Thứ Tư, 10/31/2018 - 14:19 — NguyenTrangNhung
Ba ngày trước, khi lướt news feed trên Facebook và bắt
gặp fanpage của Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng
Viện Giáo dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giám đốc Sáng kiến
OpenEdu, Chủ nhiệm Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL, Trưởng Ban Tổ Chức Giải
Thưởng Sách Hay thường niên, Ủy viên Hội đồng Điều hành Hội Giáo dục So sánh
Châu Á[1] – tôi thử vào fanpage của ông để xem liệu ông có nói gì về sự kiện
GS. Chu Hảo hay không.
Câu trả lời, đáng tiếc, là tôi không thấy. Ông cũng
vắng mặt trong danh sách những người đồng ký tên cho thư ngỏ của một số trí thức,
nguyên là thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), ủng hộ GS. Chu Hảo
và phê phán Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, cơ quan đã đề nghị kỷ luật GS. Chu Hảo.[2] Tôi
tự hỏi tác giả của 'Đúng việc' – một cuốn sách rất hay về làm việc, làm dân và
làm người – có cho rằng lên tiếng trong sự kiện GS. Chu Hảo là một việc đúng
hay không?
Sau một lúc không lâu, tôi chợt nghĩ đến GS. Ngô Bảo
Châu, người đã giành được giải thưởng Fields và nhiều giải thưởng cao quý khác,
là niềm tự hào của giới trí thức Việt Nam, rồi lại tự hỏi ông nghĩ gì về sự kiện
GS. Chu Hảo và có nói gì hay không. Tôi nghĩ hẳn là không, vì nếu có thì cộng đồng
mạng đã lan truyền rất nhanh chóng và rộng rãi tiếng nói của ông như đã làm vậy
trong một số vụ việc trước. Thư ngỏ kể trên cũng không có tên ông.
Tôi có lý do gì để đặt các câu hỏi về họ như thế?
Đơn giản thôi. Họ là những người có uy tín rộng rãi trong xã hội cho mỗi lời
hay họ nói. Họ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội cho mỗi việc đúng
họ làm. Vì vậy, họ có trách nhiệm lên tiếng (chưa kể hành động) cho xã hội ngày
càng tốt đẹp. Hơn nữa, họ là những trí thức – ít ra là đa số mọi người thừa nhận
như vậy – thì càng có bổn phận lên tiếng trước các nhiễu nhương của xã hội.
Ngoài ra, sự kiện GS. Chu Hảo nhằm thẳng vào giới trí thức, nên đây là dịp rất
thích hợp để họ lên tiếng.
Có người nói họ có quyền im lặng, và chỉ có họ mới
thấy cần lên tiếng hay không. Tất nhiên là họ có quyền im lặng, nhưng như vậy
không có nghĩa là họ nên im lặng. Đây không phải là vấn đề họ có quyền gì, mà
là vấn đề họ nên làm gì. Một người có thể bị phê phán không chỉ vì đã làm gì
sai, mà còn vì đã không làm gì trong khi lẽ ra phải làm.
Nếu chỉ số ít không lên tiếng thì chưa sao. Nhưng rất
nhiều người như thế không lên tiếng thì họ đang nghĩ gì vậy?
Họ là những người có uy tín, nếu không dùng uy tín của
mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?
Họ là những người có ảnh hưởng, nếu không dùng ảnh
hưởng của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?
Họ là những trí thức, nếu không dùng trí tuệ và bản
lĩnh của mình để lên tiếng thì để cho ai?
Liệu có vô can quá không khi chọn im lặng?
Liệu có thận trọng quá không khi chọn im lặng?
Liệu có khôn ngoan quá không khi chọn im lặng?
Và nếu họ thấy có lý do mạnh mẽ để im lặng thì lý do
của những người thấy họ phải lên tiếng còn mạnh mẽ hơn.
Tôi không cho rằng mình đã hẹp hòi hay thiển cận khi
đặt câu hỏi rằng nguyên nhân gì khiến họ chọn im lặng. Thậm chí, tôi cho rằng
không chỉ riêng tôi, mà tất cả chúng ta nên đặt câu hỏi như thế, để tạo áp lực
cho những người được cho là trí thức phải thực hiện đúng bổn phận của mình đối
với xã hội.
Nếu xã hội có ít nhiễu nhương, chẳng mấy ai phải nhắc
tới vai trò của trí thức. Còn khi xã hội có nhiều thứ ấy, trí thức sẽ luôn phải
đòi hỏi chính mình, và phải được đòi hỏi bởi các thành phần khác, để họ làm
đúng bổn phận mà xã hội đã đặt lên vai họ một cách tự nhiên. Nếu khác đi, trí
thức sẽ không còn là trí thức nữa.
Để kết bài, tôi xin để lại đây một bài thơ ngắn của
môt người trẻ không nổi danh[3], một người tuy không có ảnh hưởng tới xã hội
như Giản Tư Trung, Ngô Bảo Châu hay rất nhiều trí thức nổi danh khác nhưng đã
chọn lên tiếng thay vì im lặng, mà cụ thể là bày tỏ sự ủng hộ GS. Chu Hảo. Bài
thơ thể hiện tinh thần của trí thức, mà những trí thức im lặng hãy lấy
đó làm gương để thể hiện lập trường.
"Nếu phải chọn ánh sáng và bóng tối
Giữa tiền bạc và lợi ích dối gian
Giữa cuộc đời đầy rẫy lời trái ngang
Tôi sẽ chọn đứng về người bất khuất."
-----------
Chú
thích:
[1] Fanpage của Giản Tư Trung
https://www.facebook.com/tacgiaGianTuTrung
https://www.facebook.com/tacgiaGianTuTrung
[2] Thư ngỏ ủng hộ GS. Chu Hảo – Đợt 2
(155 người ký)
https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/thu-ngo.html
https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/thu-ngo.html
[3] Nguồn bài thơ
https://www.facebook.com/duc.t.nguyen.961/posts/10156627832912226
https://www.facebook.com/duc.t.nguyen.961/posts/10156627832912226
-------------------------------------------
XEM
THÊM
Thứ Tư, 10/31/2018 - 13:04 — Kami
Ngày 25/10/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN
đã ra thông báo quyết định xem xét kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám
đốc Nhà xuất bản Tri Thức - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, với lý
do GS. Chu Hảo đã cho xuất bản một số cuốn sách "có nội dung trái với quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước", và đã "có những bài
viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng".
Quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tạo nên
một làn sóng bỏ đảng, đến nay đã có khoảng 20 đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam
đã tuyên bố bỏ đảng, đồng thời cũng có thêm có thêm một số người tuyên bố rời bỏ
các tổ chức chính trị khác như đoàn TNCS HCM, đội TNTP HCM. Ngoài các trí thức
có tên tuổi như Nhà văn Nguyên Ngọc, ông Mạc Văn Trang v.v..., đáng chú ý có
ông Nguyễn Đình Bin, nguyên thứ trưởng bộ Ngoại Giao, cựu đại sứ Việt Nam tại
Pháp, đã đăng trên trang FB cá nhân một bài viết bênh vực giáo sư Chu Hảo. Theo
đó, ông Nguyễn Đình Bin đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng rút lại quyết
định về việc thi hành kỷ luật giáo sư Chu Hảo, vì ông Bin cho rằng, thay vì góp
phần nâng cao uy tín của Đảng, quyết định kỷ luật này "sẽ có tác động
ngược lại, không chỉ về đối nội mà cả về đối ngoại".
Trước những phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức về vụ
giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, lập tức báo chí nhà nước được huy động tổng lực để
kết tội Giáo sư Chu Hảo. Tờ Quân đội Nhân Dân ngày 26/10 đã nổ hiệu lệnh đầu
tiên với bài “Xử lý nghiêm để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng
và pháp luật của nhà nước” (goo.gl/8Huk2p).
Tác giả bài báo này cho rằng, ông Chu Hảo phải bị kỷ luật từ lâu, vì vi phạm của
ông đã diễn ra trong thời gian dài, cho dù đã được nhiều lần góp ý, nhắc nhở
chân thành, nhưng ông Chu Hảo vẫn không khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Ngày
29/10/2018, báo Nhân Dân online có bài viết "Xử lý đảng viên vi phạm, giữ
nghiêm kỷ luật của Đảng!" (goo.gl/kwnc2e),
theo đó tác giả Hà Nam đã đánh giá cho rằng, việc kỷ luật ông Chu Hảo, một đảng
viên đã "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến,
tự chuyển hóa", là việc làm "nghiêm túc và hết sức cần thiết".
Đặc biệt, ngày 31/10/2018 trên trang website của Ủy
Ban Kiểm tra Trung ương có đăng bài của ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên
cứu, Cơ quan UBKT Trung ương với tựa đề "Vi phạm của đồng chí Chu Hảo
- đảng viên trí thức có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất
nghiêm trọng" (goo.gl/okPBvh) với những
lời lẽ đao to búa lớn hết sức nặng nề.
Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao việc kỷ luật GS
Chu Hảo lại được thổi bùng lên vào thời điểm hiện nay? Đó là thời điểm chỉ sau
03 ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm giữ đồng thời cả 2/4 chức vụ quan trọng
nhất của chính quyền Việt Nam hiện nay. Trong khi các sai phạm của GS Chu Hảo
đã xuất hiện từ năm 2006 cho đến nay và việc kỷ luật GS. Chu Hảo lại được thực
hiện không đúng Điều lện đảng, đó là Quyết định từ cấp trên xuống mà chi bộ và
đảng bộ cơ sở (Nhà xuất bản Tri thức) không hề hay biết?
Với số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam tính đến
sau đại hội XII (năm 2016) vào khoảng hơn 4,5 triệu đảng viên. Song với tình trạng
các cán bộ đảng viên "nhạt đảng, khô đoàn" là hết sức phổ biến. Tình
trạng các đảng viên sau khi nghỉ hưu, giải ngũ hoặc chuyển công tác..., hầu hết
đã không tham gia sinh hoạt đảng. Có một số đảng viên còn "yêu đảng",
có nộp hồ sơ Đảng viên để tiếp tục sinh hoạt ở địa phương nhưng không tham gia
sinh hoạt, đã được các chi bộ đóng đảng phí thay, với yêu cầu xin đừng bỏ đảng
là một ví dụ. Hoặc như GS. Nguyễn Đình Cống cho biết, ông đã làm đơn xin ra khỏi
đảng nhưng họp lên họp xuống nhiều lần, cả năm không ai ra quyết định và chẳng
ai dám đồng ý để ông ra khỏi đảng. Theo con số thông kê vào năm 2013 có tới
40% đảng viên cũ đã âm thầm thoái đảng dưới mọi hình thức. Và có lẽ cho đến nay
con số này trên thực tế còn cao hơn rất nhiều, theo một số đảng viên cao cấp
cho biết ước chừng lên đến 60%.
Từ những phân tích trên, đã cho thấy nguyên nhân thứ
nhất là, ban lãnh đạo Đảng CSVN rất sợ việc đảng viên của họ bỏ đảng. Còn
nguyên nhân thứ hai, nhiều khả năng có thể là ông Nguyễn Phú Trọng muốn truy đến
tận gốc để tìm các bằng chứng ai là người đứng sau và ủng hộ GS. Chu Hảo? Dẫu rằng
hiện cũng đã có rất nhiều tin đồn về người đứng sau đó là ai.
Ngày 30 tháng 10 năm 2018
©
Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không
thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
No comments:
Post a Comment