Vì
sao các “tiến sĩ” phải “mua” văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô?
27/11/2020
Theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của
Bộ GD&ĐT, trước khi bảo vệ luận
án, nghiên cứu sinh phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau đây:
1. Có chứng chỉ trình độ
ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu
Âu chung về ngoại ngữ, còn thời hạn trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ
luận án cấp cơ sở, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp hoặc một
trường đại học trong nước đạt chuẩn tổ chức thi chứng chỉ B2 theo quy định của
Bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Có một trong các văn bằng:
– Bằng tốt nghiệp đại học
hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài (kèm chứng nhận kiểm định của Cục
Quản lý chất lượng giáo dục).
– Bằng tốt nghiệp đại học
ngành ngoại ngữ.
Tương tự, Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày
24/01/2014, cũng quy định:
trước khi bảo vệ luận văn thạc sĩ, học viên phải đạt cấp độ 3/6 (cấp độ B1).
Riêng chuẩn đầu ra ngoại
ngữ cho SV đại học hệ chính quy, các trường ĐH đều quy định phải đạt cấp độ 2/6
(A2)
CHỨNG CHỈ A2,
B1, B2 LÀ GÌ?
Cấp độ A2 tương đương 3.0
IELTS và 150 TOEIC. Cấp độ B1 tương đương 4.5 IELTS và 477 TOEFL paper. Cấp độ
B2 tương đương 5.5 IELTS và 527 TOEFL paper.
Việc quy đổi cấp độ A2,
B1 và B2 tương đương Pre-Intermediate level (tiền trung cấp), Intermediate
level (trung cấp) và Upper Intermediate level (trên trung cấp) của Bộ không có
gì sai.
Nhưng việc bắt buộc các
tân: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ phải có A2, B1 và B2 làm cho thị trường dạy học
và tổ chức thi các chứng chỉ này quá béo bở!
Cả nước hiện có 237 trường đại học, học viện, 37 viện
nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ. Cả 274 viện, trường này đều có một khoa tiếng
Anh để dạy cho sinh viên ở cấp độ A1, A2, B1, B2.
Nhưng, cả nước chỉ có 15
trường đại học được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam.
(Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM; Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Huế; Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH QG Hà Nội; Trường
ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Đà Nẵng; ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Cần Thơ; Trường ĐH Hà Nội;
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Vinh; Học viện An ninh nhân dân; Trường ĐH
Sài Gòn; Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM; Trường ĐH Trà Vinh; Trường ĐH Văn Lang,
Trường ĐH Quy Nhơn).
Tội nghiệp cho SV phải đóng tiền học tiếng Anh ở trường mình, nhưng phải
đóng lệ phí thi ở 15 trường được phép cấp chứng chỉ, hoặc thi chứng chỉ của nước
ngoài: IELTS; TOEFL, TOEIC, CAMBRIDGE EXAM, BEC, BULATS, CEFR.
Dù thi ở 15 trường này
hay chứng chỉ nước ngoài thì SV phải học ôn thi ở các trung tâm luyện thi IELTS
mới đủ trình độ đậu, mà thí sinh là cán bộ đương chức đã không có thì giờ học
các môn chính, nói gì học môn tiếng Anh tại trường và tại trung tâm luyện thi?
Nhưng ác đạn thay, chứng
chỉ ngoại ngữ chỉ có giá trị 2 năm, mà các trường ĐH còn trả giá (bớt chút đỉnh):
“chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ luận
án cấp cơ sở”.
Trong khi đó, Thông tư số
23/2017/TT-BGDĐT quy định nếu thí sinh có “bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc
sĩ được đào tạo ở nước ngoài (kèm chứng nhận kiểm định của Cục Quản lý chất lượng
giáo dục); hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ, thì khỏi cần thi các
chứng chỉ B1, B2.
Mà B1, B2 cứ hai năm thi
lại một lần, chứ không phải như visa cứ sắp hết hạn là đóng tiền gia hạn tiếp.
Trong khi đó, bằng đại học, thạc sĩ của nước ngoài cấp hay bằng đại học ngoại
ngữ trong nước cấp thì có giá trị vĩnh viễn, giống như “thẻ xanh” vậy!
Cho nên, nếu các cán bộ
đang là học viên cao học thì cứ mua mẹ cái Văn Bằng 2 Ngoại Ngữ của ĐH Đông Đô,
để sau này còn xài lại khi làm nghiêu cứu sinh luận án tiến sĩ, khỏi phải thi lại
chứng chỉ B2 cực lắm!
Kết luận điều tra cho thấy trong 193 bằng cử
nhân Anh cấp cho người mua, không qua tuyển sinh, đào tạo, trong đó có 55 người
sử dụng bằng giả này xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án!
Tiến sĩ dốt ngoại ngữ nhiều
lắm! Hồi năm 2000, tôi học trung cấp chính trị tại Trường cán bộ TPHCM, có học
ông thầy là tiến sĩ sử học. Tôi hỏi ổng có biết tiếng Pháp, Tiếng Hán, có đọc
“Xứ Đàng Trong” của bà Li Tana chưa? Ông trả lời ba không! Má ơi, tiến sĩ sử!
Một phút khi dễ bắt đầu!
P/S: Trước năm 1975, ở miền Nam, trừ các trường có khoa đào tạo Anh văn bậc
cử nhân (như ĐH Văn Khoa, ĐH Sư phạm…) tất cả trường ĐH còn lại không có Khoa
tiếng Anh bậc phổ thông (Stater, elementary, intermediate) như hiện nay.
No comments:
Post a Comment