Trong
phiên toà giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải có mục biểu quyết: Quyết định số
639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của
Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của
VKSNDTC có đúng quy định pháp luật hay không? 17/17 vị thành viên Hội đồng thẩm
phán tối cao đã biểu quyết “không đúng quy định pháp luật”.
Đây
là điểm yếu “chết người” của Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán
TANDTC, và hiện giới chuyên gia pháp lý đang mổ xẻ, phần lớn đều cho rằng nội
dung biểu quyết này mới không đúng pháp luật, khiến đây là cớ rõ ràng nhất để
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm
này.
Lập
luận bác bỏ nội dung này khá đơn giản:
1/
Nội dung biểu quyết trên nêu “không đúng pháp luật” nhưng lại không ghi rõ là
không đúng văn bản pháp luật nào, điều khoản nào!
2/
Với nội dung trên, TANDTC cho rằng nếu Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin
ân giảm án tử hình của một bị án tử hình vẫn có hiệu lực (tức chưa được hủy bỏ)
thì không được phép kháng nghị để xem xét lại một bản án có hiệu lực kết án bị
án tử hình đó. Suy ra, sau khi một bị án tử hình bị thi hành án, không có cách
nào để kháng nghị xem xét lại bản án đó, cho dù bản án rõ ràng sai.
Ví
dụ trong một vụ giết người, toà án tuyên bố công dân H phạm tội và bị kết án tử
hình. Công dân H bị thi hành án tử hình sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm
của H (cho dù H bị oan nhưng vẫn xin ân giảm để tránh bị tử hình, không kêu oan
được). Sau đó, kẻ thủ phạm B ra đầu thú, có đủ căn cứ để chứng minh (như kết quả
giám định dấu vân tay, dấu ADN) mới là kẻ thủ ác. Để kháng nghị mình oan cho H,
theo như lập luận trên của TANDTC, Chủ tịch nước phải hủy Quyết định bác đơn ân
giảm tử hình của H. Tất nhiên không thể có chuyện Chủ tịch Nước hủy quyết định
này, vì nếu hủy Quyết định này lại phải hủy cuộc thi hành tử hình đã thực hiện,
bắt người chết sống lại. Như vậy lập luận trên vô lý.
3/
Trong khi điều 379 khoản 2 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định rõ như sau:
Nếu
kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ
lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án chết mà cần minh oan cho họ.
Không
có hạn chế nào đối với việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án, kể
khi họ đã chết.
Hy
vọng có vị nào đó trong hội đồng thẩm phán TANDTC đưa lập luận bác bỏ những lý lẽ
trên cho giới chuyên gia pháp lý và dân chúng “tâm phục, khẩu phục”.
No comments:
Post a Comment