Diễn
đàn châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 27
Nguyễn
Đan Quế
22/11/2020
https://baotiengdan.com/2020/11/22/dien-dan-chau-a-thai-binh-duong-lan-thu-27/
(APEC 2020 trực tuyến Malaysia)
Thông tin
Tối 20-11, Hội nghị cấp
cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 diễn ra
theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ tọa của Thủ tướng Mã Lai và sự tham dự của
các nhà lãnh đạo và đại diện 21 nền kinh tế thành viên APEC, Tổng Giám đốc Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng Hợp
tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) và
Ban Thư ký ASEAN.
Được thành lập năm 1989,
APEC là nền tảng thảo luận về thương mại tự do và hợp tác kinh tế của các quốc
gia Vành đai Thái Bình Dương, chiếm 37% dân số toàn cầu, 48% tỷ trọng thương mại
thế giới và 60% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
APEC bao gồm Úc, Brunei,
Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Năm 1994 ở Bogor,
Indonesia, hội nghị cấp cao APEC thông qua “Các Mục tiêu Bogor”, kêu gọi tất cả
các nền kinh tế APEC đạt được thương mại và đầu tư tự do, cởi mở vào năm 2020.
Năm 1995 ở Nhật Bản, Hội
nghị Cấp cao các nhà lãnh đạo APEC đã nhất trí thông qua Chương trình nghị sự
hành động Osaka, gồm 3 trụ cột chính: Tự do hóa thương mại và đầu tư; tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư; hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
Tại hội thảo lần này ngày
20 và 21/11/2020, các nhà lãnh đạo APEC thảo luận về các mục tiêu phát triển mới
trong 20 năm tới:
Ông Tập của Trung quốc phát biểu, các nước thành viên cần phải “tiếp
tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu
dịch châu Á-Thái Bình Dương”. Và “Trung Quốc muốn tích cực tham gia
CPTPP”.
Ông Trump ở Mỹ tối thứ
Sáu 20/11 cũng tham dự hội nghị. Ông chủ Nhà Trắng tiếp tục không công nhận kết
quả bầu cử tổng thống vừa qua, đã không dự APEC kể từ năm 2017. Châu Á coi đây
là dấu hiệu Mỹ không quan tâm đến khu vực.
Ông Suga của Nhật đã cảnh báo, các nước chống lại sự cám dỗ của việc rút lui vào chủ
nghĩa bảo hộ mậu dịch. Và cho biết “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi
mở sẽ là nền tảng cho sự thịnh vượng của khu vực này”. Nhật Bản nhắm đến mục
tiêu mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) trong bối cảnh Anh và Trung Quốc muốn cùng tham gia.
Tại Hội nghị Cấp cao APEC
lần thứ 27, các nhà lãnh đạo APEC ra tuyên bố về tầm nhìn APEC đến năm
2040: Là một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường
và hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ
tương lai.
Tầm nhìn này thông qua
thúc đẩy ba động lực kinh tế sau:
a) Thương mại và
đầu tư: tiếp tục phối hợp chặt chẽ để xây dựng một môi trường
thương mại và đầu tư tự do, mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và
ổn định.
b) Đổi mới và số hóa:Nhằm giúp tất cả người dân và doanh nghiệp
tham gia và phát triển trong một nền kinh tế toàn cầu kết nối chặt chẽ, trong
môi trường thuận lợi, có bảo đảm định hướng thị trường và sự phát triển của
kinh tế số và đổi mới sáng tạo…
c)Tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững
và bao trùm: Để có khả năng chống chịu
trước các cú sốc, khủng hoảng, đại dịch và các trường hợp khẩn cấp khác; thúc đẩy
tăng trưởng có chất lượng, mang lại lợi ích cụ thể, nâng cao sức khỏe và cuộc sống
ấm no cho tất cả người dân.
Bối cảnh quốc tế
Thế giới đang xoay chuyển
từ đối đầu Đông – Tây sang hợp tác Bắc – Nam:
– Bắc: Gồm khoảng 20 nước đã phát
triển, hàng đầu là 5 trung tâm quyền lực: Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga, đang
tiến hành mạnh mẽ cách mạng Số trong xã hội của họ.
– Nam: Gồm khoảng gần 180
nước đang phát triển, chiếm 2/3 dân số toàn cầu, từ lâu vẫn ấp
ủ giấc mộng kỹ nghệ hóa nhưng yếu kém về vốn – kỹ thuật – quản lý; mà chính phủ
đa phần khả năng lại hạn chế, tham nhũng, thiếu dân chủ, không được lòng dân.
Hố sâu giữa các nước đã và đang phát
triển không khéo sẽ sâu thêm, đe dọa an ninh và tương lai của cả nhân loại, nhất
là vào lúc mà cách mạng Số đang diễn ra như vũ bão trong các xã hội đã phát triển.
Thế giới ngày nay trong toàn cầu hóa ở thời đại kỹ thuật Số, nhiều vấn đề phải
giải quyết trên qui mô thế giới, vượt xa khả năng của bất kỳ siêu cường nào dù
giàu mạnh đến đâu. Do đó, 5 trung tâm quyền lực Mỹ – Trung – Nhật – Đức –
Nga chắc chắn bắt buộc phải chấp nhận một thế CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
CHUNG: HỢP THÀNH THẾ LIÊN HOÀN để:
– Một măt, giữ
vững thế không chế của các nước đã phát triển (Bắc) khi tiến
hành cách mạng Số trong xã hội của họ.
– Mặt khác,
chuyển giao ở qui mô toàn cầu cách mạng kỹ nghệ hóa cho các nước đang phát
triển (Nam) để lấp bớt hố xa cách giàu – nghèo, một điều kiện quan yếu không thể
thiếu được nếu các nước đã phát triển muốn tiến một bước dài nữa
trên con đường cách mạng Số.
Trong bối cảnh đó, APEC
2020 có nhiều đề tài quan trọng để bàn như:
– Cách mạng Số trong các
nước đã phát triển và cách mạng kỹ nghệ hóa nơi các nước đang phát
triển với những xáo trộn xã hội, nhất là về công ăn, việc làm.
– Mỹ – Trung – Nhật – Đức
– Nga cạnh tranh qua đầu tư & thương mại với
các đối tác Nam, cách làm & hiệu quả trong lấp bớt hố giầu
– nghèo, sẽ xác định vị trí của mình trong Thế Liên Hoàn. Vì không còn đối đầu
nên hết nhu cầu lôi kéo ‘đồng minh’ theo kiểu cũ; mà chỉ cần đối tác thuận mua
vừa bán. Siêu-Thực-Dân Đa Cực? Đưa đến tái bố trí quân sự chiến lược nhằm phát
huy sức mạnh tuyệt đối của thế liên hoàn. Tất cả các đàn em của các siêu cường
cũ mới rồi đây sẽ bị dồn xuống Nam hết, phải bỏ tiền túi lo quốc phòng, an ninh
cấp vùng.
– Hợp lý hóa thương mại
trao đổi hàng kỹ thuật Số (Bắc) với hàng kỹ nghệ hóa (Nam). Làm sao trong tiến
bộ chung, quan hệ Bắc – Nam không quá bất bình đẳng. Càng ngày càng có nhiều lo
ngại chính sách Siêu-Thực-Dân của Bắc đối với Nam.
APEC 2017 với những nước đã
phát triển, nhất là các siêu cường
Đây là diễn đàn đa phương
quan trọng vào bậc nhất về kinh tế thế giới, nhằm xác lập tầm nhìn chiến lược
chung cho cả vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Các nước thành viên APEC có quyền
lên tiếng. Nhưng được chú ý lắng nghe theo dõi là những trung tâm quyền lực thuộc
vành đai Thái Bình Dương: Trung – Nhật – Nga – Mỹ, đặc biệt là Mỹ – Trung – Nhật,
ba nền kinh tế lớn nhất nhì ba thế giới. Đức không là thành viên APEC vì ở Âu
châu.
APEC 2017 với các nước đang
phát triển
Đa số các nước đang phát
triển trong tình trạng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, phương cách quản lý không
chuyên nghiệp. Nay đứng trước công cuộc chuyển giao cách mạng kỹ nghệ hóa, qui
mô toàn cầu chưa từng có, nên tranh nhau giành giật vốn đầu tư, buôn bán. Kết
quả là: Chính quyền không kham nổi, lúng túng thảm hại, quay ra làm ăn gian dối,
tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Dân chúng mất niềm tin, hốt hoảng, than
van trong cơn lốc đổi thay này, vì cho rằng nhà đầu tư cấu kết với độc tài gây
xáo trộn, khốn khó cho cuộc sống của họ. Lý do chính yếu: Thể chế chính
trị không còn đáp ứng được với những đảo lộn xã hội trong nước và với
những thay đổi lớn cấp vùng và quốc tế.
Nguyên tắc giải quyết
toàn cầu: Phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với Nhân Bản Hóa xã hội.
27 năm qua, APEC đã có những
đóng góp tích cực để các nước đã phát triển, nhất là các siêu
cường biết được những giới hạn của mình; và các nước đang phát
triển nhìn rõ xu thế phát triển chung của nhân loại. Khác biệt giầu – nghèo
trong khối APEC hãy còn rất lớn và có nhiều phức tạp về thể chế chính trị, về
tranh chấp chủ quyền… nên ngay tại diễn đàn APEC 2020 lần này, mọi kêu gọi, chỉ
trích, áp đặt hay hứa hẹn, vuốt ve… phải hiểu là chiến thuật – kỹ thuật – nghệ
thuật nhằm quyết tâm thực hiện cho bằng được những bước đi đầu tiên và quan trọng
nhất của hợp tác Bắc – Nam.
Bs Nguyễn Đan Quế, Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản
No comments:
Post a Comment