Phạm
Hồng Sơn
Tác giả gửi tới Dân Luận
24/05/2020
Nhiều khả năng Hồ Duy
Hải sẽ sớm bị tử hình.
Không hiểu sao, mỗi khi
đọc tin về Hồ Duy Hải, tôi thường nghĩ ngay đến một nhân vật khác.
Con người này đã chết, nhưng khi đương sự còn sống cũng từng ngấp
nghé án tử ít nhất một lần. Nhưng, chúng ta hãy khoan nói về án tử
hình. Xin quí vị hãy xem lại một hình ảnh sau đây:
Hai tấm hình này chụp
lại từ một đoạn phim
tài liệu hiện đang có trên mạng ghi lại một lần Hồ Chí
Minh tới Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông trong thập niên 1960.
Những hình này cho
thấy Hồ Chí Minh, không chỉ bằng
lời nói, luôn tỏ ra là đệ tử rất ngoan ngoãn của Mao Trạch
Đông - kẻ dám làm những việc tàn nhẫn nhất miễn điều đó mang lại
lợi ích cho bản thân ông ta và đảng cộng sản của ông. Một bài
báo tiếng Việt gần đây thống kê không đầy đủ, cho thấy mỗi lần Mao có ý định
giành hoặc củng cố quyền lực là mỗi lần có hàng triệu nhân dân
phải bỏ mạng:
1950-Cải cách ruộng đất: 2 triệu địa chủ bị giết.
1957-Chiến dịch chống hữu khuynh: 2 triệu trí thức mất tích.
1960-Đại nhảy vọt: 40 triệu người chết vì đói.
1966-1976-Cách mạng văn hóa: 20 triệu dân, đa phần là trí thức, bị chết
vì sỉ nhục, hành hạ.
Có rất nhiều chuyện
và giai thoại khác về sự tàn nhẫn của Mao nhưng chưa thể kiểm chứng,
như việc Mao hạ lệnh cho pháo phòng không bắn thẳng vào chiếc máy bay
vừa cất cánh để diệt một người trong đảng bất tuân phục.
Theo thiển ý của kẻ
đang viết bài này, cái tội lớn nhất và căn bản của Mao là đã dựng
ra một chính quyền hết sức ác độc-gian xảo khiến cho tới tận ngày
nay nó vẫn tiếp tục hoành hành, gây ra nhiều tội ác man rợ cho nhân
dân Trung Quốc và cho toàn thể nhân loại như Thiên An Môn 1989 và dịch
cúm Vũ Hán Covid-19, bất chấp Mao đã chết.
Bây giờ,
xin quay trở lại với người đệ tử trung thành của Mao: Hồ Chí Minh.
Có lẽ do thuộc hàng
đệ tử, Hồ Chí Minh không có nhiều hành động vĩ cuồng bằng Mao.
Nhưng, trong suốt thời gian ngồi trên ghế quyền lực cao nhất tại miền
Bắc Việt Nam cho tới khi chết, 1945-1969, chính quyền của Hồ Chí Minh
cũng đã làm một số việc:
1953-Cải cách ruộng đất: không có số liệu thống kê xác thực,
các phỏng đoán dao động lớn giữa vài ngàn tới vài chục ngàn địa
chủ, nông dân bị đấu tố rồi hành quyết. Nhưng người bị làm nhục rồi
bị giết đầu tiên là một sự kiện có đầy đủ chứng cớ: Nguyễn
Thị Năm-Cát Hanh Long (1906-1953), một thương nhân lừng lẫy
đương thời, người đã hiến 100 lượng vàng cho chính quyền Hồ Chí Minh.
1956-Nhân văn-Giai phẩm: Không có số thống kê thiệt hại nhân
mạng. Đây là một hành động của chính quyền Hồ Chí Minh có dáng dấp
giống như chiến dịch chống hữu khuynh của Mao đã thực hiện một năm
trước đó nhằm loại bỏ các thành phần trí thức, dù đã có nhiều
công lớn phục vụ đảng, muốn có tự do tư tưởng, tự do sáng tác. Hậu
quả của Nhân Văn-Giai phẩm đối với đất nước là điều không bao giờ có
thể lượng hết vì đây là hành động đánh vào bộ óc của xã hội. Tuy
nhiên, để ngắn gọn và dễ hình dung, chúng ta nên xem lại nhận xét
của người đã có điều kiện quan sát, tìm hiểu và tiếp xúc trực
tiếp với nhiều nạn nhân Nhân văn-Giai Phẩm trong nhiều năm; hơn nữa, ông
còn là đại tá, công an văn hóa, thuộc lực lượng “còn Đảng còn
mình”. Năm 2010, Đại tá A25 đã về hưu Lê
Hoài Nguyên viết:
“Nói chung là cái biện
pháp tổng hợp ấy có một mãnh lực vô hình ghê gớm, nó làm tê liệt mòn mỏi sức lực
và tinh thần của một bộ phận trí thức tinh hoa trong thời gian dài 30 năm.
Việc đấu tranh đã tạo ra nhiều bi hài kịch cho các
trí thức văn nghệ sỹ, tạo ra những vết thương đau đớn giữa thầy và trò, giữa
những người bạn thân cùng chiến đấu trong một chiến hào ngày hôm qua, giữa vợ
chồng, cha con, anh em, giữa con cháu với chú bác ruột. Những vết thương ấy
cũng kéo dài suốt ba mươi năm, cá biệt cho tới ngày nay.”
1967- Xét lại-chống Đảng: Không có số thống kê thiệt hại nhân
mạng. Nhưng chúng ta hãy đọc lại lời của một chứng nhân nói về bản
chất của chiến dịch này:
“Tất cả các cuộc bắt bớ,
giam cầm này đều thực hiện một cách bí mật, hoàn toàn trái với pháp luật. Tất cả
các nạn nhân đều bị đưa đi biệt giam trong nhiều năm mà không hề có một toà án
nào xét xử, không hề được biện minh cho mình như luật định.”
Đây là lời của bà
Phạm Thị Tề, phu nhân của ông Vũ Đình Huỳnh (cựu thư ký của Hồ Chí
Minh) nói thay cho chồng và các nạn nhân khác trong lá thư
kêu oan viết năm 1994 gửi tới chính quyền, 27 năm sau khi
chồng và con trai cả của bà bị tống giam trái luật. Tới nay, năm
2020, lại 26 năm nữa đã trôi qua, cả hai ông bà Vũ đều đã hóa người
thiên cổ, nhưng lá thư kêu oan của bà Tề vẫn chỉ nhận được sự lặng
thinh tuyệt đối của chính quyền, do Hồ Chí Minh sáng lập.
1958- Chính quyền Hồ Chí Minh ra một bố
cáo long trọng trước dư luận Việt Nam và thế giới:
“Chính
phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố,
ngày 4 tháng 9 năm 1958,
của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết
định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.”
Không chỉ “ghi nhận và
tán thành”, chính quyền Hồ Chí Minh còn viết như một lời tự hứa:
“Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho
các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.”
Cái gọi là “hải phận
12 hải lý của Trung Quốc” nêu trong bố cáo này bao phủ cả hai quần
đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Những sự kiện vừa nêu chính là lý do đã làm cho kẻ viết bài
này gọi Hồ Chí Minh là đệ tử của Mao Trạch Đông. Một cuốn Từ
điển tiếng Việt trên mạng cho rằng chữ “đệ tử” có một
trong ba nghĩa: học trò; người theo một tôn giáo; người phục
vụ cho kẻ có quyền lực. Xét mối quan hệ giữa Hồ và Mao, chúng
ta thấy ở cả ba nghĩa, Hồ hoàn toàn xứng với tên gọi: đệ tử của
Mao. Hồ đã tuân thủ học và thực hiện lại các chính sách, hành động
nhẫn tâm của Mao một kẻ có quyền lực và cũng là kẻ cuồng tín đi
theo chủ nghĩa cộng sản, một thứ chủ nghĩa có những tín điều giống
hệt mọi tôn giáo nhưng cũng hoàn toàn khác tôn giáo là cực kỳ phi
nhân.
Người ta thường nói
“ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” hay “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Cổ nhân còn nói thẳng ra rằng: Hãy nói cho ta biết bạn của ngươi là
ai ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi là ai.
Nhưng chữ “đệ tử”
không thể nói hết tình thâm giao và sự trung tín của Hồ với Mao, bởi
lẽ hiếm có “đệ tử” nào dám mang cả lãnh thổ quốc gia dâng cho đàn
anh, đại ca, chủ soái.
Cũng giống như Mao,
chính quyền do Hồ Chí Minh dựng nên vẫn tiếp tục gây ra biết bao thảm
họa, đau khổ, xung đột, mất mát, oan khiên cho người dân và đất nước.
Án tử của Hồ
Duy Hải chỉ là một.
PHS (10/05/2020)
No comments:
Post a Comment