Các phiên cập nhật:
8:00 – 18:00 (giờ Việt Nam)
Bạn
đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần
mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ
email bbt@luatkhoa.org.
.
Phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đề xuất dự
luật mới để trừng phạt Trung Quốc
Cập
nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Thượng
nghị sĩ Lindsey Graham. Ảnh: CNN.
Vào thứ Ba (giờ Mỹ),
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một trong những đồng minh thân cận của Tổng
thống Donald Trump, đã
đề xuất “Đạo luật về trách nhiệm giải trình COVID-19”. Theo đó, dự luật
này có thể tạo điều kiện để Tổng thống áp dụng các lệnh trừng phạt sâu rộng nếu
Trung Quốc không đưa ra được các bản báo cáo về nguồn gốc của coronavirus. Đạo
luật này cũng được tám thượng nghị sĩ khác của Đảng Cộng hòa liên danh ủng hộ.
Đạo
luật mới này sẽ yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ phải chứng nhận trước Quốc hội trong
vòng 60 ngày, rằng Trung Quốc đã cung cấp đầy đủ các bản báo cáo về tất cả các
cuộc điều tra liên quan đến COVID-19 được điều hành bởi Mỹ, đồng minh của Mỹ,
hoặc các cơ quan của Liên Hợp Quốc như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đạo luật
này cũng yêu cầu Tổng tống xác nhận Trung Quốc đã đóng cửa hết các khu chợ có
nguy cơ xâm hại đến sức khoẻ con người, cũng như trả tự do cho những người hoạt
động dân chủ ở Hong Kong bị bắt trong các cuộc đàn áp của chính phủ trong thời
kỳ đại dịch.
Dự
luật sẽ uỷ quyền cho Tổng thống Mỹ áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt,
chẳng hạn như đóng băng tài sản, cấm đi lại và hủy bỏ thị thực. Ngoài ra, các tổ
chức tài chính Hoa Kỳ sẽ hạn chế cho các doanh nghiệp Trung Quốc vay tiền và cấm
các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ.
Thượng
nghị sĩ Graham cho rằng: “Tôi đoan chắc là Trung Quốc sẽ không bao giờ tự nguyện
hợp tác với một cuộc điều tra nghiêm túc cho đến khi họ bị bắt buộc phải làm
như vậy”.
Đại
sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không có phản hồi ngay lập tức về thông
tin này. Tuy nhiên, trước đó Bắc Kinh khẳng định rằng họ đã minh bạch trong việc
điều tra và cho rằng virus được phát hiện tại một chợ cá ở Vũ Hán.
Về
phía Mỹ, một số nhà phê bình bao gồm cựu quan chức, học giả cho rằng Trung Quốc
chưa trả lời rất nhiều câu hỏi liên quan tới đại dịch, nhưng cùng lúc đó, một
thực tế vẫn cho thấy chính phủ Mỹ đã ứng phó với đại dịch này quá chậm chạp.
.
WHO: Có tín hiệu tốt từ một số phương pháp
điều trị COVID-19
Cập
nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Bà
Margaret Harris. Ảnh: UN News.
Vào thứ Ba, phát ngôn
viên của WHO, Margaret Harris, nói
rằng có một số phương pháp chữa trị COVID-19 có thể mang lại hiệu quả
khả quan. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để có thêm dữ
liệu.
Bà Harris cho biết: “Có
một số biện pháp chữa trị trong nghiên cứu ban đầu dường như có thể hạn chế đến
mức tối đa mức độ tàn phá nghiêm trọng của virus và giảm thời gian mắc bệnh,
nhưng vẫn chưa có gì có thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn virus”.
Bà nói thêm: “Chúng
tôi có những dữ liệu khả quan, và đang cần phải nghiên cứu thêm các dữ liệu
khác để có thể tự tin 100% trước khi công bố về phương pháp điều trị hiệu quả”.
Bà Harris hiện vẫn chưa đề
cập đến tên của các phương pháp trị liệu này. Tuy nhiên, công ty dược phẩm sinh
học Mỹ Gilead cho biết đó có thể là Remdersivir – thuốc kháng sinh virus đã thể
hiện kết quả khả quan trên bệnh nhân COVID-19.
Tại Hong Kong, kết quả thử
nghiệm kết hợp ba loại thuốc kháng virus giúp giảm các triệu chứng từ nhẹ đến
trung bình và nhanh chóng giảm lượng virus trong cơ thể. Thử nghiệm được thực
hiện trên 127 bệnh nhân, tổ hợp thuốc gồm có thuốc chống HIV
lopinavir-ritonavir, thuốc viêm gan và thuốc điều trị đa xương cứng.
Bên cạnh đó, loại thuốc sốt rét, được Donald Trump liên tục cổ xúy, đã
không cho thấy được hiệu quả. Các
nghiên cứu công bố vào tháng này cho thấy rằng việc sử dụng loại thuốc sốt rét
hydroxycholoquine không hề giúp hỗ trợ các bệnh nhân trong việc hô hấp hay làm
giảm nguy cơ tử vong.
.
Tối cao Pháp viện
Hoa Kỳ tranh luận về những trát đòi hồ sơ thuế và tài chính của Trump
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Tối cao Pháp viện
Hoa Kỳ. Ảnh: Getty.
Vào hôm thứ Ba (giờ Mỹ),
chín thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã kết thúc hai cuộc
tranh luận trong khoảng hơn ba giờ đồng hồ. Trong đó, có hai luồng ý
kiến đối lập của các vị thẩm phán nhằm xem xét quyền lực của tổng thống khi
liên quan đến ba trát tòa đòi Donald Trump phải đưa ra các hồ sơ thuế và tài
chính của mình. Hai trát đòi đến từ các dân biểu thuộc Đảng Dân chủ và một trát
nữa đến từ một vụ án ở New York đang điều tra về Donald Trump.
Nhóm bảo thủ của toà án
đã chỉ ra mối lo ngại là hai trát đòi từ các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ
trong Hạ viện có phải là hành vi quấy rối không đúng đắn đến Tổng thống Hoa Kỳ
– người của Đảng Cộng hòa – đang vận động tái tranh cử năm nay hay không.
Tuy nhiên, khi nói đến
trát đòi từ một công tố viên của bang New York, thì cả hai nhóm bảo thủ và tự
do của Tối cao Pháp viện đều có cùng một ý, đó là một tổng thống đang tại vị
vẫn có thể bị điều tra hình sự.
Không giống như các tổng
thống khác, Donald Trump đã từ chối công bố các bản khai thuế và các hồ sơ tài
chính khác, vốn có khả năng công khai các hoạt động của công ty bất động sản của
gia đình ông.
Các thẩm phán đã truy vấn
luật sư của Trump, Patrick Strawbridge, về việc các nhà lập pháp có thể đưa ra
một trát hầu tòa và yêu cầu một số hồ sơ tài chính của Trump hay không.
Strawbridge đã lập
luận rằng Trump được miễn hầu tòa khi vẫn còn đương nhiệm. Các luật sư
khác của Trump cũng cho rằng, các ủy ban của Quốc hội không có thẩm quyền ban
hành trát đòi hầu tòa và không có lý do hợp lệ để truy xét các hồ sơ của Trump.
Trong vài tuần tới, Tối cao Pháp viện sẽ đưa ra phán quyết về vụ việc. Phán quyết này có thể sẽ không quyết định
cho phép hay không cho phép các trát tòa này mà sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt
khe hơn cho các trát tòa đối với một vị tổng thống tại vị và sẽ đưa các vụ án về
cấp tòa thấp hơn để xem xét. Buổi tranh luận của các thẩm phán Tối cao Pháp viện
được phát công khai vì đây là lần đầu tiên các thẩm phán này cho phép luật sư sử
dụng điện thoại để tranh luận do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
.
Tình hình đại dịch
COVID-19 cho đến sáng nay có gì mới?
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
·
Theo Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ, cho đến 7:26 ngày 13/5/2020,
trên thế giới đã có 4.255.194 người nhiễm coronavirus với 291.366 ca
tử vong.
·
Tổng số người nhiễm bệnh
tại Việt Nam theo Bộ
Y tế hiện nay vẫn là 288 người, và không có trường hợp tử vong nào vì
COVID-19.
CLICK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT
COVID-19
Coronavirus Pandemic
No comments:
Post a Comment