Hoài bão của hầu hết những bậc làm cha làm mẹ, bên cạnh
việc nuôi nấng con cái, dậy dỗ cho chúng nên người, lo cho chúng trong việc lập
gia đình, thì mối ưu tư còn lại là những năm tháng dài cố gắng ky cóp gầy dựng
làm sao để có một ít của cải để lại cho con cháu sau này. Ai cũng thế, có ít để
lại ít, có nhiều để lại nhiều, nhưng hầu như ai cũng phải có MỘT GIA TÀI để lại.
Một đất nước, một quốc gia, hay một dân tộc cũng vậy.
Ngày xưa ông cha ta, đã bỏ biết bao mồ hôi nước mắt, biết bao xương máu ra để mở
mang bờ cõi, để gìn giữ từng mét vuông đất của nước nhà.
Để làm gì?
Cha ông chúng ta cũng chỉ có một điều mong ước, một
niềm hoài bão duy nhất, đó là để lại cho những thế hệ con cháu mai sau MỘT GIA
TÀI, mà người mình thường gọi đó là GIA TÀI CỦA MẸ …
CÁI GIA TÀI LÀ MẢNH ĐẤT HÌNH CHỮ S CỦA … NGÀY HÔM
QUA.
Đất nước nào cũng thế, chính phủ của họ luôn lo toan
cho cái gia tài để lại không phải chỉ trong hiện tại, hoặc 5-10 năm tới, nhưng
là hàng mấy chục năm dài sau đó. Ta có thể thấy họ thể hiện điều đó qua việc họ
tìm mọi cách để phát triển đất nước, không chỉ riêng về mặt kinh tế, chính trị
hay quân sự hoặc lo lắng cho nền độc lập của nước nhà, nhưng còn lo cả về mặt cải
thiện giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển trình độ và kiến thức cho tương
lai của những thế hệ con cháu mai sau.
Đau khổ thay, cái GIA TÀI CỦA MẸ của dân tộc Việt,
đã rơi vào tay những đứa chỉ biết phá hoại.
Từ Bắc vô Nam không đâu không có những sự tàn phá đến
thê thảm. Mạnh thằng lớn thằng lớn phá. Mạnh thằng nhỏ thằng nhỏ phá. Thằng lớn
toa rập bán lớn. Thằng nhỏ hè nhau bán nhỏ. Chẳng những thế, chúng nó còn lôi
người về để phá thêm cho mau tàn lụi. Chúng giờ đây chẳng khác bọn con nghiện,
cứ hở ra cái gì là chúng tìm đủ mọi âm mưu, nghĩ ra đủ mọi cách, sắp xếp để bán
tất tần tật. Vơ vét bán không chừa một thứ gì để lại cho con cho cháu về sau.
Giờ đây, khắp cả 3 miền của đất nước, không còn một
vùng đất nào thiếu vắng những chủ nhân ông người Trung Quốc. Ngay cả ở những
phường, những quận trong Sài Gòn, cho tới những vùng đất hẻo lánh của hòn đảo
Phú Quốc xa xôi. Chúng nhào nặn, chúng vơ vét, chúng bán sạch, rồi chúng tẩu
tán những của cải đó ra nước ngoài với tốc độ chóng mặt, thì thử hỏi trong vài
năm nữa, cái GIA TÀI CỦA MẸ ĐÓ, SẼ CÒN LẠI ĐƯỢC NHỮNG GÌ CHO CON CHÁU MAI SAU?
Khỏi kể lể dài dòng, trong chúng ta ai lại không biết,
không nghe đến những tàn phá của những nhà máy nhiệt điện, những nhà máy giấy,
những nhà máy than và cả hàng trăm nhà máy đủ loại mà chủ nhân ông là người
Trung Quốc, ngày đêm xả thải xuống đất nước Việt Nam. Tạo ra những tàn phá
không thể sửa chữa, không thể khôi phục lại được. Rừng hết, biển chết, cái đất
nước Việt Nam, cái gia tài của Mẹ mà cha ông chúng ta để lại đó, ngày nay chỉ
còn là đống đất trơ ra những tro tàn, những tan hoang, nó thực sự chỉ là bãi
rác xả thải khổng lồ của kẻ thù phương Bắc. Chẳng lẽ đây lại là những gì mà
chúng ta muốn để lại cho con cháu sau này?
Bên cạnh những tàn phá thấy được rõ bằng mắt, chúng
lại còn phá luôn cái vốn liếng mà ông cha ta đã khổ công xây dựng, gìn giữ và
vun đắp cả hàng nhiều thế kỷ dài. Đó là cái nền giáo dục, cái tính nhân bản,
cái nền tảng xây dựng và phát triển xã hội của đất nước và giòng giống dân Việt.
Chúng phá hoại tất cả những gì đã được xây đắp cho nền móng của tương lai nước
nhà, của những thế hệ con cháu mai sau. Chúng đạp đổ đi tất cả những cái tốt đẹp,
để thay vào đó là những thứ xấu xa, bỉ ổi, hèn kém và bạc nhược. Chúng đã đầu độc
cả mấy thế hệ con cháu dân Việt suốt mấy chục năm qua.
Chính phủ đã thế, bọn lãnh đạo đã thế, nhưng người
dân thì sao?
Những bậc làm ông bà, cha mẹ đã làm những gì, đã để
lại những gì cho con cháu mai sau?
Đau buồn mà nói, hầu hết tất cả các bậc ông bà, cha
mẹ là chúng ta cũng thế, cũng chẳng khác gì mấy. Dường như chúng ta đã chịu
thua, chúng ta đã buông tay đầu hàng, chúng ta đã bỏ cuộc, chỉ để sống cho qua
hôm nay, cái tương lai phá sản để lại đó mai này con cháu phải tự gánh.
Chính chúng ta, những bậc làm ông làm bà, làm cha
làm mẹ, đã GIÁN TIẾP CHUNG TAY TÀN PHÁ cái GIA TÀI CỦA MẸ mà chưa chắc cái gia
tài tan hoang đó có còn thuộc về tay con cháu chúng ta mai này hay không nữa. Bởi
những gì các bậc làm ông bà, cha mẹ ĐÃ KHÔNG LÀM, ĐÃ KHÔNG CÙNG ĐỨNG LÊN CHỐNG
LẠI NHỮNG SỰ PHÁ HOẠI ĐÓ, SUỐT MẤY MƯƠI NĂM QUA, chính là NGUYÊN NHÂN GIÁN TIẾP
GIÚP CHÚNG THỰC HIỆN VIỆC CÀY NÁT ĐẤT NƯỚC NÀY.
Những ký kết khai phá quặng mỏ ở Tây Nguyên, những
ký kết cho phép mở Formosa, mở các công ty nhiệt điện, mở những nhà máy thép, mở
những nhà máy giấy và cả hàng trăm các nhà máy, các công ty, các hãng xưởng,
các xí nghiệp tàn phá môi trường mà những bậc làm cha mẹ, chúng ta đã không
cùng chung tiếng nói chống lại, đã không cùng nhau đứng lên phản kháng, đã
không cùng hợp sức chống cự cho đến nơi đến chốn.
Chúng ta đã giao phó cái bổn phận phản kháng, cái
trách nhiệm phải chống đối đó, cho một nhóm rất nhỏ những người can đảm, anh
dũng dám lội ngược dòng, dám đương đầu với sự bách hại trong đơn độc, chỉ vì họ
thấy được cái trách nhiệm và muốn bằng mọi giá, kể cả bằng sự hi sinh tính mạng
của họ, trong việc gìn giữ cái GIA TÀI CỦA MẸ cho con cháu mai sau.
Ông bà mình vẫn nói “Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao”, nhưng chúng ta, những bậc làm cha mẹ ngày nay,
đã không dám chung tay, đã không dám đóng góp, đã không dám chụm lại để làm nên
những hòn núi cao, cũng chỉ vì ích kỷ. Chúng ta ngồi một chỗ oán trách số phận
nghiệt ngã của dân tộc. Chúng ta đứng yên phàn nàn về sự băng hoại của xã hội.
Chúng ta âm thầm tả oán về những bất công vẫn luôn xảy ra hàng ngày trên đất nước.
Chúng ta vẽ ra những hi vọng hão huyền, rồi ngồi đó trông mong và chờ đợi, và …
CHÚNG TA LẠI VẪN DỬNG DƯNG NHÌN NHỮNG SỰ VIỆC ĐÓ XẢY
RA NGAY TRƯỚC MẮT, NHƯ MỘT VỞ BI HÀI KỊCH ĐANG DIỄN RA TRÊN SÂN KHẤU, NHƯ NÓ
KHÔNG HỀ CÓ TÍ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN TƯƠNG LAI MAI NÀY CỦA CON CHÁU CHÚNG TA.
CHÍNH CHÚNG TA ĐÃ GIÁN TIẾP ĐÓNG GÓP VÀO NHỮNG VIỆC
TÀN PHÁ ĐÓ BẰNG THÁI ĐỘ IM LẶNG, BẰNG CÁCH CÚI ĐẦU CHẤP NHẬN.
Bởi không một chính quyền nào làm được những gì phản
lại ý muốn của người dân, nếu chính người dân trong đất nước đó không cho phép
họ.
Cái căn nhà, cái mái ấm nho nhỏ mà mỗi người trong
chúng ta đang cố gắng vun đắp với hoài vọng để lại cho con cháu chúng ta mai
này, liệu có còn đứng vững và thuộc về chúng nó không, một khi nguyên cả cái
Gia Tài Của Mẹ hình chữ S này, sẽ bị những kẻ tử thù phương Bắc cưỡng đoạt và nắm
trong tay chúng?
LUẬT AN NINH MẠNG ĐÃ ĐƯỢC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG, VIỆC KÝ
KẾT 3 ĐẶC KHU KINH TẾ RỒI CŨNG SẼ ĐƯỢC THÔNG QUA.
CÙNG LÚC ĐÓ TOÀN DÂN ĐANG HỒ HỞI HÂN HOAN NGÓNG CHỜ
ÔNG TRUMP và ĐẢNG CỘNG HÒA CỦA MỸ GIẢI CỨU.
Nhìn lại ta thấy, những bậc làm cha mẹ vẫn giữ thái
độ im lặng ngồi nhìn sợi giây thòng lọng đặt vào cổ con cái chúng ta và cứ một
ngày xiết chặt mãi hơn lên.
CÁI MỒI LỬA ĐẤU TRANH trong ngày 10 tháng 6 vừa qua
DƯỜNG NHƯ ĐÃ BỊ DẬP TẮT KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU TÍCH.
Để rồi, mọi sự vẫn được tiếp tục diễn ra theo đúng theo kế hoạch, đúng như quy trình.
Để rồi các bậc làm cha mẹ lại tiếp tục vun xới cho cái gia tài nho nhỏ mà họ mong muốn để lại cho con cháu họ mai sau, y hệt như những con dã tràng se cát trên bãi biển …
CHỜ LÀN SÓNG LỚN ẬP ĐẾN CUỐN TRÔI ĐI TẤT CẢ …
*** Tháng 3 năm ngoái có người mẹ ở Việt Nam viết
riêng cho tôi và lên án tôi đã viết những bài viết … xúi giục con cái bà … bước
vào vòng lao lý vì chống đối chính quyền. Tôi đã ngưng viết hơn một năm trời
dài.
Tháng 9 năm nay, lại có người khuyên tôi, đừng nên đốt
nến cả 2 đầu, sẽ kiệt sức và chẳng đi đến đâu. Nhất là khi tôi viết về Việt
Nam, thì chẳng có gì ngoài những điều đau buồn, với cái nhìn u ám, thê lương,
nhưng có gì hơn ngoài những điều mà tôi tận mắt thấy được ở Việt Nam?
Có lẽ đúng thế thật, nhiều khi tôi tự hỏi, có lẽ
không đi đến đâu thật. Có khi đã đến lúc tôi cần phải đặt lại vấn đề cho chính
mình.
.
.
No comments:
Post a Comment