RFA
2018-10-26
2018-10-26
Theo điều 7 của dự thảo Luật Bảo vệ Bí Mật Nhà Nước,
những thông tin như thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước, quốc phòng an
ninh, đất đai địa chất, biển, công nghiệp, thương mại là những thông tin bí mật
nhà nước.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu thành phố Hồ
Chí Minh tại buổi thảo luận cho rằng điều này “sẽ lợi bất cập hại” khi chủ
trương chính sách đối nội và đối ngoại cần phải được phổ biến công khai và rất
nhiều thông tin không thuộc về nhà nước, thì nay lại quy định là thông tin mật.
Ngoài ra vị đại biểu này còn nhấn mạnh rằng “Thân thế,
sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước phải tuyên truyền, phổ biến để người ta học tập
hay lĩnh vực ngân hàng, tài chính cần phải công khai nhanh và rộng thì dự luật
lại quy định là thông tin mật”. Do đó ông đề nghị cần phân định rõ ràng đâu là
tin mật và đâu là bí mật nhà nước.
Đồng ý với ý kiến của
đại biểu Trương Trọng Nghĩa, giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Bộ tài
nguyên môi trường cho rằng đề xuất luật bí mật nhà nước thì cũng hoàn toàn hợp
lý nhưng vấn đề là cách tiếp cận. Ông cho biết:
“Bởi vì vừa rồi quốc hội mới thông qua quyết định về
quyền thông tin thì việc bảo vệ các thông tin bí mật nhà nước nó như là mặt đối
ngẫu với luật về quyền tiếp cận thông tin nhưng chỉ có điều như thế này là
chúng ta cần xác định rõ thông tin nào là thông tin mật và thông tin nào không
được coi là mật thì lúc đó người dân được quyền tiếp cận.”
Ngoài ra, giáo sư Đặng Hùng Võ còn nhấn mạnh với
chúng tôi rằng nếu không xác định rõ phạm vi thông tin thì rất khó thực hiện
quyền được tiếp cận thông tin.
“Tôi cho rằng nếu ta đưa ra quyền tự do tiếp nhận
thông tin mà không xác định phạm vi bí mật thì nó dẫn tới sẽ rất khó thực hiện
cái luật về quyền tiếp cận thông tin. Bởi vì chỉ cần một đơn vị, cấp nào đó
đóng dấu đây là tài liệu mật thì ngay lập tức quyền tiếp cận thông tin sẽ đầu
hàng ngay.”
Một ý kiến khác được nhà báo Võ Văn Tạo chia sẻ với
chúng tôi rằng ông rất bất ngờ vì dự luật quá vô lý và nó sẽ làm một tiền đề
cho sự thiếu minh bạch của các cấp chính quyền.
“Tôi nghĩ rằng qua những lần bầu cử của những nước
dân chủ như Mỹ và Châu Âu và một số nước khác thì tất cả mọi chi tiết đó điều
phải được công khai về thân nhân của những người là ứng cử viên chức vụ nào đó.
Nên tôi không hiểu vì sao nhà nước này lại đưa ra một dự thảo kỳ quặc như vậy,
nó đi ngược với xu thế văn minh của thời đại.”
Nhà báo Võ Văn Tạo còn cho biết thêm, theo quy luật
chung về việc phát triển của các quốc gia thì càng minh bạch bao nhiêu thì hiệu
quả trong việc quản lý kinh tế và đời sống xã hội sẽ phát triển bấy nhiêu. Còn
thiếu minh bạch thì những hệ lụy tiêu cực khác như tham nhũng, hối lộ và công bằng
xã hội không thể nào ổn định được.
Đồng ý với nhà bá Võ Văn Tạo, luật sự Đặng Đình Mạnh
từ Sài Gòn cho rằng, dự luật bảo vệ bí mật nhà nước không nên có vùng cấm, ông
lập luận:
“Bởi vì tất cả những đối tượng đó sẽ nắm vận mệnh quốc
gia và người dân khi bầu họ cần biết người nắm vận mệnh quốc gia là người như
thế nào, cho nên chia ra đối tượng bí mật và không bí mật như vậy thì hoàn toàn
không hợp lý.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh tỏ ra quan ngại nếu dự luật Bảo
vệ Bí Mật Nhà Nước được thông qua mà không có những sửa đổi các bất hợp lý được
nêu ra. Ông cho rằng cần công khai để người dân tiện theo dõi, bằng không nổ lực
chống tham nhũng lâu nay của chính quyền coi như vô ích.
Vị luật sư chia sẻ với chúng tôi: “Bởi vì những
người tham nhũng là những người có chức có quyền nên nếu giữ hết bí mật về
thông tin của họ thì làm sao có cơ sở như thế nào mà chống tham nhũng được. Điều
thứ hai những người được ứng cử vào các chức vụ của chính quyền thực ra theo
thông lệ thế giới thì những thông tin của họ là những thông tin công khai và mọi
người dân phải được biết nhất là các cử tri họ phải biết họ bỏ phiếu, họ bầu
cho người đó như thế nào có đáng tin cậy hay không rồi họ vào chức vụ đó có
thích hợp hay không. Tất cả những điều đó được đưa vào bí mật thì giống như
đánh đố cử tri là họ bầu mà họ không biết người mà họ bỏ phiếu cả nên điều đó rất
là vô lý.”
Ngoài những nội dung dự luật vừa nêu, các đại biểu
quốc hội còn phản ánh cho rằng lĩnh vực tài nguyên môi trường, đất đai cũng được
đưa vào dạng thông tin mật là quá rộng. Bởi vì trong bối cảnh hiện nay rất nhiều
đơn khiếu nại tố cáo của người dân liên quan đến đất đai và môi trường, nên quy
định này thông qua thì khiếu nại của người dân bao giờ mới được giải quyết.
Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đất đại tuy
cũng cần có một số thông tin bí mật nhưng không phải là gom tất cả lại thành một
như ý kiến của giáo sư Đặng Hùng Võ:
“Hiện nay nhiều bản đồ vẫn được coi là mật mà trong
thời đại kỷ nguyên thông tin mà bản đồ coi là mật thì chúng ta không làm gì được
nữa. Ví dụ bản đồ quân đội là mật hoàn toàn đồng ý. Còn các bản đồ bình thường
để người dân vào công tác đất đai phát triển kinh tế thì sao lại cho là mật.
Tôi cho là cần thiết nhưng phải làm thế nào để không làm hại đến quyền tiếp cận
thông tin.”
Quan ngại của ông Đặng Hùng Võ được chính các đại biểu
quốc hội chia xẻ vì Luật Tiếp Cận Thông Tin mới chính thức có hiệu lực từ ngày
1 tháng 7 vừa qua; và theo kế hoạch dự Luật Bảo vệ Bí Mật Nhà Nước sẽ được quốc
hội Việt Nam thông qua vào cuối kỳ họp này trong tháng 11 tới đây.
No comments:
Post a Comment