David Robson
BBC
Future
31/10/2018
Cách
cư xử lịch thiệp thực sự là 'không tốn kém gì và mua được mọi thứ', ngay cả
trong đời sống chính trị ngày càng phân cực ngày nay.
Bất kể bạn thuộc đảng phái chính trị nào, dường như
khó có thể phủ nhận rằng công việc chính trị đã trở nên ít lịch sự trong thập kỷ
qua. Có lẽ đó là nhờ phương tiện truyền thông xã hội, mà nó cho phép chúng ta
tiếp cận trực tiếp nhiều hơn với những suy nghĩ của những người cầm quyền,
nhưng chưa bao giờ có một Tổng thống Mỹ đương nhiệm lại thường xuyên mô tả đối
thủ của mình là "gian trá", "điên", "tâm thần"
hay "giả dối".
Liệu những kiểu lăng mạ cá nhân này có gây trở ngại
cho vị thế của một chính trị gia trong công chúng hay không? Hay sự lăng mạ chỉ
đơn giản là báo hiệu một cá tính thống trị và sự cam kết với mục tiêu của mình
- củng cố cơ sở hỗ trợ của mình? Hãy lấy thí dụ của phiên điều trần Kavanaugh,
nó chỉ làm nổi bật những phân chia chính trị sâu sắc làm tổn hại đến các quốc
gia như nước Mỹ. Sau khi người được đề cử vào Tòa Tối Cao Mỹ có lời khai được
mô tả là "lời kêu gọi chiến đấu" giận dữ và sau đó ông tự cho mình là
"sắc bén" và "rất xúc động", các cuộc thăm dò của Gallup
cho thấy không có sự thay đổi về tỷ lệ giữa người Mỹ ủng hộ và chống lại đối với
sự xác nhận của ông. Nhưng có một sự sụt giảm đáng kể về số người trước đây còn
lưỡng lự.
Kavanaugh đã được chấp nhận vào Tòa Tối Cao hơn một
tuần sau đó. Có thể là trong kiểu không khí này, tuyên chiến là không có lợi
gì.
Jeremy Frimer ở đại học Winnipeg và Linda Skitka ở đại
học Illinois tại Chicago gần đây đã tìm hiểu xem đây có phải là một thực tế
không. Và kết quả của họ, được công bố gần đây trên một trong những tạp chí
khoa học hàng đầu về tâm lý xã hội, thật đáng ngạc nhiên.
Frimer và Skitka xem xét 2 giả thuyết. Giả thuyết đầu
lấy tên là "Nguyên Tắc Montagu", sau khi bà quý tộc Anh thế kỷ 18
Lady Mary Wortley Montagu, người lập luận một cách nổi tiếng rằng "lịch sự
không tốn kém gì và mua được mọi thứ". Theo Nguyên tắc Montagu, sự thô lỗ
chỉ gây hại cho việc đánh giá xếp hạng một chính trị gia.
Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất "giả
thuyết thịt đỏ" ('thịt đỏ' là lời lẽ gây xúc cảm cho người cùng phe),
trong đó họ so sánh một sự sỉ nhục cá nhân là để "gây xúc cảm cho những
người ủng hộ mình". Theo "giả thuyết thịt đỏ", những người ủng hộ
bạn có thể thấy những lời bình luận bất nhã là những lời trung thực, là sự phê
phán đích thực nói lên được cảm xúc của chính họ. Đặc biệt trong sự phân cực
chính trị cao ngày nay, điều này có thể tạo sự ngờ vực của người hâm mộ đối với
các đối thủ chính trị của họ.
Frimer và Skitka đã tiến hành một loạt các thí nghiệm,
bao gồm các phân tích ảnh hưởng của các tweet của Donald Trump đối với các cuộc
khảo sát ý kiến quần chúng và câu hỏi trực tuyến thăm dò cụ thể hơn các câu trả
lời của người tham gia đối với các tuyên bố của Trump- như sự tấn công của
Trump vào 2 nhà báo TV, "Mika Brzezinski điên, chỉ số IQ thấp, bị mất máu
nhiều do phẫu thuật thẩm mỹ", và bạn đời của bà "Joe Scarborough tâm
thần".
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngôn ngữ của
Trump càng ác độc thì những người tham gia càng đánh giá ông thấp. Và trong các
trường hợp khi ông thể hiện sự tôn trọng và kiềm chế thì sự xếp hạng của ông
tăng lên.
Điểm thực sự quan trọng là nguyên tắc Montagu được
tôn trọng ngay cả trong số những người ủng hộ Trump, trong khi không có bằng chứng
cho "giả thuyết thịt đỏ". Các nhà nghiên cứu thấy rằng cũng là đúng
khi Trump đáp ứng bằng sự "phản đòn" đối với những lời chỉ trích cá
nhân ông - một tình huống mà ông có vẻ là hợp lý khi đáp trả một cách tương tự.
Nhìn chung, có vẻ như công chúng thích các chính trị
gia không có phản ứng trước một sự lăng mạ, hơn là tự phản ứng lại một cách hằn
học.
Để đảm bảo rằng đây là một hiệu ứng chung và không
chỉ đơn giản được hình thành theo sự mong đợi có sẵn của họ, Frimer và Skitka
đã mở rộng phân tích của họ để xem xét các phản ứng của những người tham gia đối
với những tuyên bố của các chính trị gia hư cấu của toàn bộ sự phân chia chính
trị. Một lần nữa, Nguyên Tắc Montagu đã dự đoán đúng các phản ứng của họ, không
phụ thuộc vào phe phái chính trị của người tham gia.
Frimer và Skitka cũng đã thực hiện các phân tích văn
bản để đo lường tính lịch sự trong các bản ghi chép tranh luận hội nghị trong
khoảng từ 1990 đến 2015, và nghiên cứu sự phê duyệt của Quốc hội trong thời kỳ
đó. Điều đáng chú ý là ở đây, họ đã xem Quốc hội là một cơ quan, chứ không phải
là sự đóng góp của các chính trị gia cá nhân - nhưng họ vẫn thấy một hiệu ứng
tương tự. Các cuộc tranh luận mà kém lịch sự hơn thì công chúng càng ít tán
thành cách xử lý các vấn đề khác nhau của Quốc hội. Nói cách khác, sự thô lỗ
làm giảm lòng tin vào toàn bộ quá trình.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cách cư xử lịch thiệp
vẫn có thể "mua được mọi thứ và không mất gì" - như Lady Montagu đã
khẳng định - và các chính trị gia đang vận động tranh cử trong các cuộc bầu cử
giữa ký của Mỹ nên ghi nhận điều này.
*
Bài tiếng Anh trên BBC
Future
No comments:
Post a Comment