Đặng Phú Phong
May
11, 2020
Lời
Tòa Soạn: Nhật
báo Người Việt mở mục ‘Độc Giả Viết’ nhằm mời quý độc giả ‘cùng làm báo’ với
Người Việt, chia sẻ những rung cảm, ý tưởng, quan niệm, hồi ức, kiến thức, kinh
nghiệm,… về đời sống và xã hội. Và, đây là cơ hội để những độc giả trở thành
tác giả. Quý độc giả vui lòng gởi bài cho Người Việt qua email: docgiaviet@nguoi-viet.com.
* * *
Đặng
Phú Phong
Tôi
có đọc một số bài báo, bài viết ngắn, dài để “thương cảm, chia sẻ với người dân
Mỹ đang tan tác, đang đối diện với việc không có lương thực.”
Một
bức tranh thật tang thương cho xứ Mỹ. Với tư cách là công dân của Hoa Kỳ, tôi
biết ơn những tác giả đó, không cần biết mục đích thật sự của quý vị đó là gì,
thương cảm thật sự hay chỉ để chê bai, chế nhạo hay để làm lợi cho ai đó, cho
nhóm nào đó, quốc gia nào đó…
Tuy
nhiên dù với mục đích nào thì những bài viết nói trên đều võ đoán, dựa trên những
chi tiết lẻ tẻ, ngụy trá, ít nhất là ở những County, nơi tôi sinh sống, miền
nam California.
Tôi
đưa hình ảnh số thức ăn vừa nhận sáng nay ở một cơ sở từ thiện phát không cho bất
kỳ ai muốn đến nhận, không phân biệt giàu hay nghèo, chỉ biết rằng họ đến để nhận
về sử dụng; họ phát vào mỗi Thứ Bảy trong khoảng một tháng qua.
Thực
phẩm đều rất “healthy,” trái cây thì là organic. Bánh mì, gạo, thịt hộp, đồ ăn
vặt (snack), nước trái cây, sữa, cafe… một người không thể ăn hết trong một tuần.
Thật sự tôi cũng không muốn nhận những vật phẩm này vì tôi ăn uống ít, bấy
nhiêu đó tôi phải tiêu thụ cả tháng. Nhưng tôi đi để cho biết, đi để xem những
người dân chung quanh tôi có thực sự thê thảm như những bài viết nói trên mô tả.
Chưa kể mỗi người lớn (không kể là có đi làm hay thất nghiệp hoặc lãnh tiền trợ
cấp già, hưởng tiền hưu trí) lãnh $1,200 và trẻ dưới 18 được $500.
Và,
trước mắt tôi TV đang chiếu lại cảnh dân Mỹ đang biểu tình ở một số nơi, đòi
chính phủ bỏ lệnh lock down, cũng như cảnh dân chúng đang cười đùa trên bãi biển.
Quí vị coi, dân Mỹ như vậy có ngang ngược có quá quắt không? Hay họ yêu tự do,
thực thi quyền tự do theo hiến pháp?
Nhà
văn Đặng Phú Phong. (Hình: DangPhuPhong)
Ai
đó nói rằng ở Mỹ việc gì cũng có thể xảy ra. Quả thật! Chỉ trên mặt xã hội, người
Mỹ đã thể hiện thật rõ nét sự trái chiều của từng cá nhân; ứng xử bầy đàn vắng
mặt. Chưa nói đến vấn đề chính trị, trong một gia đình mỗi người một ý, chống
báng nhau kịch liệt là chuyện thường tình.
Ai
cũng có suy nghĩ, quan niệm riêng và họ tôn trọng sự khác biệt ấy; như Evelyn
Beatrice Hall, nhà văn nữ của Anh quốc đã viết: “I disapprove of what you say,
but I will defend to the death your right to say it.” (Tôi có thể không đồng ý
những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói điều đó)
Bên
cạnh những điều, việc thấm đẫm tình người, giúp đỡ và hi sinh cho nhau trong trận
dịch mắc dịch của con “Chinese Virus” cũng có vô số những ý kiến trái khoáy
nhau. Từ những bất đồng nảy nở thêm những “fake news” để hoang mang, hoảng loạn
địch thủ âu cũng là tự nhiên như kim đồng hồ chạy. Đó là vũng lầy để ai bước
vào thì sẽ lún! Nhưng có điều làm gì thì làm xin hãy thật tỉnh táo, nếu cần hãy
tự tát mình thử xem mình có mơ không trước khi binh hay chống, ủng hộ hay phản
đối, kinh nghệm đối với vấn đề đó mình có hay không. Rồi hãy phát biểu. Xin đừng
viết truyện ngắn với những hư cấu còn độc hại hơn con Virus đang giết hại con
người.
Còn
về phía độc giả, chúng ta cần cố gắng phân biệt tin giả, tin thật để nắm được
những vấn đề đang xảy ra chung quanh chúng ta.
Tôi
xin mượn những lời khuyên của đài BBC trong bài “Đối phó nạn tin giả” xin gửi đến
quí vị suy ngẫm.
–
Hãy để ý tới những cảm giác của chính mình.
– Tìm ra câu chuyện phía sau.
– Hiểu rõ những tuyên bố được đưa ra.
– Đặt mọi thứ vào trong bối cảnh câu chuyện.
– Hãy nhìn câu chuyện bằng con mắt tò mò, tỉ mỉ.
– Tìm ra câu chuyện phía sau.
– Hiểu rõ những tuyên bố được đưa ra.
– Đặt mọi thứ vào trong bối cảnh câu chuyện.
– Hãy nhìn câu chuyện bằng con mắt tò mò, tỉ mỉ.
Và,
với bất kỳ tuyên bố trên mạng nào, việc lần ra nguồn gốc của thông tin, dữ liệu,
đó là điều hết sức cần thiết.
Riêng
đối với quí tác giả mà tôi nêu trên, tôi xin trải lòng gửi đến quí vị một câu:
Nếu không hiểu rõ tình hình nước Mỹ… Thế thì… Xin quí vị hãy đứng yên mà nhìn.
Kệ
tụi tui đi!
No comments:
Post a Comment