Tuesday 16 October 2018

MỸ CÓ ĐANG GIẪM VÀO VẾT XE ĐỔ CỦA CỘNG HÒA LA MÃ? (FB Vi Yên Nguyễn)





Các thiết chế dù được thiết kế tốt đến đâu thì cũng sẽ sụp đổ khi những người vận hành chúng trở nên suy đồi.

Cộng hòa La Mã là một ví dụ điển hình. [1]

Từng được coi là hình thức chính quyền hoàn hảo nhất tồn tại thời cổ đại, song rốt cuộc nó cũng rơi vào chuyên chế khi mà vào cuối thời Cộng hòa, các đức hạnh truyền thống như sự tiết chế, lòng ái quốc, và tính thỏa hiệp chính trị ngày càng sụt giảm. [2]

Khi sao chép mô hình cộng hòa của La Mã, các nhà lập quốc Mỹ đã nỗ lực sửa chữa nhiều nhược điểm trong thể chế của nó, như thiết lập một hệ thống phân chia và kiểm soát quyền lực triệt để hơn. [3] Tuy nhiên, họ lại chẳng thể nào kiểm soát được đức hạnh của con người để tránh cái sai lầm mà người La Mã từng mắc phải.

Giờ đây, những điều ấy bắt đầu xuất hiện tại Mỹ như nạn phe phái, bế tắc chính trị và bất bình đẳng xã hội – thật chẳng khác gì mấy so với những tháng năm cuối cùng của Cộng hòa La Mã.

TIỀN BẠC LÀM THU HẸP CƠ HỘI THAM CHÍNH

Nếu như xưa kia Caesar đã phải vay mượn tới 1.300 ta-lăng (đơn vị tiền tệ của La Mã, một ta-lăng vào khoảng hơn 32kg vàng) cho các chiến dịch tranh cử [4], thì nay người Mỹ cũng tiêu tốn hàng tỷ đô-la cho các cuộc bầu cử tổng thống.

Tốn kém nhất phải kể tới mùa bầu cử năm 2012, khi mà Mỹ đã bỏ ra một số tiền khổng lồ vào tầm 6 tỷ đô-la. [5] Họ dùng tiền vào việc gì mà hao đến vậy?

Các ứng cử viên “chạy đua” vào chính trường La Mã thường mua chuộc dân chúng bằng cách chi tiêu hoang phí vào những bữa tiệc, trò chơi, và vô vàn buổi trình diễn.

Còn ngày nay, các ứng viên tổng thống Mỹ có thể tổ chức những chiến dịch kéo dài cả năm trời trước kỳ bầu cử. Họ chạy quảng cáo trên truyền hình, đi tới từng bang để diễn thuyết, và cần tới một ê-kíp khổng lồ để lo liệu mọi sự, từ việc chọn một bộ vest, cho tới giăng khắp nơi những tấm băng-rôn.

Có lý do chính đáng để họ phải chi nhiều đến vậy.

Theo một khảo sát của tổ chức United Republic về cuộc bầu cử quốc hội Mỹ năm 2012, những ứng cử viên hầu bao rủng rỉnh hơn sẽ có tới 91% khả năng thắng cử. [6] Rõ ràng, giờ đây, khó có chỗ cho những ai thực sự có tài năng chính trị và có tinh thần ái quốc nếu họ không đủ tiền để tranh cử.

TIỀN BẠC CHI PHỐI CHÍNH TRỊ

Trong cộng hòa La Mã cũng có các tổ chức như các tập đoàn ngày nay, đó là giới Tô thuế (Publican). Việc quản lý thu thuế hay các dự án xây dựng công cộng thường được đấu thầu cho các publican trong một thời gian nhất định, giúp đem lại cho họ một nguồn thu khổng lồ. Chính vì mối lợi lớn như vậy, nên họ luôn tìm cách mua chuộc Viện nguyên lão.

Không có các nguyên lão bảo trợ, giới Tô thuế không thể nhận được thầu khai thác các tỉnh; và không có các Tô thuế tài trợ, giới nguyên lão không thể chi trả cho các chiến dịch tranh cử vào ghế Quan Chấp chính. Quan hệ này là một trong những nguyên nhân chính đã phá hủy các cuộc bầu cử và làm mục rữa chính quyền.

Ở Mỹ cũng không khác là mấy. Để tranh cử, các ứng cử viên cần phải có những nhà tài trợ kếch sù như các công ty, tập đoàn lớn. Các ứng cử viên hứa hẹn để được tài trợ, và rồi khi thắng cử, chính những lời hứa đó sẽ dễ dàng bóp méo chính sách. Thay vì phục vụ lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, thì nay các chính sách lại có khuynh hướng phục vụ cho các tập đoàn. [7]

Chính điều ấy làm cho môi trường chính trị Mỹ trở nên dần suy đồi. Chức vụ chính trị giờ đây không được coi như một vinh hạnh và bổn phận phục vụ quốc gia, mà như một cơ hội tìm kiếm tư lợi cá nhân. Ranh giới giữa vận động hành lang và tham nhũng chính sách ngày càng mỏng manh, và khó mà biết được ai mới là người thực sự hưởng lợi sau một cuộc bầu cử dân chủ.

PHÂN HÓA XÃ HỘI VÀ TÌNH TRẠNG PHE PHÁI

Một trong các nguyên nhân sâu xa khiến cho xã hội Mỹ chia rẽ như hiện nay là do tầng lớp trung lưu bị thu hẹp, khi bất bình đẳng ở Mỹ ngày càng tăng. So với những năm 1980, ngày nay 1% dân số giàu nhất nước Mỹ đã kiếm được gấp 3 lần thu nhập; trong khi đó, 50% dân số ở dưới đáy vẫn chẳng thay đổi gì. [8]

Nếu như trước kia giới trung lưu chiếm phần đông dân số và là trọng tâm của chính sách, thì ngày nay xã hội phân hóa khiến cho chính sách giữa các đảng phái ngày càng khác biệt.
Trong nhiều thập kỷ qua, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã không thể thỏa hiệp để giải quyết các vấn đề như nhập cư, an ninh và an sinh xã hội. Nhà kinh tế học Daron Acemoglu cho rằng nước Mỹ lúc này đang trong một giai đoạn “đả phá các tín điều”, khi mà xã hội ngày càng phân cực sâu sắc.

Dễ thấy nhất là trường hợp của vị tổng thống Mỹ Donald Trump mới nhậm chức hồi đầu năm nay, khi ông đã phá bỏ nhiều chuẩn mực chính trị truyền thống của Mỹ trong những tháng đầu tiên cầm quyền. [9] Chính vì vậy mà giờ đây, việc vận hành chính quyền trôi chảy trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Người Mỹ cần phải biết rằng một trong những nguyên nhân chính khiến Cộng hòa La Mã sụp đổ chính là mối bất hòa phe phái.

Cuối thời kỳ Cộng hòa, khi nền chính trị bị chia rẽ giữa giới lãnh đạo quý tộc (đại diện là Sulla, Cato, Brutus) và giới lãnh đạo bình dân (đại diện là Gracchi, Gaius, Caesar), hai phe này đã không chịu thỏa hiệp với nhau. Họ đã sử dụng những biện pháp ngoài khuôn khổ thiết chế để giải quyết vấn đề: thông qua luật bất chấp ý kiến của Viện nguyên lão, nắm giữ quân đội cho mục đích chính trị cá nhân, thậm chí dùng tới cả đao gươm.

BẾ TẮC CHÍNH TRỊ

Những điều kể trên đã biến Mỹ thành một thể chế mà nhà khoa học chính trị Fukuyama gọi là “nền dân chủ phủ quyết”, nơi người ta sử dụng các thiết chế chính trị để cản trở lẫn nhau, dẫn đến bế tắc chính trị.

Cộng hòa La Mã cũng từng sở hữu một hệ thống kiểm soát và đối trọng để cân bằng quyền lực. Hệ thống này vận hành rất tốt vào thời kỳ đầu, khi người La Mã vẫn là những con người đức hạnh, tiết chế, thỏa hiệp vì lợi ích chung.

Tuy nhiên nó đã không còn vận hành được nữa khi lòng vị kỷ và tham vọng trở nên quá mức. Và khi đức hạnh suy đồi, người ta sẵn sàng sử dụng bất cứ phương tiện gì để đạt được quyền lực, kể cả cái phương tiện vốn dùng để kiểm soát quyền lực. Đó là lúc hồi chuông gióng lên, báo hiệu cái chết của nền cộng hòa.

Từ những dấu hiệu trên, người ta không khỏi lo ngại về tương lai của một nền cộng hòa non trẻ chỉ mới bằng một nửa tuổi đời của Cộng hòa La Mã xưa kia.

Liệu nước Mỹ có vượt qua được số phận của cường quốc bản mẫu của nó hay chăng? Thời gian sẽ trả lời.

---

XEM THÊM

Kỳ 1: Người La Mã nhốt quyền lực vào lồng thể chế cộng hòa như thế nào
https://www.luatkhoa.org/…/nguoi-la-ma-nhot-quyen-luc-vao-…/

Kỳ 2: Bốn nguyên nhân khiến Cộng hòa La Mã sụp đổ
https://www.luatkhoa.org/…/bon-nguyen-nhan-khien-nen-cong-…/

Kỳ 3: Các nhà lập quốc Mỹ học gì từ nền Cộng hòa La Mã?
https://www.luatkhoa.org/…/cac-nha-lap-quoc-hoc-gi-tu-nen-…/

---

CHÚ THÍCH

1. Vi Yên, "Bốn nguyên nhân khiến nền Cộng hòa La Mã sụp đổ", Luật Khoa, 14/8/2017.
https://www.luatkhoa.org/…/bon-nguyen-nhan-khien-nen-cong-…/

2. Minh Anh, "Người La Mã 'nhốt' quyền lực vào 'lồng' thể chế cộng hòa như thế nào?", Luật Khoa, 05/08/2017.
https://www.luatkhoa.org/…/nguoi-la-ma-nhot-quyen-luc-vao-…/

3. Vi Yên, "Các nhà lập quốc Mỹ học gì từ nền Cộng hòa La Mã", Luật Khoa, 22/8/2018.
https://www.luatkhoa.org/…/cac-nha-lap-quoc-hoc-gi-tu-nen-…/

4. John Dryden (chuyển ngữ) 2015, Plutarch, Plutarch Lives: Life of Julius Caesar, CreateSpace Independent Publishing Platform, chương 5, mục 4.

5. John Hudson, "The most expensive election in history by the numbers", The Atlantic, 6/11/2012.
https://www.theatlantic.com/…/most-expensive-electi…/321728/

6. "Money wins congressional races 91% of the time", Represent.us, 2012.
https://visual.ly/…/infogra…/politics/how-money-won-congress

7. Tamasin Cave and Andy Rowell, "The truth about lobbying: 10 ways big business controls government", The Guardian, 12/3/2014.
https://www.theguardian.com/…/lobbying-10-ways-corprations-…

8. Heather Long, "U.S. inequality keeps getting uglier", CNN, 22/12/2016.
http://money.cnn.com/…/econo…/us-inequality-worse/index.html

9. Daron Acemoğlu, "American democracy is dying and this election won't fix it", Foreign Policy, 7/11/2016
http://foreignpolicy.com/…/american-democracy-is-dying-and…/

---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Henrik Mouritsen, 2017, Politics in The Roman Republic, Cambridge University Press.

2. Mortimer N. Sellers, 1994, American Republicanism: Roman Ideology in the United States Constitution, NYU Press.

3. Robin Waterfield (biên tập) 2010; Polybius; The Histories (Oxford World’s Classics); Oxford University Press.

4. O. Foster (chuyển ngữ) 1919; Livy; Livy: History of Rome; Harvard University Press.

5. Marshall Davies Lloyd 1999; Polybius and the Founding Fathers: the separation of powers; St. Margaret’s School.

6. William E. Dunstan; 2010; Ancient Rome; Rowman & Littlefield Publishers.

7. Ian Scott-Kilvert (chuyển ngữ) 2010, Plutarch, Rome in Crisis, Penguin Classics.

8. Anthony Everitt (chuyển ngữ) 2006, Augustus, Augustus: The Life of Rome’s First Emperor, Random House.

9. A. J. Woodman (chuyển ngữ) 2008, Sallust, Catiline’s War, The Jurgurthine War, Histories, Penguin Classics.
---

ẢNH
Lane Hickenbottom/ Reuters

---
Bài đăng trên Luật Khoa ngày 13/09/2017 tại https://www.luatkhoa.org/…/co-dang-giam-vao-vet-xe-cua-con…/

----------------------------------

THU THẬP THÔNG TIN GỬI FACEBOOK
Để khiếu nại vấn đề các tài khoản Facebook của người dùng Việt Nam bị tấn công vô cớ, nhóm SaveNET khởi tạo danh sách này nhằm thu thập thông tin của các cá nhân đã và đang bị tấn công khiến cho tài khoản Facebook của họ bị khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn; bị xóa bài viết do lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ, viết bài phản biện chính sách, hoặc tố cáo sai phạm của quan chức, doanh nghiệp.
Mọi thông tin do bạn cung cấp sẽ được đối tác c...

*
QUỐC TẾ NÓI GÌ VỀ LUẬT AN NINH MẠNG VIỆT NAM?
- Facebook: "sẽ không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, trừ những ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi." [1]
- 32 Nghị sỹ Châu Âu ra điều kiện phê chuẩn EVFTA: "chính phủ Việt Nam phải sửa đổi Luật An ninh mạng theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế." [2]

*
BỘ CÔNG AN VIỆT NAM SỬ DỤNG THIẾT BỊ DO TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ
Ngày 16/9 vừa rồi, Bộ Công an Việt Nam đã cắt băng khánh thành phòng LAB do Trung Quốc viện trợ cho mục đích "đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao", như một nỗ lực dọn đường để thực thi Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực từ đầu năm tới. [1]
Ít ai biết rằng, đầu năm nay, Trung Quốc đã bị cáo buộc ăn cắp dữ liệu của trụ sở Liên minh Châu Phi, tòa nhà vốn do Trung Quốc hỗ trợ xây dựng vào năm 2012. [2]

*
Vi Yên Nguyễn đã cập nhật ảnh bìa của cô ấy.
Ký tên Kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành Luật An ninh mạnghttps://bit.ly/hoanluatanm
KIẾN NGHỊ QUỐC HỘI HOÃN THI HÀNH LUẬT AN NINH MẠNG ĐỂ SỬA ĐỔI
Kính gửi: Các Đại biểu Quốc hội Việt Nam







No comments:

Post a Comment

View My Stats