Thiện Lê/Người Việt
May
12, 2020
LOS
ANGELES, California (NV) – Tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức
một cuộc họp báo qua mạng hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Năm, để nói về ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 đối với thế giới.
Bản
đồ những nước cần cứu trợ thực phẩm trong năm 2020. (Hình: Dolce Gamboa cung cấp)
Chủ
đề của cuộc họp lần này là để nói về ảnh hưởng của đại dịch đối với di trú của
toàn cầu. Vì đi lại khó khăn trong lúc dịch bệnh hoành hành, nhiều di dân và
người tị nạn phải vào rừng nhiệt đới để tìm cách sống sót và gây nhiều tác hại
cho rừng.
Có
đến hàng trăm cơ quan truyền thông thiểu số tham dự buổi họp này.
Để
thảo luận về các vấn đề này, EMS mời ba diễn giả là ông Demetrious
Papademetriou, ông Dan Nepstad và bà Dulce Gamboa.
Diễn
giảDemetrious Papademetriou. (Hình: Chụp từ màn hình buổi họp)
Ông
Papademetriou là đồng sáng lập viên và chủ tịch danh dự của Học Viện Luật Di
Trú tại Washington D.C. Ông tham dự buổi họp báo này để nói về ảnh hưởng của đại
dịch đối với di dân trên toàn cầu.
Di trú khắp thế giới “gần như đứng yên”
Điểm
đầu tiên ông muốn thảo luận là di trú ở khắp thế giới gần như đứng yên, không
ai đi đâu cả. Việc đi lại cũng rất khó khăn và biên giới phải đóng cửa. Đại dịch
COVID-19 còn làm những người muốn xin ẩn náu ở một nước nào đó không xin được.
Di
trú theo diện gia đình cũng đứng yên, nhưng di trú theo diện lao động vẫn còn một
chút vì nước nào cũng cần những người làm “nhân viên thiết yếu” như nhân viên y
tế.
“Tuy
vậy, một loại nhân viên mà nước nào cũng muốn có là người làm nghề nông vì nguồn
thực phẩm của các nước giàu có hay các nước đang phát triển đều dựa vào họ,”
ông nói.
Những
“nhân viên thiết yếu” vẫn được phép di trú theo diện lao động và chỉ có họ được
đi lại, những người trong các ngành khác không được đi.
Điểm
thứ hai, theo ông, là thế giới phải tìm cách định hướng trong vòng ba tới sáu
tháng sắp đến. Để biết được điều này, các quốc gia phải biết rõ kinh tế nước
mình bị trì trệ bao nhiêu, nhất là với các nước giàu có.
“Kinh
tế trì trệ đến mức chưa từng thấy, chỉ có thể so sánh với đại khủng hoảng của
thập niên 1930 thôi,” ông Papademetriou nói.
Theo
ông, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết số tiền của những người làm việc ở nước
ngoài và gửi về quê nhà giảm đến $100 tỷ. Trong những ngày gần đây, Ngân Hàng
Thế Giới ước tính số tiền này lên đến $142 tỷ.
Rất
nhiều người ở những nước đang phát triển phải sống dựa vào tiền của người thân ở
nước ngoài gửi về và đó một trong những nguồn tiền chính của họ. Đại dịch
COVID-19 đang làm họ không nhận được tiền đó và đang gặp rất nhiều khó khăn.
Gây nguy hiểm cho rừng nhiệt đới
Diễn
giả thứ hai là ông Dan Nepstad, chủ tịch và sáng lập viên của Earth Innovation
Institute. Ông dự buổi họp báo để thảo luận về việc đại dịch làm nhiều người phải
trốn vào rừng nhiệt đới để tìm cách sống sót, nhưng điều đó gây nguy hiểm cho rừng
nhiều hơn bình thường.
Diễn
giả Dan Nepstad. (Hình: Chụp từ màn hình buổi họp)
Theo
ông, tại các nước Á Châu hay những nước gần rừng nhiệt đới Amazon, các ngôi chợ
ẩm thấp là nơi lan truyền COVID-19 nhiều nhất. Chính vì vậy, chính phủ phải
đóng cửa chợ. Những người thường bán hàng tại chợ không kiếm sống được.
Ông
cho biết hàng ngàn người phải bỏ chạy từ Lima, Peru vào rừng Amazon. Những người
sống trong rừng như vậy thường tìm cách trồng trọt, phải phá rừng để có đất và
gây nguy hiểm cho rừng nhiệt đới hơn.
Ông
Nepstad còn cho hay mùa cháy rừng của năm 2020 sẽ trầm trọng hơn so với năm
ngoái và việc ngày càng có nhiều người sống trong rừng sẽ tiếp phần làm cháy rừng
nguy hiểm hơn.
Nạn đói toàn cầu
Diễn
giả cuối cùng là bà Dulce Gamboa, chuyên gia của tổ chức Bread for the World. Bà
thảo luận về tác hại của COVID-19 đối với những nước đang phát triển, có nhiều
người nghèo đói và thế giới phải tìm cách giải quyết nạn đói toàn cầu trong thời
dịch.
Diễn
giả Dolce Gamboa. (Hình: Chụp từ màn hình buổi họp)
Theo
bà, Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới đưa ra thông số, cho thấy số người không đủ
ăn trên toàn cầu tăng gấp đôi, lên đến 265 triệu người.
Không
chỉ vậy, đại dịch sẽ làm số người nghèo đói tăng khắp thế giới, nhất là tại các
nước đang gặp nạn đói, có số người suy dinh dưỡng cao.
Yemen,
Congo, Afghanistan, Venezuela, Ethiopia, Nam Sudan, Syria, Sudan, Nigeria và
Haiti là 10 quốc gia thiếu thực phẩm nhất của năm 2019 và đang cần sự trợ giúp
của thế giới.
Trong
10 nước này, Nam Sudan, Yemen và Nigeria đang gặp nguy hiểm nhiều nhất.
Chính
vì vậy, bà Gamboa cho rằng chính phủ Hoa Kỳ nên ký dự luật dành ra $12 tỷ để
giúp đỡ thế giới chống lại COVID-19. Không chỉ vậy, chính phủ Mỹ nên bỏ ra thêm
$12 tỷ để có các chương trình cứu trợ thực phẩm, y tế và kinh tế, cũng như chế
tạo vaccine.
Vì
thế giới không biết bao giờ mới bình thường trở lại, ba diễn giả muốn đưa ra một
số thông tin nói trên để giúp nhiều cộng đồng nắm rõ tình hình hơn và hy vọng
đây là những thông tin hữu ích. (Thiện Lê)
No comments:
Post a Comment