Tôi đã từng ký những hợp
đồng cho các cửa hàng ở những cái shopping malls lớn ở Mỹ, thật không dễ. Tôi
cũng đã từng mở những cửa hàng ở những cái strip malls ở nhiều thành phố ở Mỹ,
thật cũng không dễ tí nào. Bên cạnh những điều kiện đòi hỏi của chủ nhân, thì
giá tiền mướn hàng tháng, phải nói là một gánh nặng vô cùng khó khăn cho các tiểu
thương ở Mỹ.
Shopping Malls càng lớn,
càng nổi tiếng thì luật lệ đòi hỏi càng nhiều và tiền mướn càng cao. Có những
cái shopping malls ở Mỹ, mà tiền mướn hàng tháng kể cả tiền bảo trì và chăm sóc
cho khu vực chung lên đến hơn mươi, mười lăm ngàn đô một tháng là chuyện thường
tình. Tiền mướn ở những khu thương mại này có thể lấy đến 30% - 35% tiền bán
hàng tháng chưa trừ chi phí cũng là chuyện rất thường. Bán cả vốn lẫn lời, cả
công lẫn tiền lương nhân viên một tháng được 4-50 ngàn đô, tiền nhà không, đã mất
1/3 hoặc hơn rồi. Buôn bán chậm chạp, ế ẩm thì còn sống sót được độ chục tháng,
còn bằng èo uột quá thì chỉ 3 tháng tới nửa năm là sạch vốn.
Đại dịch Covid-19 đến bất
ngờ, chết không kịp trở tay. Thử tưởng tượng, cửa hàng bị đóng cửa đột ngột,
không có một xu thu nhập, nhưng tiền mướn tiệm với những cái hợp đồng dài hạn dựa
trên Tín Dụng của mình bồi đắp và xây dựng trong nhiều năm dài, làm sao thoát
ra cho được, Ngoài Việc Phải Khai Phá Sản?
Muốn thoát ra khỏi những
món nợ, những hợp đồng ngoài ý muốn đó, các chủ nhân cơ sở thương mại nhỏ lẻ
như nhà hàng, tiệm ăn nhanh, cửa hàng bán đồ gia dụng, cửa hàng bán quần áo, giầy
dép, đồ xài và ngay cả tiệm tóc, tiệm nails cũng không tránh khỏi. Không ai muốn
và lẽ dĩ nhiên việc khai phá sản là sự chọn lựa sau cùng, Không thể làm gì
khác, thì người ta phải Khai Phá Sản để xóa hợp đồng và chạy nợ. Bởi ngay cả
các chủ nhân của các khu thương mại cho mướn này, cũng phải trả tiền nợ và vốn
đầu tư của họ đã bỏ vào đó.
Nước Mỹ có hơn 30 triệu
cơ sở kinh doanh nhỏ có dưới 500 nhân công. Tuy nhiên, có tới hơn 98% là các cơ
sở có dưới 100 nhân viên. Đây chính là cái Cột Sống của kinh tế Mỹ, bởi nó chiếm
tới 99.9% tổng số của các cơ sở kinh doanh lớn nhỏ kể cả các xí nghiệp sản xuất
và hệ thống ngân hàng. Những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ có dưới 20 nhân viên chiếm
đến 90% trên tổng số.
Đại dịch Covid-19 xảy ra,
thì nhóm được chính quyền Donald Trump và đảng Cộng Hòa lo lắng hỗ trợ đầu tiên
và rộng rãi nhất, chính là nhóm 0.1% các tổng công ty vĩ đại như hãng máy bay
và hệ thống ngân hàng, với số tiền khủng là 500 tỷ đô. Nói cho rõ và gọn để dễ
hiểu thì người dân Mỹ, không bao giờ và không thể được hưởng bất cứ gì, nếu đám
tài phiệt 0.1% không được đảng Cộng Hòa cho hưởng tràn trề dư giả trước, và
luôn là những số tiền khổng lồ. Trong khi đó, đảng Cộng Hòa và những người ủng
hộ họ, luôn miệng mang Kinh Thánh ra rêu rao để mị dân, nhưng lại quên đi rằng,
trong Thánh Kinh có nói rất rõ:
“Chớ ức hiếp đờn bà góa,
hoặc kẻ mồ côi, hoặc người trú ngụ, hay là kẻ nghèo khó, và ai nấy chớ mưu một
sự dữ nào trong lòng nghịch cùng anh em mình.” (Zechariah 7:10)
“Chúng nó mập béo và mởn
mờ. Sự hung ác chúng nó quá đỗi; chẳng xét lẽ cho kẻ mồ côi, hầu cho được thạnh
lợi! Chúng nó chẳng làm sự công bình cho kẻ nghèo.” (Jeremiah 5:28)
Cũng như những lần Khủng
Hoảng Kinh Tế trước đây, những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ chịu nhiều thiệt thòi
hơn cả, lần này cũng không khác. Chẳng những các chuyên gia về kinh tế chỉ dám
“dự đoán” những con số “khiêm nhường” là lần này, con số tiểu thương sẽ phải
phá sản sẽ lên đến hàng trăm ngàn nếu không muốn nói là cả triệu, vì chưa ai có
thể dự đoán là đại dịch này sẽ kéo dài tới khi nào, và đến bao giờ thì người
dân mới có can đảm trở lại sinh hoạt như trước đây.
Hãy nhìn vào bản báo cáo
này ở thành phố Raleigh, North Carolina để hiểu:
Max Gardner là một trong
những luật sư chuyên về khai phá sản lớn và nổi tiếng ở Mỹ. Trong nhiều năm
liên tục vừa qua, ông ta từng điều hành một “trung tâm huấn luyện cho các luật
sư” muốn tiến thân vào ngành khai phá sản thuộc tiểu bang North Carolina 3 đợt
mỗi năm. Thông thường thì mỗi khóa huấn luyện như thế, chỉ có vài chục luật sư
là nhiều. Năm nay cũng vậy, ông ta vừa thực hiện “Khóa huấn luyện khai Phá Sản”
đầu tiên của năm như thường lệ, vào đầu tháng 4 vừa qua. Con số thật ngỡ ngàng,
có tới 776 luật sư đã đăng ký tham dự khóa học này. “Tôi thực sự rất sợ vì
có lẽ tệ nạn khai phá sản lần này sẽ vô cùng kinh hoàng, có lẽ chưa từng thấy
trong lịch sử ở Hoa Kỳ. Tất cả mọi hệ thống kinh doanh sẽ bị xáo trộn không thể
tưởng tượng được.”
Trong thời gian 2 năm
đánh tariff những mặt hàng nhập cảng của Trung Quốc, chính sách gây chiến không
có kế hoạch này của Donald Trump cũng đã gây ra thiệt hại nặng nề cho giới Nông
Nghiệp. Con số Nhà Nông khai phá sản tăng vọt lên 22% chỉ riêng trong năm 2019
mà thôi. Đây là con số lớn nhất tính từ năm 2010 đến nay.
Bên cạnh đó, dịch bệnh
Covid-19 còn có thể khiến khá đông dân Mỹ phải phá sản vì chi phí điều trị cho
dịch bệnh này đắt đỏ đến kinh ngạc, trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nổi tiếng
là cắt cổ của Hoa Kỳ, dẫn đến những tình huống nghiệt ngã cho những người Mỹ
bình thường.
Theo phân tích của
SmartAsset về dữ liệu của Bộ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) thì có tới một
nửa số hộ gia đình người dân Mỹ chỉ có 4 ngàn 5 trăm đô la hoặc ít hơn trong sổ
tiết kiệm của họ vào năm 2016. Nếu chẳng may, những người này cần phải điều trị
vì nghi ngờ bị nhiễm Covid-19, gần như chắc chắn họ sẽ không có đủ tiền trong sổ
tiết kiệm để trang trải chi phí. Một hóa đơn kha khá có thể sẽ xóa sạch hoàn
toàn số tiền tiết kiệm của họ, hoặc ít nhất, làm cạn kiệt số tiền để dành đó.
Nên nhớ, nếu bác sĩ đồng ý cho nạn nhân thử nghiệm Covid-19, thì giá vốn của bộ
thử nghiệm sẽ được miễn phí, nhưng giá chi phí chữa trị ở nhà thương thì không.
Hơn 3 năm trước, người
dân Mỹ đã nhìn thấy được một phần của sự thật về những lời hứa hẹn mị dân của
ông Trump và khi đại dịch Covid-19 ập tới, họ chẳng còn gì để nghi ngờ về những
cái bánh vẽ mà ông Trump mời mọc khi ra tranh cử vào năm 2016 tí nào nữa.
THẾ THÌ, ÔNG TRUMP CÒN CÓ
THỨ GÌ KHÁC, ĐỂ MANG RA TRANH CỬ KỲ NÀY?
*** Hình lụm trên mạng và
chỉ có tính minh họa.
*** Link cho bài "Giấc
Mộng Tàn Tập 2: https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4327998470547489
*** Link cho bài "Giấc
Mộng Tàn Tập 1: https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4326322490715087
-----------------------------------------
Với con số thất nghiệp khủng
ở mức 33.2 triệu người tính đến thứ Sáu ngày 8 tháng 5 vừa qua, phải nói rằng
vào lúc này, kinh tế của Hoa Kỳ không chỉ bị khủng hoảng, mà phải nói là ĐẠI KHỦNG
HOẢNG mới đúng nghĩa. Tất cả đều đứng lại tại chỗ chỉ trong vòng chưa đến 8 tuần.
Donald Trump và đảng Cộng Hòa trong giới lãnh đạo ở Thượng Viện cũng như chính
quyền của ông Trump giờ có hối cũng đã quá muộn. Sự kiêu ngạo, coi thường, ham
hố không chuẩn bị, giờ đã quá trễ để có thể làm bất cứ gì, với hi vọng ghịt lại
được tốc độ của chiếc tàu hỏa kinh tế đang lao hết tốc lực xuống vực thẳm. Gần
như là vô vọng.
Người ta có thể thấy nỗi
tuyệt vọng đó của ông Trump qua những lối hành xử đến gần như điên cuồng của
ông ta trong 3 tuần lễ qua là đủ hiểu. Ngày một hoảng loạn hơn và không thể tự
kềm chế nổi thấy rõ. Nhất là khi cái "Hoax Covid-19" mà theo ông ta
và bộ sậu của ông ta cho rằng, đó chỉ là do đảng Dân Chủ tạo ra, thổi phồng lên
để triệt hạ uy tín của ông ta, HÔM NAY ĐÃ CHÍNH THỨC CÓ MẶT tại tòa BẠCH ỐC qua
những cái khẩu trang, trên những khuôn mặt hốt hoảng.
Vào cuối năm 2019, có khoảng
65% người Mỹ làm chủ căn nhà họ đang ở trên tổng số gần 100 triệu căn nhà đủ loại.
Trong số này, có tới khoảng trên 60% chủ nhà vẫn còn nợ tiền vay từ ngân hàng
và vẫn đang phải trả tiền nợ hàng tháng. Con số này tương đương với 40 triệu
căn nhà mà chủ nhân vẫn còn đang nợ. Tuy vậy, hầu hết những chủ nhà này, đều có
một số vốn đã trả được trong thời gian vừa qua, nằm trong căn nhà, gọi là Home
Equity – Tài Sản Có Trong Nhà, với tổng giá trị lên đến gần 19 ngàn tỷ, một số
tiền khổng lồ.
Trong những cuộc kinh tế
khủng hoảng trước đây, nó thường khởi đầu một cách chậm chạp và kéo dài từ 12 tới
18 tháng trước khi có những cuộc sa thải lớn, cho người dân còn có cơ hội và thời
gian để bán nhà, hoặc ít ra để họ có cái cơ hội “vay thêm một cái nợ nhì” gọi
là Home Equity Loan – Vay Thế Chấp Tài Sản Nhà – Home Equity Lines of Credit,
hoặc Vay Nợ Mới, Lấy Ra Một Số Tiền.
LẦN KHỦNG HOẢNG NÀY THÌ
KHÔNG – NÓ ĐẾN BẤT NGỜ và HẾT SỨC MAU LẸ, TÍNH TỚI NAY, MỚI CHỈ TRONG VÒNG 8 TUẦN.
Bên cạnh đó, việc mua bán
nhà vào thời điểm này, cho dù tiền lời đã được chính quyền Trump giảm xuống đụng
mặt đất, cũng không thể cứu vãn. Vì những bất ổn và chưa thấy tí ánh sáng gì ở
cuối đường hầm, gần như tất cả các ngân hàng trên đất Mỹ, đã và đang đóng băng
toàn diện các đơn từ vay nợ mua nhà. Dễ hiểu thôi, ai dám bảo đảm khi nào thì
trận dịch này sẽ qua đi và sẽ an toàn cho người lao động đi làm trở lại? Nhất
là, các hãng xưởng sản xuất thứ gì bây giờ, và tiêu thụ làm sao, cho ai?
Tuy nhiên, điều nguy hiểm
nhất và rầu rĩ nhất cho những người đang làm chủ nhà và vẫn còn đang phải trả
tiền nợ hàng tháng, mà lại vừa bị mất việc và phải nằm nhà.
Tiền đâu ra trả tiền nhà,
nếu tình trạng này kéo dài thêm 5-7 tháng nữa?
Tiền đâu ra trả tiền nhà,
nếu thực sự thay vì bị ngưng việc tạm thời như hiện nay, họ lại bị sa thải vĩnh
viễn vì xí nghiệp cắt giảm nhân công, cắt giảm sản xuất cho thích hợp với cung
cầu hiện tại?
Trong những cuộc khủng hoảng
trước đây, người chủ nhà vẫn còn có cơ hội lấy tiền ra từ cái gọi là Home
Equity – Tài Sản Có Trong Nhà kia để cầm chừng trong việc chi tiêu khẩn cấp và
có thể cầm cự vài tháng trong lúc chờ bán được nhà. LẦN KHỦNG HOẢNG NÀY THÌ
KHÔNG.
Vào cuối tháng 4 vừa qua,
ngân hàng Wells Fargo, đây là ngân hàng có con số người vay nợ mua nhà lớn nhất
nước Mỹ, đã ra lệnh đóng băng, ngưng không nhận đơn mà chủ nhà muốn Vay Thế Chấp
Tài Sản nào nữa cả. Có nghĩa là, cho dù bạn có tiền nằm trong căn nhà của bạn,
bạn vẫn phải bó tay, không lấy ra được đồng nào. Hệ thống ngân hàng trên đất Mỹ
khi gặp khủng hoảng kinh tế, luôn được chính quyền giải cứu và tiếp trợ đầu
tiên, nhưng chính họ lại quay qua bắt chẹt thân chủ của họ, là người dân Mỹ.
Vào thời điểm này, nếu thất
nghiệp dài hạn xảy ra, túng quẫn, không bán được nhà, thì nơi duy nhất họ có thể
chạy đến vay mượn được “tiền tươi” lại cũng chính là ngân hàng. Thay vì Vay Thê
Chấp Tài Sản Nhà với tiền lời ở mức 5% thì họ phải mượn tiền từ Thẻ Tín Dụng với
mức tiền lời từ 14.99% trở lên. Vậy thì không phải bọn tài phiệt hút máu dân
thì còn gì?
Trong thời gian này, với
cái check hỗ trợ 1200 đô, cộng với tiền thất nghiệp và tiền hỗ trợ thất nghiệp,
những ai may mắn đã được chấp thuận thì còn có thể “sống sót” được một thời
gian ngắn nữa, nhưng nếu thất nghiệp dài dài, hoặc thất nghiệp vĩnh viễn ở cái
tuổi trên 55 chưa tới tuổi lãnh tiền già, và đã quá cái tuổi “hăng say lao động”,
thì cái mái che mưa nắng kia, có thể sẽ chỉ còn lại trong giấc mơ của họ.
Bên cạnh Nợ Mua Nhà, lại
còn tiền Nợ Mua Xe, Nợ Thẻ Tín Dụng, Nợ Đại Học … Tất cả những món tiền nợ này
của người dân Mỹ, đang nằm ở mức kỷ lục gần 16 ngàn tỷ, chia ra trung bình mỗi
người từ sơ sinh đến sắp xuống lỗ, là 48 ngàn đô trên mỗi đầu người. Cộng thêm
hơn 25 ngàn tỷ Nợ Công, chia trung bình mỗi người từ sơ sinh đến sắp xuống lỗ,
là 65 ngàn đô mỗi đầu người. Trong chưa tới 4 năm, Donald Trump đã CỘNG THÊM
khoảng 7 ngàn tỷ tiền nợ và chưa dừng lại, thì ...
AI CÒN MUỐN BẦU CHO TAY TỔ
SƯ BÁN DẦU RẮN NÀY MỘT LẦN NỮA, GIƠ TAY LÊN ĐẾM CÁI COI …
*** Link cho bài Giấc Mộng
Tàn tập 1: https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4326322490715087
*** Link cho bài Giấc Mộng
Tàn tập 3: https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4330155403665129
.
---------------------------------------------------------
Người dân của thị trấn
“Keokuk” một thời trong quá khứ đã từng có nhiều nhà máy sản xuất lớn, nằm bên
cạnh dòng sông Mississippi, hướng Đông Nam của tiểu bang Iowa. Nghề nghiệp
chính của họ là sản xuất xi-rô từ tinh bột bắp, chế tạo các loại bánh xe bằng thép
và sản xuất các con dấu làm bằng cao su với mức lương trung bình là $18/giờ.
Tuy vậy, người dân ở đây vẫn tiếp tục bỏ xứ ra đi, để tìm kiếm những công việc
làm khác tốt hơn. Tính đến cuối năm 2019, dân số ở thị trấn này tới 40% chỉ còn
lại chưa so với dân số vào năm 1960. Nơi đây chính là hình ảnh đại diện như một
cái nhìn chung về miền Trung Tây, ngày càng suy giảm về nhân số, công ăn việc
làm. Chỉ còn lại toàn là thất vọng và lo lắng.
“Nhiều người trước đây đã
bỏ phiếu cho Donald Trump muốn tin vào ông ta, vào những chính sách mà ông ta đưa ra. Trước năm 2016, họ
nghĩ rằng tất cả các chính trị gia ở Mỹ đều hứa XẠO, hứa LÈO và hứa ẨU, chỉ có
một doanh nhân hiểu biết như Donald Trump mới có thể nói thẳng và làm thật,
nhưng trái với những gì họ hi vọng, sự thật thì còn tồi tệ hơn vậy”. Ông Custer
nói.
Tuy biết đã bị lừa, nhưng
rất khó cho nhiều người thừa nhận chuyện đó. Đó là một vở bi hài kịch mà đến
khúc cuối, lại bao gồm cả những việc ngồi xổm lên pháp luật trộn lẫn với trò hề
mà khán giả không biết phải nên cười hay khóc.
Vào thời điểm của cơn dịch
bệnh bùng phát dẫn đến có số tử vong khủng khiếp mà vẫn chưa chậm lại như hiện
nay, rất nhiều người, ngay cả những người đã bầu cho ông Trump, phát hiện ra rằng
ông ta không hề lo lắng cho sự an nguy của họ.
Người dân từ Milwaukee đến
Muskegon đã có những nghi ngờ về những chính sách thất bại của Donald Trump
ngay cả từ trước khi đại dịch khiến họ phải đóng cửa và ngưng mọi hoạt động vào
hồi tháng 3 vừa qua. Cuộc chiến mậu dịch của Donald Trump với Trung Quốc, với
Mexico, với Canada và với khối Liên Minh Châu Âu đã khiến cho việc sản xuất và
tiêu thụ loại bánh xe thép và giá đậu nành gần như đứng lại. Công nhân tại John
Deere, công ty khổng lồ sản xuất những máy móc nông nghiệp, đang bị sa thải với
con số đáng lo ngại ở Davenport. Các nhà máy sản xuất Ethanol ở khu vực này
cũng đã ngừng hoạt động vào dầu năm ngoái. Nông dân ở vùng Tây Bắc của Iowa nhất
là ở khu vực thuộc quận hạt Sioux, nơi ông Trump chiếm 90% phiếu bầu vào năm
2016, đã đồng loạt lên tiếng vào mùa thu năm ngoái rằng, họ từ chối và sẽ không
bỏ phiếu cho ông ta cho nhiệm kỳ 2 sắp tới.
Rất nhiều người tuyên bố
rằng họ đã chán nản sau khi Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường dưới sự đồng ý và cổ súy
của ông Trump, đã cho phép 31 nhà máy lọc dầu không bắt buộc phải thêm phụ chất
Ethanol trong việc pha chế. Trong khi Ethanol được chế biến từ bắp, mà bắp lại
chính là những gì họ sản xuất. Bên cạnh đó, giá bắp còn giảm thêm 20% kể từ
tháng Giêng năm nay. Đến khi đại dịch Covid-19 đến và ông Trump đã coi thường
nó, phải nói, đó chính là ngón đòn kết liễu cái “hi vọng tái đắc cử” của ông
ta.
Vào cuối tháng 4 vừa qua,
các nhà máy xẻ và đóng gói thịt heo ở khu vực này lại đang phải chới với đến phải
đóng cửa, khi nhân viên của họ bị nhiễm trùng Covid-19 hàng loạt. Hơn 60% công
nhân nhà máy chế biến và đóng gói thịt heo ở Perry, Iowa, bị nhiễm bệnh.
Nhiều cuộc thăm dò liên tục
trong hơn 1 năm qua cho thấy, sự tín nhiệm vào Donald Trump càng ngày càng xuống
thấp hơn ở các tiểu bang chao đảo, thuộc vùng Trung Tây nước Mỹ mà ông Trump đã
giành được thắng lợi vào năm 2016 như: Michigan, Wisconsin và Iowa. Bất kỳ cuộc
thăm dò nào ở những vùng mà trước đây thuộc về Donald Trump và đảng Cộng Hòa,
cũng cho thấy Trump và Joe Biden đang ngang ngửa, 5 ăn 5 thua. Có nhiều thành
phố, Joe Biden đang có lượng người dân ủng hộ rất cao, bỏ Trump khá xa.
(Chickens coming home to roost) đây là một câu ngạn ngữ ý nói … Cuối cùng thì
đàn gà luôn trở lại chuồng để ngủ.
Khi hơn 32 triệu người
lao động đã phải làm đơn xin tiền thất nghiệp và một nửa trong số này dự kiến
là sẽ mất Bảo Hiểm Y Tế của họ vào mùa thu sắp tới đây, trong một tương lai mờ
mịt không có lối thoát, thì những ông bà Dân Biểu và Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng
Hòa đương nhiệm sẽ thấy nguy cơ thất cử rất cao vào tháng 11 sắp tới. Mất những
tiểu bang một thời từng là Thành Trì Vững Chắc này, thì hi vọng tái đắc cử của
Donald Trump và đảng Cộng Hòa cũng sẽ tiêu tan theo mây khói.
*** Link cho bài Giấc Mộng
Tàn tập 2: https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4327998470547489
*** Link cho bài Giấc Mộng
Tàn tập 3: https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4330155403665129
--------------------------
Roughly 33.5 million
people have now filed for jobless aid in the seven weeks since the coronavirus
began forcing millions of companies to close their doors and slash their
workforces
By Christopher
Rugaber
Published May 7, 2020 •
Updated on May 7, 2020 at 12:32 pm
No comments:
Post a Comment