NỘI
DUNG :
Joe
Biden, TPP và bài toán đối trọng với Trung Quốc
Huỳnh Minh Triết - Luật
Khoa
Quan
hệ Mỹ - Trung dưới thời Biden
===================================================
.
.
Joe
Biden, TPP và bài toán đối trọng với Trung Quốc
Huỳnh Minh Triết - Luật
Khoa
23/11/2020
https://www.luatkhoa.org/2020/11/joe-biden-tpp-va-bai-toan-doi-trong-voi-trung-quoc/
Khả năng nào để Joe Biden đưa
Mỹ trở lại TPP nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc?
Tổng thống tân cử
Joe Biden có quay lại với TPP để kiềm chế Trung Quốc? Ảnh:
Getty/AFP/Twitter/Intercept
***
Tổng thống Mỹ tân cử Joe
Biden có một mối quan hệ phức tạp với hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương –
TPP, tiền thân của CPTPP. Hy vọng vẫn còn le lói, dù rất ít, để Tổng thống
Biden đưa TPP trở lại thành thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, vượt qua sức
ảnh hưởng của RCEP mà Trung Quốc mới ký với Châu Á.
Cựu tổng thống
Barack Obama và tổng thống vừa đắc cử Joe Biden. Ảnh: Getty.
Biden từng ủng hộ
mạnh mẽ TPP
Làm phó tướng dưới thời
Barack Obama, Joe Biden không chỉ ủng hộ mạnh mẽ các thỏa thuận mang dấu ấn của
vị tổng thống da màu như Thỏa thuận hạt nhân Iran, Thỏa thuận khí hậu Paris và
TPP, ông còn là nhân vật chính được Obama tin tưởng nhờ đi thuyết phục Quốc hội.
Đầu năm 2015, Joe Biden
xuất hiện trước những người chỉ trích TPP trong đảng Dân chủ, nói
đùa rằng họ sẽ phải đối mặt với ông dài dài.
“Tôi biết rất nhiều người
trong các bạn không thích TPP, nhưng các bạn sẽ phải gặp tôi đấy”, Biden nói với
các nghị sĩ Dân chủ tại khu nghỉ dưỡng Baltimore. “Tôi xin lỗi, bởi vì họ nghĩ
chúng ta thân nhau, cho nên gọi gửi tôi xuống đây”.
Cả phòng họp cười.
“Không đùa nữa nhé, từ
góc nhìn chính sách đối ngoại chiến lược, Trung Quốc sẽ hết cửa nếu chúng ta
thông qua dự luật này”, Biden nói. “Họ chẳng còn đòn bẩy nào”.
Không chỉ ngược xuôi thuyết
phục các nghị sĩ trong nước, Biden còn ra nước ngoài để vận động các nước thành
viên khác chấp thuận TPP.
“Đây là thứ thay đổi cuộc
chơi”, Biden
nói ở Mexico hồi đầu năm 2015. Ông gọi TPP là “một thỏa thuận toàn diện, chất
lượng cao” và sẽ nâng tiêu chuẩn thương mại trong thế kỷ 21.
Tới cuối nhiệm kỳ phó tổng
thống của mình, Joe Biden vẫn là hy vọng của Obama để thuyết phục Quốc hội ủng
hộ TPP, một hiệp ước mà đã có thể trở thành di sản vĩ đại của Obama trong nỗ lực
“xoay trục” sang Châu Á cuối cùng của mình.
Ông xuất hiện trước các
nhà lập pháp, tay giương lên hai
cái bản đồ, một ngập màu xanh thể hiện ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á, cái còn lại
thì ngả màu đỏ cho thấy sự trỗi dậy của TQ nếu không có TPP.
“Tôi nghĩ rằng có một điều rất, rất quan trọng cần
phải hiểu, đó là những luật lệ của thế kỷ 20 không còn tồn tại nữa, những điều
luật mới cần được viết ra, và chúng ta nên là người viết chúng”, Biden
nói hồi tháng 4/2015 trước các đảng viên Dân chủ ôn hòa. Nhưng với những
người khác, Biden và các giới chức trong đảng sẽ cố “quảng cáo” TPP như là một
thỏa thuận của Obama, và họ nên ủng hộ bởi vì đó là vị tổng thống mà họ tin tưởng
và yêu quý.
Tuy nhiên, sự ủng hộ cuồng
nhiệt của Biden với TPP thay đổi theo thời gian.
Khi trở thành ứng viên tổng
thống năm 2019, trước buổi tranh luận đầu tiên, chiến dịch tranh cử của Biden
không nói liệu ông còn ủng hộ TPP hay không. Các ứng viên Đảng Dân chủ có thể
nhanh chóng tuyên bố họ sẽ đưa nước Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran và Thỏa
thuận khí hậu Paris, cả hai đều được Obama đề xướng, nhưng TPP là một thứ tai
tiếng. Thậm chí khi Biden mang ánh hào quang của thời đại Obama ra để đặt cược
trong cuộc đua tranh cử này, ông cũng không nói rõ thái độ của mình với TPP.
Ông chỉ khẳng định ông phản đối các cuộc chiến thương mại của Trump, và thích
các tiêu chuẩn lao động chặt chẽ hơn trong thỏa thuận NAFTA mới.
Nước Mỹ quay lưng
lại với TPP
Năm 2016, Joe Biden không
ra tranh cử tổng thống. Nếu tranh cử, có lẽ ông đã bị vặn vẹo đáng kể về sự ủng
hộ mãnh liệt của mình với TPP. Hillary Clinton, trong một nỗ lực nhằm gạt Biden
ra lề, đã tuyên bố từ sớm rằng bà phản đối TPP. Gần như mọi ứng viên chủ chốt
trong cuộc đua tranh cử năm 2016 và 2020 của Đảng Dân chủ đều phản đối thỏa thuận
thương mại này.
Các cử tri tại Vành đai rỉ
sét (Rust Belt), khu vực sản xuất công nghiệp thuộc đông bắc nước Mỹ trong nhiều
thập niên qua đã trải qua suy thoái, than vãn về tình trạng công việc của họ đội
nón ra đi tới những nước có nhân công giá rẻ hơn. Đảng Dân chủ, vốn được sự ủng
hộ của công đoàn, nhanh chóng nghe được lời than phiền của nhóm cử tri này.
Không chỉ những người
trung thành của Donald Trump trong Đảng Cộng hòa cực kỳ ghét các thỏa thuận tự
do thương mại, Đảng Dân chủ, dù ít nói hơn so với Trump, cũng tỏ ra cay nghiệt
không kém về các thỏa thuận này.
Giáo sư đại học Harvard
Graham Allison nhận
định: “Về mặt chính trị trong nước, Đảng Dân chủ – đặc biệt là khối cử tri ủng
hộ Đảng Dân chủ còn bảo hộ hơn cả những người Cộng hòa”. Ông Allison cho rằng
đây sẽ là thách thức rất lớn khi mà Biden muốn đưa Mỹ quay trở lại một hiệp định
thương mại lớn như TPP.
Minh họa 12 nước
trong TPP. Nguồn: Viettel.
Biden 2019: TPP là một thỏa
thuận không hoàn hảo
Thương mại là một trong
những vấn đề gây chia rẽ nhất trong đảng Dân chủ từ năm 2016. Cả Bernie Sanders
và Hillary Clinton, hai ứng viên tranh cử của đảng Dân chủ khi đó, đều muốn
tranh thủ sự ủng hộ của khu vực sản xuất, tuyên bố họ phản đối các thỏa thuận
“giết chết việc làm” trong nước như NAFTA và TPP.
Tới cuối tháng 7/2019,
sau một thời gian dài im lặng về TPP, Biden chính thức tuyên bố nếu đắc cử, ông
sẽ không
gia nhập lại TPP với các điều kiện như hiện tại.
“Tôi sẽ không tái gia nhập TPP với nội dung ban đầu.
Tôi sẽ yêu cầu chúng ta đàm phán lại”, Biden nói trong một cuộc tranh luận ở Detroit. “Trung Quốc hoặc là
chúng ta sẽ viết nên luật lệ thương mại cho thế kỷ 21. Chúng ta phải tham gia
cùng với 40% thế giới, những người đang ủng hộ ta, và lần này, đảm bảo rằng sẽ
không có thỏa thuận nào cả nếu các nhà hoạt động môi trường và đại diện lao động
không được ngồi vào bàn đàm phán”.
Tuy vậy, Biden nói việc
ông từng ủng hộ NAFTA và TPP không phải là sai lầm.
Trong một cuộc phỏng vấn
với Hội
đồng Quan hệ Đối Ngoại năm 2019, Biden thẳng thắn nhận định rằng TPP “không
phải là một thỏa thuận hoàn hảo”, nhưng vẫn mong muốn duy trì “ý tưởng tốt đẹp
đằng sau thỏa thuận này”.
“Khi nói về thương mại, hoặc là chúng ta sẽ viết luật
cho thế giới, hoặc là Trung Quốc sẽ làm. Và họ sẽ không thúc đẩy các giá trị của
chúng ta. Đó là điều đã xảy ra khi chúng ta rút khỏi TPP – chúng ta đã đặt TQ
lên ghế lái. Điều đó không tốt cho an ninh quốc gia hay cho người lao động của
chúng ta. TPP không hoàn hảo nhưng đằng sau nó là một ý tưởng tốt: đoàn kết các
nền kinh tế xung quanh những tiêu chuẩn cao hơn cho công nhân, môi trường, tài
sản trí tuệ, minh bạch, và sử dụng sức mạnh tổng hợp của chúng ta để kiềm chế
những hành vi thái quá từ Trung Quốc.
Hướng đến tương lai, tôi sẽ tập trung vào việc tập hợp
bạn bè của chúng ta ở cả Châu Á và Châu Âu để viết ra luật lệ cho thế kỷ 21 và
khiến họ tham gia cùng chúng ta trong các chính sách cứng rắn với Trung Quốc,
ngăn chặn việc Trung Quốc lạm dụng thương mại và công nghệ.
Điều đó có hiệu quả hơn nhiều so với cái mà Tổng thống
Trump gọi là phương án Nước Mỹ trên hết. Trên thực tế, đó là lựa chọn nước Mỹ đứng
một mình, gạt các đồng minh ra bên lề, làm tổn hại đến sức mạnh đòn bẩy tập thể
của chúng ta.”
Sau khi đắc cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020, ông
Biden đã vạch ra ba yếu tố để ông tham gia bất kỳ một thỏa thuận quốc tế
nào:
“Thứ nhất, chúng ta sẽ đầu
tư vào người lao động Mỹ để đảm bảo họ có thể cạnh tranh tốt hơn”.
“Thứ hai, chúng ta sẽ đảm
bảo các nhà bảo hộ lao động và môi trường có vị trí trên bàn đàm phán”.
“Cuối cùng. Tôi không muốn thương mại trừng phạt. Ý
tưởng rằng chúng ta chọc vào mắt bạn bè và ôm ấp những kẻ độc tài không có
nghĩa lý gì với tôi”, Biden nói, ám chỉ đến
chính sách thương mại của Trump.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/11/cptpp.jpg
Sau khi Mỹ rút lui,
11 nước còn lại ký hiệp ước thương mại CPTPP. Ảnh: Reuters.
Rút khỏi TPP có phải
là sai lầm của nước Mỹ?
Ngày 15/11, Trung Quốc cùng 14 nền kinh tế Đông Á, Thái Bình Dương ký
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nhiều người nhận ra rằng việc rời bỏ TPP là một
sai lầm tốn kém của nước Mỹ. Khi Mỹ lùi thì Trung Quốc tiến. Tầm nhìn đưa các nền
kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào quỹ đạo của các giá trị Mỹ bị dập tắt khi
Trump rút Mỹ khỏi TPP năm 2017.
Tờ National
Review, tạp chí của phe cánh hữu truyền thống trong Đảng Cộng hòa trước kia
đã liên tục kêu
gọi ông Trump tái gia nhập TPP, chỉ trích Nhà Trắng bốn năm qua không hề có
một chính sách kinh tế rõ ràng, chặt chẽ cho Châu Á.
“Các khoản thuế dùng để trừng phạt
Trung Quốc cuối cùng lại làm hại hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Canada và Liên minh Châu Âu. Cũng như quyết định rút khỏi TPP, cuộc chiến
thương mại của Trump liên tục làm suy yếu các đồng minh vốn nằm ở vị thế tốt nhất
để ngăn cản Bắc Kinh”, tờ báo viết.
Còn hy vọng nào
cho TPP?
TPP là một thỏa thuận rất tốt cho Việt Nam. Không chỉ mở cửa các thị trường chất lượng
cao, thỏa thuận này còn ép chúng ta phải tiến bộ hơn trong các vấn đề nội địa:
lao động, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
nhà nước và trợ cấp công nghiệp. TPP cũng giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng địa chính
trị ở khắp Châu Á, đồng thời có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhưng thứ ngăn cách Biden và TPP là vấn đề chính trị trong nước.
“Nếu chỉ đơn giản là vấn
đề địa chính trị, Mỹ sẽ quay lại TPP chỉ trong một giây”, giáo sư Allison
nói với CNBC.
Các nhà quan sát đang
tranh cãi nhau về khả năng Joe Biden đưa nước Mỹ trở lại TPP sau khi nhậm chức.
Chỉ một số ít cho rằng điều này là khả thi. Biden có vẻ sốt sắng muốn tái đàm
phán để sửa đổi nội dung của TPP, nhưng ông không có không gian chính trị để
đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận này. Đấy là chưa kể chính Biden tuyên bố thương
mại với nước ngoài nằm rất xa trong danh sách ưu tiên của ông. Nước Mỹ đang
chìm trong đại dịch, chia rẽ sắc tộc và suy thoái kinh tế, đây là những việc
Biden cần làm trước.
Nick
Marro, chuyên gia về thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit
(Đơn vị nghiên cứu chuyên sâu của tập đoàn Economist), cho biết trong một ghi
chú: “Chúng ta sẽ khó có thể thấy bất kỳ động thái mạnh mẽ nào của Mỹ đối với
việc gia nhập CPTPP trong thời gian tới”.
Tuy vậy, có hai nguyên
nhân khiến chúng ta kỳ vọng việc Mỹ trở lại để cạnh tranh ảnh hưởng thương mại ở
Châu Á là khả thi.
Thứ nhất, bất chấp sự ghẻ
lạnh đặc biệt của Washington về TPP, nước Mỹ lại rất hài lòng với USMCA (Hiệp định
thương mại Mỹ – Mexico – Canada), một phiên bản thay thế của NAFTA. Cả Trump lẫn
Đảng Dân chủ đều tranh
nhau nhận công vì đã góp phần thông qua được một thỏa thuận “tốt cho người
lao động Mỹ”.
Đề xuất bởi ông Trump, và
bổ sung bởi Phe Dân chủ tại Hạ viện, NAFTA 2.0 này có thêm các quy định về lao
động, môi trường cũng như mở rộng thị trường của Mỹ tới hai nước láng giềng. Nếu
“Joe Trung lưu” có thể thuyết phục các nước trong CPTPP để “xoay” nội dung của
thỏa thuận thương mại sang có lợi cho người lao động Mỹ, ông có cơ hội lớn để
thuyết phục cả hai đảng bật đèn xanh cho thỏa thuận của vị sếp cũ của mình.
Yếu tố thứ hai là áp lực
từ RCEP. Không có Mỹ ở trong CPTPP, RCEP trở thành thỏa thuận thương mại tự do
lớn nhất thế giới với Trung Quốc chi phối các nước trong khối này. Một thỏa thuận
đúng ý Trung Quốc: khổng lồ, dễ dãi và chỉ tập trung vào thương mại. Các nhà
đàm phán TPP dưới thời Obama từng coi thường thỏa thuận này bởi sức ảnh hưởng
thua kém hoàn toàn của nó, nhưng khi không còn TPP, người Mỹ lại bất an.
Ngay sau khi RCEP được ký
kết, Biden có phản ứng trả lời. Tuy không trực tiếp nói ông sẽ đưa Mỹ trở lại
TPP hay không, nhưng Biden khẳng
định nước Mỹ cần “hiệp đồng cùng các nền dân chủ khác để xây dựng luật
chơi, chứ không phải để cho Trung Quốc và những nước khác chi phối kết quả bởi
vì họ là tay chơi duy nhất trong vùng”.
Vị tổng thống tân cử của
Hoa Kỳ nói rằng ông “có một kế hoạch khá kỹ lưỡng và sẽ công bố nó vào ngày
21/1”, một ngày sau khi ông chính thức nhậm chức.
------------------------------------------------------------------------------
.
Quan
hệ Mỹ - Trung dưới thời Biden
20/11/2020
https://www.voatiengviet.com/a/trump-biden-quan-he-my-trung/5670224.html
Hôm 13 tháng 11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc rốt cuộc
cũng chính thức chúc
mừng liên danh Dân chủ Biden – Harris.
Vào bầu cử năm 2016, một
ngày sau khi có tin ông Trump chiếm hơn 270 cử tri đoàn, lãnh đạo Trung Quốc Tập
Cận Bình đã gửi lời chúc mừng tổng thống đắc cử Donald Trump.
Nhưng mối quan hệ Mỹ -
Trung chưa bao giờ thấp như hiện nay. Tranh
chấp giữa hai nước đang diễn ra ở mức độ chưa từng có, từ công nghệ và
thương mại đến Hồng Kông và Covid-19. Chính quyền Trump đã tung ra một loạt các
biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Kinh.
Hiện nay, nhiều người Việt
có vẻ tin rằng nếu ông Biden lên làm tổng thống thì sẽ dễ dãi, nhượng bộ, hay
ngay cả nhu nhược, với Trung Quốc. Họ thích tính cách cứng rắn và cương quyết của
Tổng thống Donald Trump hơn. Trong thâm tâm người Việt, Trung Quốc là mối đe dọa
lớn lao đối với sự tồn tại của Việt Nam hiện nay. Vì thế nếu có một tổng thống
Mỹ mạnh mẽ quyết đoán để có thể đối đầu và bắt buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm
cho các hành vi hung hăng của mình, nhất là với các nước nhỏ, trong đó có Việt
Nam, thì ai nấy đều cảm thấy phần nào công lý được đền đáp.
Trong suốt 4 năm qua, quả
thật chính quyền Trump cương quyết và mạnh mẽ với Trung Quốc, hơn thời của
Barack Obama. Nhưng dù cương quyết, nhất là vấn đề thương chiến, chính quyền
Trump vẫn chưa gặt hái được thành quả gì đang kể. Có thể một phần bị đại dịch
Covid-19 làm gián đoạn. Trong khi đó, chỉ gần cuối nhiệm kỳ thì chính quyền
Trump mới dồn nỗ lực đẩy mạnh thế
liên minh với Bộ tứ (QUAD) với mục đích củng cố hợp tác chiến lược và
cổ vũ cho một khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ông Pompeo
cũng đến
Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua để vận động cho một tầm nhìn chung
về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở.
Dù sao, để đánh giá xác
thực hơn chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, nó phải cần một
thời gian để các sử gia phân tích một cách công tâm hơn dựa trên chứng cớ và
các tài liệu mật mà hiện nay chưa tiết lộ.
Trở lại chính quyền tổng
thống đắc cử Joseph Biden: các chính sách của Biden sẽ thay đổi ra sao đối với
Trung Quốc?
Một số chuyên gia bang
giao quốc tế cho rằng chưa bao giờ Trung Quốc quan sát cuộc bầu cử Mỹ với sự âu
lo như lần này. Lý do?
Nếu ông Trump tái đắc cử,
ông cũng sẽ tiếp tục các biện pháp cứng rắn hiện nay. Điều mà Trung Quốc không
hề muốn.
Còn nếu ông Biden lên
thay thế, một cách thực tế thì Bắc Kinh cũng không mong đợi sự khoan nhượng hay
dễ dãi từ tân chính phủ này.
Nên nhớ Biden đã từng
gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một “tên côn đồ”, và thề sẽ dẫn
đầu một chiến dịch quốc tế nhằm “gây áp lực, cô lập và trừng phạt Trung Quốc”.
Chiến dịch của Biden cũng đã gán cho các hành động của Trung Quốc chống lại người
Hồi giáo ở Tân Cương là "tội diệt chủng".
Biden từng khẳng
định rằng "Hoa Kỳ cần phải cứng rắn với Trung Quốc", và
“cách hiệu quả nhất để đối mặt với thách thức đó là xây dựng một mặt trận thống
nhất gồm các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ để đối đầu với các hành vi lạm dụng
và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc”.
Trong những năm qua, với
sự hung hăng và trí trá của Trung Quốc, Đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều thấy có
nhu cầu kiềm hãm sự trổi dậy của họ, tuy cách thức sẽ khác nhau.
Giữa hai chọn lựa không mấy
ưa thích này, Bắc Kinh có lẽ muốn
làm việc với ông Biden hơn, theo Shi Yinhong, một giáo sư Mỹ học
(American studies) tại đại học Renmin, và là cố vấn cho Hội Đồng Quốc Gia (cơ
quan chính phủ hàng đầu) của Trung Quốc. Shi biện luận rằng chính sách của ông
Biden đối với Trung Quốc sẽ mang tính cách ổn định và dễ dự đoán hơn. Shi cũng
cho rằng cơ hội để chấm dứt sự leo thang “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên cũng
ngắn vì tình hình nội bộ chính trị của Mỹ và sự ảnh hưởng ngày càng lớn của
Trung Quốc.
Ông Biden chắc sẽ
mất một thời gian dài để xây dựng một chính sách toàn diện, từ thương
mại và công nghệ đến nhân quyền cho đến các mối quan tâm chiến lược liên quan đến
Biển Đông, Đài Loan và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc với các nước
láng giềng. Nhưng ông Biden cần tập trung hai chiến lược ưu tiên. Một, phối hợp
chặt chẽ với các đồng minh ở châu Á và châu Âu, thì các chính sách khác sẽ được
ủng hộ rộng rãi hơn và do đó có nhiều khả năng thành công hơn. Hai, sẵn sàng
triệu tập một cuộc đối thoại chiến lược, nghiêm túc với Bắc Kinh, để qua đó xác
định các lĩnh vực hợp tác tiềm năng (như về Triều Tiên và biến đổi khí hậu) và
hạn chế các lĩnh vực bất đồng không thể tránh khỏi.
Giới tình báo và tinh hoa
Mỹ đều hiểu rõ cung cách hành xử hung hăng này của Trung Quốc, mà ngày càng lộ
liễu hơn. Tạp chí Economist cho
rằng bất kỳ mối quan hệ hợp tác nào của Trung Quốc với Mỹ cũng phải được
hiểu rằng nó là một nỗ lực câu giờ trong khi Trung Quốc chạy đua để trở nên mạnh
mẽ hơn. Bởi vì Bắc Kinh không che giấu thế giới quan của họ rằng chỉ những người
có quyền lực mới được đối xử tôn trọng.
Hai bài viết (1 và 2)
mới nhất trên tạp chí Economist phân tích khá hay. Chiến tranh Lạnh số 1 (với Liên Xô) tập
trung vào vấn đề vũ khí hạt nhân và ý thức hệ chính trị. Còn chiến tranh lạnh lần này (với Trung Quốc) thì khác, nằm
ở nhiều mặt trận khác nhau: công nghệ thông tin, chất bán dẫn,
dữ liệu, mạng 5G, tiêu chuẩn internet, trí tuệ nhân tạo (AI)
và máy điện toán lượng tử. Trung Quốc hiểu con đường để gia tăng sức
mạnh nằm ở khoa học kỹ thuật. Mỹ có thể vượt trội về mặt quân sự, nhưng trong
10, 20 năm tới, cuộc chạy đua đường dài sẽ quyết định ưu thế thắng lợi. Mỹ cần
một cuộc “thương lượng lớn” (grand bargain) để có sự hợp tác với các quốc gia tại
Âu châu và Á châu, tập hợp tổng lực cần thiết cho mục tiêu này. Vì như thế nên
ông Biden rất có thể sẽ duy
trì các chính sách cứng rắn thời ông Trump, đặc biệt về an ninh quốc
gia, cũng như các biện pháp tách rời, chế tài, và kiềm chế sự lợi dụng của
Trung Quốc trong việc chuyển giao công nghệ v.v…
Tóm lại, người Việt nào
đang lo lắng về ông Biden có thể yên tâm rằng chính sách đối ngoại của chính
quyền tổng thống đắc cử Biden sẽ tiếp tục đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết,
như mọi chính quyền khác trước đây. Đó là điều bất biến trong mọi chính sách đối
ngoại của Mỹ, dù Dân chủ hay Cộng hòa. Thêm vào đó, theo sự nhận xét của các
chuyên gia ngoại giao thì chính quyền Biden sẽ không thay đổi hoàn toàn các
chính sách thời ông Trump, nhưng cân nhắc lợi hại và vẫn nỗ lực xây
dựng thế liên minh rộng rãi hơn tại Âu châu và Á châu. Ông Biden
xem đồng
minh là số nhân sức mạnh của Mỹ, để qua đó tạo mọi áp lực lên Trung Quốc
buộc họ phải thay đổi hành xử để trách nhiệm hơn về nhiều mặt, trong đó có Biển
Đông.
No comments:
Post a Comment