ngay cả trong một FTA vì sản phẩm của họ chứa các thành phần được sản xuất ở nơi khác.

 

Ví dụ, một sản phẩm được sản xuất tại Indonesia có chứa các linh kiện của Úc có thể phải đối mặt với thuế quan ở những nơi khác trong khu vực thương mại tự do ASEAN.

 

Theo RCEP, các linh kiện từ bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ được đối xử bình đẳng, điều này có thể mang lại cho các công ty ở các quốc gia RCEP động lực để tìm kiếm nhà cung cấp trong khu vực thương mại của khối này.

 

Mặc dù RCEP là một sáng kiến của ASEAN, hiệp định được nhiều người coi là một giải pháp thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Trung Quốc hậu thuẫn.

 

TPP không có Trung Quốc tham gia nhưng bao gồm nhiều nước châu Á. 12 hai quốc gia thành viên đã ký TPP vào năm 2016 trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút nước Mỹ ra vào năm 2017.

 

Các thành viên còn lại tiếp tục hình thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 thành viên.

 

Mặc dù bao gồm ít quốc gia thành viên hơn, nhưng CPTPP cắt giảm thuế quan nhiều hơn và bao gồm các điều khoản về lao động và môi trường so với RCEP.

 

RCEP tập hợp các quốc gia thường có mối quan hệ ngoại giao bị trục trặc - đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản.

 

Cả Australia và Trung Quốc đều ký thỏa thuận này, bất chấp các báo cáo rằng Trung Quốc có thể tẩy chay một số mặt hàng nhập khẩu của Australia vì nhiều khác biệt chính trị.

 

Thương mại quốc tế nằm thấp hơn nhiều trong nghị trình trong cuộc bầu cử năm nay của Hoa Kỳ và Tổng thống đắc cử Joe Biden đã nói tương đối ít về việc liệu chính sách thương mại của ông sẽ thay đổi đáng kể hay liệu ông sẽ xem xét lại việc gia nhập TPP hay không.

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats