Xuân
Ân - Như Ý
12/05/2020
Dân Luận: Chỉ cần đọc điều thứ 9 và so sánh với bản Kháng
nghị của VKS về vụ Hồ Duy Hải là đủ biết 17 thẩm phán không thèm đọc
hồ sơ rồi.
*
Sau phiên giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán tối cao
giữ nguyên án tử hình các cấp sơ – phúc thẩm đã tuyên án cho Hồ Duy Hải về các
tội giết người, cướp tài sản.
Chiều 8/5, Hội đồng Thẩm
phán (HĐTP) TAND Tối cao đã công bố Quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ
Duy Hải. Ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó chánh án TAND Tối cao thay mặt 17
thành viên HĐTP đọc bản án.
Ông Nguyễn Trí Tuệ
- Phó chánh án TAND Tối cao..
Án giám đốc thẩm đã phân
tích từng kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao trong vụ Hồ Duy Hải và
quyết định bác bỏ kháng nghị này, giữ nguyên án tử hình đã tuyên.
Thứ nhất, kháng nghị cho rằng việc kết luận việc Hải có mặt ở hiện trường là
không có căn cứ. Tuy nhiên, HĐTP thấy căn cứ vào lời khai của một số nhân chứng
và của Hải, có việc chiếc xe máy Dream của Hải dựng ở bưu điện; các nhân chứng
cũng nhận dạng được tóc, áo của Hải.
Lời khai của Hải cũng phù
hợp với người bán hoa quả tên Ngân về việc Hải đưa tiền cho chị Nguyễn Thị Thu
Vân (một trong 2 nạn nhân) đi mua trái cây. Lời khai của Hải phù hợp với vị
trí, các đồ vật có mặt tại hiện trường và Hải phải có mặt ở đó mới có thể mô tả
chính xác. Do đó, HĐPT cho rằng đủ có chứng cứ kết luận Hải có mặt tại hiện trường
và kháng nghị là không đúng.
Thứ 2, kháng nghị cho rằng Hải không thể có mặt ở Bưu điện Cầu Voi trước 19h39
ngày xảy ra vụ án. HĐTP nêu viện dẫn việc nhân chứng Đinh Vũ Thường có mặt ở
bưu điện trước thời điểm này; thời gian Hải ở quán cầm đồ, gặp một số người
khác... rồi đến bưu điện. Qua đây, HĐTP kết luận Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường
lúc 19h34 là có căn cứ.
Thứ 3, kháng nghị cho rằng nhiều chứng cứ chưa được thu thập, đánh giá, lời
khai của bị cáo còn nhiều mâu thuẫn… HĐTP nhận định, lời khai có nhiều mâu thuẫn
nhưng phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm và chứng tỏ cơ quan tố tụng cấp sơ
thẩm, phúc thẩm không mớm cung, bức cung bị cáo. Có những tình tiết rất nhỏ, chỉ
người trực tiếp thực hiện hành vi mới biết nhưng Hải vẫn khai ra được. Vì vậy,
không cần hủy án để làm rõ các mâu thuẫn này.
Thứ 4, kháng nghị cho thấy có nhiều mâu thuẫn lớn trong thu thập chứng cứ, như
đêm đó Bưu điện Cầu Voi có nước hay không… Các thẩm phán tối cao cho rằng, lời
khai của các nhân chứng phù hợp với lời khai của Hải về việc bưu điện có nước
vì có giếng. Cho rằng mâu thuẫn giữa lời khai của Hải về đập đầu nạn nhân vào
lavabo nhưng không thấy dấu vết trên lavabo là nhận định trái với nguyên tắc chứng
minh tội phạm. Lời khai đó sai như chính Hải đã khai lại sau này, nội dung
không đập đầu chị Hồng vào lavabo. Biên bản khám nghiệm hiện trường và bản án
cũng không khẳng định Hải đập đầu chị Hồng vào lavabo nên không cần thiết phải
điều tra lại.
Thứ 5, lời khai của Hải mâu thuẫn với vị trí các đồ vật có mặt trong
phòng, các thẩm phán cho rằng việc này được thể hiện ở bản án nên không nhất
thiết phải điều tra lại. Tình tiết này cũng không có ý nghĩa trong việc xác định
Hải phạm tội hay không.
Thứ 6, không có dấu vết máu trên cánh cổng sau dù Hải khai trèo qua đây tẩu
thoát sau khi cắt cổ các nạn nhân nên người Hải cũng dính máu. Tòa án cho rằng,
chính Hải khai đã vào nhà vệ sinh rửa sạch máu sau gây án nên việc không phát
hiện máu trên tường đã chứng minh Hải khai đúng, không cần thiết phải điều tra
lại.
Thứ 7, về dấu vân tay thu thập được ở hiện trường không có của Hồ Duy Hải và
không biết của ai, HĐTP lập luận, bưu điện là nơi công cộng nên nhiều dấu vấn
tay là đúng. Việc này cũng không thể chứng minh Hải vô tội.
Thứ 8, kháng nghị cho rằng Hải đánh vào mặt chị Hồng bằng tay sẽ không gây ra
vết thương trên mặt như bản ảnh thể hiện. HĐTP cho rằng nhận định này của viện
kiểm sát là chủ quan, loại trừ một số cơ chế hình thành các vết thương. Các kết
luận giám định cũng phù hợp với lời khai của Hải, biên bản khám nghiệm hiện trường,
biên bản khám nghiệm tử thi… nên việc điều tra lại để làm rõ là không cần thiết.
Thứ 9, về ý kiến mẫu tàn tro thu được không có giá trị chứng minh trong vụ,
các thẩm phán nhất trí việc nếu không có lời khai của Hải về việc tự đốt quần
áo, cơ quan điều tra cũng không thể biết để thu giữ. Giám định mẫu tro phát hiện
nguyên liệu làm quần áo, phù hợp với lời khai của Hải.
Thứ 10, kháng nghị cho rằng điều tra không làm rõ nơi Hải tiêu thụ tài sản cướp
được. Về việc này, HĐTP cho rằng Hải đã mô tả tài sản của nạn nhân Hồng phù hợp
với lời khai của bố đẻ và bạn của chị; Hải cũng nhận dạng được các tài sản này
khi thực nghiệm và vẽ chính xác sơ đồ nơi tiêu thụ tài sản. Vì vậy, không nhất
thiết phải trả hồ sơ làm rõ việc này.
Thứ 11, kháng nghị cho rằng Hải khai lần đầu đến Bưu điện Cầu Voi nhưng lại mô
tả được chi tiết các đồ vật có mặt trong phòng. Tòa án nhận thấy, thời gian Hải
có mặt tại hiện trường từ 19h30 đến 21h 30 là đủ để biết các chi tiết trong một
không gian nhỏ như bưu điện.
Thứ 12, kháng nghị mâu thuẫn trong việc Hải trở về nhà, lúc khai về cửa mở, lúc
khai cửa khóa… nhưng HĐTP khẳng định việc này không phải tình tiết chứng minh tội
phạm, không cần điều tra lại.
Thứ 13, về việc kháng nghị nêu các chứng cứ thu được như con dao, thớt, ghế…
không phải công cụ gây án. Các thẩm phán cho rằng phía điều tra không biết thớt
là hung khi cho đến khi Hải khai ra, Hải cũng giấu kỹ con dao và được nhân viên
thu dọn phát hiện, đem đốt bỏ… Việc cơ quan điều tra mua dao, thớt về chỉ để
các nhân viên này và Hải nhận dạng, không phải dùng làm chứng cứ như kháng nghị
nêu. Vì vậy, không cần trả hồ sơ điều tra lại.
Thứ 14, về kháng nghị liên quan đến thời điểm chết của nạn nhân, HĐTP đồng ý
đây là thiếu sót trong điều tra nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến bản chất
vụ án.
Thứ 15, về việc khám nghiệm tử thi, kháng nghị cho rằng vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng khi một người vừa khám nghiệm hiện trường vừa khám nghiệm tử thi.
HĐTP dẫn các chữ ký trong hồ sơ và khẳng định khám nghiệm đã đủ thành phần,
kháng nghị của viện tối cao thiếu căn cứ.
Thứ 16, về kháng nghị nội dung không đưa lời khai ban đầu của Hải và một số
nhân chứng khác vào hồ sơ, tòa án cũng đồng tình đây đây là thiếu sót của cơ
quan điều tra. Tuy nhiên, các tài liệu này không ảnh hưởng đến bản chất vụ án
nên không nhất thiết phải điều tra lại.
Thứ 17, HĐTP cho rằng có sửa chữa chính tả trong biên bản ghi lời khai
nhưng việc này là sai sót nhưng không làm ảnh hưởng bản chất vụ án.
Đáng chú ý, các thẩm phán
tối cao cho rằng Hải không kêu oan tại phiên sơ thẩm và chỉ kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt; phúc thẩm lúc kêu oan lúc không và trong đơn ân giảm tử hình, Hải
thừa nhận phạm tội.
Chủ tịch nước đã có quyết
định không chấp nhận đơn xin ân giảm của Hải nhưng viện kiểm sát vẫn ra kháng
nghị, đề nghị hủy án tử hình của Hải là sai quy định.
No comments:
Post a Comment