Carrie Feibel (KQED, NPR & Kaiser Health News)
October 26, 2018
Ngày nay thông điệp về ngăn ngừa ma túy ở Mỹ khác xa
những ngày “Hãy Nói Không” vì nhà trường muốn cho trẻ có hiểu biết để tự quyết
định khi nào sử dụng hoặc không sử dụng ma túy hay rượu.
California hợp pháp hóa cần sa năm 2016. Vào đêm
giao thừa vừa qua hàng ngàn người đã hăng hái xếp hàng dài trong đêm tối trước
những cửa hàng bán cần sa y tế trong toàn tiểu bang, sẵn sàng mua hàng ngay khi
đồng hồ nửa đêm vừa điểm.
Hậu quả đã đi xa hơn so với tiền bạc thu được. Người
người đều thấy quảng cáo hay nghe nói tới cần sa, bao gồm cả những trẻ vị thành
niên, mặc dù cần sa là bất hợp pháp đối với người dưới 21 tuổi.
Ra khỏi phi trường San Francisco, nhiều bảng quảng
cáo Eaze (một dịch vụ giao cần sa) nói, “Cần sa đây rồi!” Theo lời Danielle
Ramo, nhà tâm lý học nghiên cứu về trẻ vị thành niên sử dụng ma túy của Đại Học
San Francisco tại California: “Tôi không chắc các phụ huynh nghĩ mình sẽ thấy
hình ảnh cần sa tràn ngập như thế này.”
Việc phát hành hợp pháp cần sa giải trí tại
California và những tiểu bang khác có vẻ như chưa đưa tới thay đổi lớn về phòng
ngừa lạm dụng ma túy.
Nhưng giáo dục về phòng ngừa ma túy trong trường học
đã phát triển đáng kể. Từ những ngày “Hãy Nói Không” của thập niên 80 và hiện
nay có sự tiếp cận điển hình phù hợp với thời kỳ cần sa xuất hiện khắp nơi. Nó
nhấn mạnh tới khả năng suy nghĩ chín chắn và quyết định thay vì phải xa lánh.
Một cách tiếp cận là chương trình giảng dạy Being
Adept (giáo trình dựa trên bằng chứng) đã được áp dụng tại khoảng 20 trường học
Vùng Vịnh San Francisco.
Giáo trình này và những chương trình giảng dạy về lạm
dụng ma túy khác hiện nay được hình thành qua nhiều thập niên nghiên cứu nghiêm
ngặt kết hợp phương pháp giáo dục mới nhất.
Những quảng cáo mà thế hệ X có thể còn nhớ về tác hại
của ma túy, như cậu bé kêu lên khi bố mình dùng ma túy, “Con học điều này bằng
cách nhìn bố!” vẫn in đậm nhưng không còn được dùng trong những chiến dịch
thông tin hiện nay nữa.
“Những chương trình dựa trên thuật hù dọa đó rõ ràng
là không kết quả,” nhà tâm lý học Ramo nói. “Ngày nay, tư duy về giáo dục
phòng ngừa nơi trường học đã hoàn toàn khác.”
Trọng tâm bây giờ là sự kiện, không là sợ hãi. Không
đơn thuần ra lệnh như “Hãy nói không.” Thay vào đó, các thầy cô giáo thúc
đẩy học sinh xem xét dữ liệu, tìm hiểu nguyên do, bàn bạc rủi ro và suy xét dựa
trên mục tiêu và giá trị của chính mình.
Ashley Brady, một cô giáo dạy ‘Being Adept,’ rất cởi
mở về phương pháp dạy của mình trước lớp 8 của Marin Primary and Middle School,
một trường tư ở Larkspur.
“Tôi không ở đây để nói với các em phải làm gì hôm
nay. Hoàn toàn không có điều đó,” bà bắt đầu. “Tôi ở đây để cho các
em thông tin mới nhất, qua đó các em có hiểu biết quyết định về sức khỏe của
mình.”
Rồi Brady bắt đầu ngay một thảo luận nhanh, đầy sự
kiện về hóa học và sinh học não bộ. Bà chiếu một đoạn phim hoạt họa về chất
dopamine của cần sa tác động vào não. Và bà hướng dẫn một thảo luận về những
“thực phẩm” cần sa và chuyển hóa của chúng trong gan.
“Có thể mất từ 30 phút tới một hoặc hai giờ trước
khi nó tác động vào các em,” bà nói. “Khi một người ăn một thực phẩm cần sa và
họ không thật sự thấy hiệu ứng gì, các em nghĩ chuyện gì xảy ra?”
“Họ ăn thêm!” một học sinh kêu lên.
“Họ ăn thêm,” Brady gật đầu. “Đúng thế, một giờ, một
giờ rưỡi sau thì sao? Bùm! Giống như bị một xe lửa chở hàng đụng mạnh và, các
em biết không, hầu như họ không thể di chuyển hay nói năng nữa. Do đó, họ có thể
phải vô bệnh viện.”
Đúng vậy, nghe thật đáng sợ, nhưng nó xảy ra một
cách không thiên vị, như là hậu quả sau cùng của một chuỗi các quyết định.
Ở những nơi mà kỹ nghệ cần sa được hợp pháp hóa, tác
động mạnh của những bài học này là nói về mức độ hiệu lực của cần sa. Brady nói
với học sinh rằng từ khi cần sa trở thành hợp pháp những nhà cung cấp cần sa cạnh
tranh nhau ráo riết, tới mức tung ra những sản phẩm cần sa rất mạnh và “cô đọng”
dưới nhiều hình thức.
Brady lần lượt gọi những món đó bằng tên của chúng
như: dầu, bong bóng, mảnh vụn, sáp, và “quệt.”
“Gọi là ‘quệt’ vì chỉ dùng que quệt một viên nhỏ bằng
đầu đinh – tôi muốn nói là giống như đầu ngón tay út của tôi – một đầu
đinh nhỏ có hiệu lực bằng 3 điếu cần sa xâm nhập cơ thể cùng một lúc,” bà ấy
nói. Do đó, nó mạnh hơn ngày xưa rất nhiều.
Thử nghiệm mức độ tinh dầu THC trong mẫu cần sa qua
nhiều năm đã chứng minh điều này. Một điếu cần sa điển hình ở thập niên
70 có thể chứa 4 đến 5% THC, giờ đây người trồng cấy giống để có thể sản xuất nụ
cần sa với mức THC lên tới 20 đến 30%.
Cần sa tinh chế là một thể loại hoàn toàn khác. Sản
phẩm từ cần sa tinh chế bán tại các cửa hàng hiện nay thường có 80, ngay cả đến
90 phần trăm.
“Không phải cùng một thứ ma túy,” Brady nói với học
sinh. Người ta thường bị ói mửa vì cần sa tinh chế. Có người bị ảo giác và tâm
thần trở nên hoảng loạn.
Và đúng thế, bà nói thêm, nó có thể gây nghiện.
Không chỉ về tâm thần, mà còn về thể chất. Người ta có thể cai chất THC và vào
trung tâm phục hồi vì nghiện ma túy.
Tuy vậy, khi mô tả sự chuyển biến của cần sa từ một
chất độc tương đối nhẹ sang một thứ có thể làm mình tàn phế, Brady chưa một lần
nói “do đó các em không nên” hay “vì vậy các em hãy cẩn thận.”
Về sau, học sinh hoan nghênh cách tiếp cận này.
“Nó làm mình cảm thấy trưởng thành và tự chủ,” cậu
bé 13 tuổi Devon Soofer nói. “Lớp học này nói cho mình biết hậu quả lâu dài và
nó thật sự tác hại mình như thế nào. Thành ra nó làm mình nghĩ, ‘Ồ, cái này rất
có hại,’ chứ không bắt buộc mình phải lánh xa nó.”
Những bài tiếp theo trong chương trình Being Adept
cho học sinh những công cụ cụ thể. Chúng tập dượt phải làm hay nói gì trong những
buổi tiệc tùng, và bàn bạc về những cách ứng phó tốt hơn thay vì dùng cần sa –
hoặc bất cứ chất kích thích nào khác.
Ramo là cố vấn khoa học của chương trình Being
Adept, nhìn nhận rằng “căng thẳng nặng nề, ưu tư, trầm cảm, có ý tưởng tự tử
khá phổ biến trong giới trẻ vị thành niên ở Mỹ ngày nay, đặc biệt ở những vùng
giáo dục cao, như nhiều trường ở Vùng Vịnh San Francisco.
“Giải quyết vấn đề này là then chốt,” bà nói thêm,
cũng như “để cho các em nghĩ ra phương cách giải quyết vấn đề căng thẳng của
mình, phương cách mà các em sẽ thực sự dùng.”
Ashley Brady giảng nghĩa sự gia tăng tác động của cần
sa qua thời gian tại một lớp 8, trường Marin Primary and Secondary School ở
Larkspur, California. (Hình: Carrie Feibel/KQED)
“Hoãn,
Hoãn, Hoãn”
Nếu các nhà giáo dục về ma túy không nói với học
sinh “Đừng!”, vậy họ sẽ nói gì? Thẳng thắn ra, họ không đòi hỏi các em
làm gì cả, vì trẻ vị thành niên tự nhiên chống lại cách ra lệnh – và có những
em có thể chống lại tới mức làm ngược lại.
Jennifer Grellman, một chuyên viên tâm lý trị liệu ở
Kentfield, California, và là người sáng lập chương trình Being Adept, tóm tắt
chiến lược trong ba từ: “Hoãn, Hoãn, Hoãn.”
“Cách xử sự với con của bạn là nói: ‘Con biết không,
con không cần phải dùng cái này bây giờ. Có thể con sẽ muốn dùng nó một
ngày nào đó, nhưng không phải hôm nay, không phải bây giờ. Nó vẫn còn ở đó.’ Chỉ
khuyên con bạn nên chờ.”
Grellman nói lời khuyên này có thể dễ nghe hơn với
các trẻ vị thành niên, vì thế dễ cho cha mẹ hơn.
Không ngăn cấm vì vô tình có thể làm cho điều đó hấp
dẫn hơn. Không nói “đừng bao giờ.”
Các thầy giáo nhấn mạnh đặc biệt đến một rủi ro ít
nhìn thấy: nguy cơ làm tổn thương não.
“Sẽ được phát hành những nghiên cứu thêm về cách mà
các loại ma túy khác nhau có thể cướp đi chức năng của não, đặc biệt với trẻ vị
thành niên,” Ramo giải thích.
Trong các thiếu niên dùng nhiều cần sa, có những tác
động quan trọng đến phần não thùy ngay phía sau trán, và làm gián đoạn một khả
năng suy nghĩ, gọi là “chức năng điều hành.”
Cũng đáng lo ngại là một nghiên cứu quan trọng cho
thấy khi dùng bất cứ chất gây nghiện nào lúc não bộ còn đang phát triển, dù là
rượu, cần sa, nhựa thuốc lá nicotine hoặc chất kích thích khác – kích động những
thay đổi thần kinh có thể dẫn đến nghiện ngập.
“Thiếu niên bắt đầu dùng càng sớm, càng nhiều, càng
có nguy cơ có vấn đề trong suốt thời kỳ trưởng thành,” Ramo nói. Nên có thông
điệp rõ ràng: “Hãy cố bỏ nó qua bên một thời gian. Ngay bây giờ, não của các em
rất dễ bị tổn thương.”
Vai
trò của phụ huynh
Grellman nói phụ huynh nên nói chuyện về ma túy và
rượu với con thường xuyên – sớm nhất ở lớp bốn. Với phụ huynh ở California, bà
đề nghị dùng những bảng hiệu hay những bài quảng cáo mới về cần sa để đề cập đến
vấn đề.
Tiếp cận vấn đề cách gián tiếp: Những người ở trường
của con nghĩ sao về những quảng cáo này? Có đứa bạn nào của con biết quệt cần
sa là gì không? Con có thấy bài viết về một trò lớp bảy bị đuổi học vì ma túy
trong ngăn tủ của nó không? Con nghĩ sao về vụ này?
Bà nói hãy lắng nghe các em nói và bàn luận vấn đề –
cố gắng đừng “dạy đời,” nhưng tỏ rõ hiểu biết khách quan của mình về vấn đề ma
túy và rượu.
Ở mỗi trường có dạy chương trình Being Adept,
Grellman cung cấp một “Đêm Phụ Huynh,” các phụ huynh có thể học hỏi cách lèo
lái những cuộc đàm thoại đó. Không phải chỉ những gì phụ huynh nói, bà phát biểu,
mà là những gì họ làm. Trẻ em luôn luôn xem chừng cha mẹ chúng dùng các chất
gây nghiện.
“Đừng làm cho nó trở nên quyến rũ,” bà khuyên.
“Không có nghĩa là bạn phải trở thành thầy tu và không bao giờ uống một giọt rượu,
nhưng xin hãy uống một cách có trách nhiệm.” Và, bà nói thêm, đừng dùng nó để xả
căng thẳng.
“Ý tưởng về nhà sau ngày làm việc và nói ‘Tôi phải uống
một ly rượu’ – nếu bạn muốn uống, hãy uống, nhưng đừng tuyên bố điều đó! Rằng bạn
đã ‘hết chịu nổi’ và bạn phải uống rượu.”
Grellman nói mô hình này trở nên phức tạp khi con trẻ
hỏi cha mẹ chúng về quá khứ: Bố mẹ có tiệc tùng không? Bố mẹ dùng loại ma
túy nào?”
Khi bà điều khiển “Đêm Phụ Huynh” hồi Tháng Ba tại
trường Marin Primary and Secondary, bà khuyên phụ huynh hãy sẵn sàng cho lúc đó
và sắp sẵn câu trả lời.
Nếu bạn có tiệc tùng thời trung học, đừng nói dối,
bà bảo họ. Nếu trẻ cảm nhận được bạn không trung thực hay đạo đức giả, chúng sẽ
im luôn. Điều quan trọng nhất là trò chuyện. Nếu con bạn biết có thể nói chuyện
với bạn, dù bất cứ chuyện gì, chúng sẽ tạo một “kế hoạch an toàn” với bạn. Trẻ
sẽ tìm đến bạn khi gặp chuyện rắc rối.
Bạn không phải kể toàn bộ câu chuyện. “Bạn có thể
nói, ‘Ba/Mẹ có hút, hay Ba/Mẹ có uống rượu, khi ba/mẹ 13 tuổi. Nhưng con biết
không, thật tình khi ấy ba/mẹ còn quá trẻ. Ba/Mẹ đã làm những quyết định ngu xuẩn
và ba/mẹ đã bị rắc rối.’ Và bạn có thể nói với chúng những hậu quả của vụ đó.”
Sau buổi thuyết trình, các phụ huynh nói họ cảm thấy
nhẹ người khi có được những đề nghị cụ thể về việc nói chuyện với con cái, và
nói bao nhiêu thì ổn.
“Hiện giờ nó thịnh hành hơn thời tôi lớn lên vào thập
niên 80,” Joseph Sullivan nói. Ông là một bác sĩ ở Larkspur, California.
“Bây giờ đã khác, và rất tốt để biết rằng mình được
phép nói những khía cạnh khác nhau về trải nghiệm ma túy ở những lứa tuổi khác
nhau,” ông nói thêm.
Vợ ông, Bác Sĩ Sara Sullivan, nói bà vui mừng thấy
mô hình “Hãy Nói Không” đã bị hủy bỏ.
“Chỉ cần cho bọn trẻ thêm thông tin, tôi nghĩ, là một
cách khác lạ để tiếp cận vấn đề, và tôi thực sự cảm kích điều ấy. Và chúng tôi
bắt đầu những cuộc nói chuyện về vấn đề đó trong gia đình,” bà giải
thích. Để thực sự bắt đầu dùng tiếp cận này mà không phải như “tự biên tự
diễn.”
(*) Bài viết là hợp tác của KQED, NPR và Kaiser
Health News, một chương trình xã luận độc lập của Kaiser Family Foundation.
No comments:
Post a Comment