21/10/2018
Chị Nguyễn Thùy Dương 28 tuổi, ngụ tại Q.2 vừa có một
hành động vượt qua mọi suy nghĩ của người dân cả nước. Chị ném chiếc giày của
mình đang mang vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng ngày 20 tháng 10 trong một
cuộc họp của thành phố với người dân oan Thủ Thiêm, khi bà Tâm trên bục giảng
thuyết, cố gắng xoa dịu người dân oan trong giải pháp đền bù cho họ bằng việc
tiếp tục hứa hẹn những điều mà họ đã nghe không biết bao nhiêu lần từ hơn hai
mươi năm qua.
Chân dung chị Thuỳ Dương tại một buổi tiếp xúc cử tri tháng 6/2018, người
được cho là đã ném giày vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trong buổi tiếp xúc cử tri
vào sáng ngày 20/10. (Ảnh chụp màn hình trên kênh Youtube Dân Oan Việt Nam)
Chiếc giày của chị Dương không trúng bà Tâm nhưng lại
trúng vào tâm điểm của cả guồng máy chính trị mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên người dân ném
giày dép vào lãnh đạo, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên chiếc giày của chị Dương
được chú ý nhiều đến thế. Chiếc giày như một thứ vũ khí của người dân đen, nó
đơn sơ như thời kỳ Đảng Cộng sản vận động người dân dùng tầm vông vạt nhọn để
chiến thắng quân thù. Chiếc giày tuy không nhọn và làm nguy hiểm tính mạng như
tầm vông nhưng nó lại mang hình ảnh của những gì tệ hại nhất, mọi thứ nhơ bẩn đều
nằm dưới gót của nó, vì vậy, nó mặc nhiên được xem là thứ vũ khí cần thiết khi
người ta muốn hạ bệ một hình tượng, một chủ thuyết hay ngay cả một chế độ. Chiếc
giày là hình ảnh gây ấn tượng khi nó được ném vào ai đó. Ở đây chị Thùy Dương
ném vào bà Quyết Tâm, người phụ nữ quyền lực nhất thành phố. Bà Tâm được người
dân xác định là không thuộc phe nước mắt bởi bà không biết khóc, vụ Nhà hát
Giao hưởng là ví dụ mới nhất sau một loạt tuyên bố đầy tai tiếng của bà.
VIDEO :
Posted by Trương Châu Hữu Danh
Nhưng chiếc giày của chị Dương không chỉ nhắm vào bà
Quyết Tâm. Nó nhắm vào cả hệ thống quyền lực của Việt Nam. Thông điệp của nó là
bọn dân cùng khổ của chúng tôi không còn sợ hãi guồng máy này nữa. Chiếc giày
là tiếng nói chính thức không những của dân oan Thủ Thiêm mà là dân oan khắp nước.
Những người sống không ra sống, chết không ra chết, đang vật vã trong những
công viên, khu phố ngập ngụa sình lầy, dưới gầm cầu, trong nhà lồng chợ…..những
con người ấy đã và đang kêu gào khản cổ nhưng không một ai trong guồng máy trả
lời cho họ. Thủ Thiêm
hai mươi năm. Đồng Nai hai mươi sáu năm, Long An, Bà Rịa, Văn Giang, Dương Nội,
Nam Định….không biết bao nhiêu năm nữa. Chất chứa lâu và dày như thế liệu một
chiếc giày có làm cho hệ thống này tỉnh giấc hay không?
Nếu chính quyền không tỉnh thì người dân sẽ tỉnh.
Bởi họ sống quá lâu trong sợ hãi. Người dân không thể
tưởng tượng ra được vào một ngày nào đó trong một buổi họp quan trọng, trong một
công sở nguy nga lại có một phụ nữ 28 tuổi cũng cùng khổ như mình dám ném chiếc
giày vào lãnh đạo thành phố. Người phụ nữ ấy là ai mà bạo gan như thế? Đơn giản
lắm, cô chẳng phải là anh thư nữ kiệt gì, cô chỉ là một người dân oan Thủ Thiêm
mất đất, bị chính quyền lừa lọc quá lâu, quá nhiều lần. Sự nóng giận nhiều ngày
đã biến thành phẫn nộ và từ đó chiếc giày được phóng ra bằng sức mạnh của sự
oan ức, lầm than trong bao nhiêu năm tích tụ.
Chính quyền thành phố lần này tỏ ra khôn ngoan hơn
khi không bắt giam chị như những lần khác, bởi họ biết bắt người dân oan Thủ
Thiêm lúc này sẽ không khác nào đẩy sự cuồng nộ trở thành bão tố.
Chiếc giày của chị Dương làm người dân bình thường
chợt tỉnh sau hơn bốn mươi năm sợ hãi chỉ biết cặm cụi mưu sinh và âm thầm tuân
theo quy luật do người Cộng sản đưa ra, bất kể quy luật ấy bất công đến thế nào
chăng nữa.
Nhiều năm qua, người dân đã biết chống lại công an
giao thông khi bị bắt xe xử phạt những lỗi mà họ không vi phạm. Người dân đã biết
bất tuân dân sự khi những BOT được dựng lên cốt để thu tiền một cách bất công
nhưng ra vẻ hợp pháp. Người dân đã biết biểu tình chống ô nhiễm môi trường bất
kể những hậu quả tàn độc mà họ phải nhận. Người dân cũng đã biết họ có quyền từ
chối một tờ giấy triệu tập bất hợp pháp của công an cũng như không chấp nhận mở
cửa cho an ninh khám nhà khi không có trát tòa. Họ đã biết dạy dỗ công an khi bị
canh giữ tại nhà cũng như tố cáo hành vi bất hợp pháp của lực lượng an ninh bằng
cách livestream công khai trên mạng xã hội.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (áo vàng) tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama
nhân chuyến thăm của ông tới Việt Nam vào tháng 5/2016. Ảnh: AP Photo/Carolyn
Kaster
Những cái biết ấy tuần tự xảy ra, nay họ biết thêm một
điều nữa: người dân có thể ném giày dép vào lãnh đạo, giữa đám đông và giữa ban
ngày.
Chiếc giày của chị Dương được ném đi bằng sức đẩy của
bất công và bạo lực từ chính quyền thành phố. Bất công khi lấy đất của dân mà
tiền bồi thường như của bố thí. Bạo lực khi cưỡng chiếm hàng ngàn căn nhà và đẩy
người dân vào đường cùng của đêm tối. Chiếc giày của chị Dương không làm ai bị
thương dù có bị ném trúng, nhưng chiếc giày có khả năng sát thương cả một chế độ
khi chế độ ấy tiếp tục con đường bắt người dân hy sinh cho đảng trường tồn.
Chiếc giày của chị Dương rồi đây sẽ được người dân
nhớ tới trong các cuộc trà dư tửu hậu. Bên gánh hàng rong, trong những quán cà
phê chật chội cáu bẩn, hay trên những bàn nhậu vỉa hè. Người dân thấp cổ bé miệng
tự dưng cảm thấy lớn lên bởi họ phát hiện rằng những người Cộng sản cũng là con
người như họ, cũng biết sợ hãi và đầy rẫy hèn mọn, nhất là khi bị dân chúng nổi
lên chống lại.
Đối với người trí thức, chiếc giày của chị Dương làm
họ bứt rứt, bất an. Mặc cảm trước một người đàn bà 28 tuổi làm cho họ nhỏ bé và
tổn thương. Nhỏ bé vì bất lực, tổn thương vì tự ái. Và biết đâu chiếc giày của
chị Dương sẽ khiến họ bừng tỉnh và bước ra khỏi căn chòi “cầu an” mà họ tự nhốt
mình bao năm nay một cách tự giác và đầy những bao biện.
--------------------------
XEM
THÊM
Ngọc Thu
20/10/2018
Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2, TPHCM sáng ngày
20/10/2018, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã bị một chiếc giày bay thẳng tới trước mặt,
suýt một chút đã phang trúng vào mặt bà.
Chiếc giày này đã phang vào mặt bà Nguyễn Thị
Quyết Tâm. Ảnh: Trương Châu Hữu Danh
Người ném chiếc giày đó là chị Nguyễn Thị Thùy
Dung. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết về chị Dung như sau:
“Cả nhà nuôi giấu cách mạng, ngoại là tù chính trị,
nhưng cả nhà chị Nguyễn Thị Thùy Dung lại bị mất đất trong uất ức. Hôm nay, chị
là một trong 5 người đến sớm nhất nhưng khi đăng ký “phiếu phát biểu” lại là số
39 trong khi mọi người chỉ được phép phát biểu trong 120 phút.
Những uất ức dồn nén vào chiếc dép hiệu Uyên (sản xuất
tại quận 2) đã bay thẳng vào cán bộ. Câu chuyện đau lòng của gia đình chị, sẽ sớm
phơi bày. Những người bị tù oan vì chống lại Tất Thành Cang, họ sẽ lên tiếng
trong những ngày sắp tới. Anh Cang, hãy đợi đấy!”
Biên bản của công an giữ chiếc giày. Ảnh: FB Trương
Châu Hữu Danh
Chị
Dung tường thuật lại vụ việc như sau: “Cử tri phóng tay quá trớn bị bắt ngay tại chỗ, cưỡng chế giữa hàng chục
anh công an, an ninh, nào khóa tay, bấm vào người.
Dù gì thì chiếc giày đã làm xong sứ mệnh thử lòng quan chức đi xin lỗi.
Chỉ là một chiếc giày mà còn không chấp nhận được vậy thì lời xin lỗi chẳng
khác một màn kịch. Màn kịch vụng về của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Một chiếc giày khiến ông bà thấy nguy hiểm, thấy bi sỉ nhục vậy khi các vị
cướp đất, đập nhà dân các anh chị thấy sao? Dân vung tay phóng 1 chiếc
giày dân bị bắt. Các ông bà đánh người, chích điện. Dân vẫn bị bắt”.
Cũng xin nhắc lại, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm là người
cho rằng, không có chuyện người dân chửi đảng. Bà đã từng nói: “Tôi không nghĩ người dân chửi
Đảng mà thực tế là họ có bất bình, phê phán một số cán bộ đảng viên trong quá
trình thi hành công vụ thiếu tôn trọng người dân, biến chất và tha hóa đạo đức“.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh có clip ghi lại cảnh
ném giày này, nhưng sau hơn hai tiếng đồng hồ thì Facebook của ông bị khóa,
video clip không còn. Ông Danh viết: “Từ giây thứ 10, một phụ nữ xinh đẹp
tay phải cầm một chiếc dép ném véo về phía chị Quyết Tâm. Rất nhanh, một anh an
ninh kịp thời can thiệp nên chị chưa thể ném chiếc thứ hai. Xin bà con hết sức
bình tĩnh. Cuộc đời đã mất đất mấy chục năm, giờ mất dép nữa thì không nên“.
Nhà
báo Trương Duy Nhất gọi đó là chiếc giày phản kháng và chiếc giày
này nhắc mọi người nhớ lại cảnh dân giận dữ, liên tục ném giày vào mặt ông Trần
Văn Tuân, Phó Chánh tòa cấp cao, trong buổi xin lỗi ông Hàn Đức Long, là
người bị tuyên án tử hình oan và ngồi tù 11 năm, ngày 25/4/2017.
Video clip: Ông Trần Văn Tuân, Phó Chánh toà án
nhân dân cấp cao nhận trận mưa giày ngày 25/4/2017.
Nguồn: VietNamNet
VIDEO :
Publie par Trương Duy Nhất
Ông Nhất viết: “Bất
lực. Trước những mất mát và oan ức thấu trời thế, họ không còn cách phản kháng
nào khác. Đừng qui kết đó là hành vi phạm pháp. Trong các cuộc trấn áp, chính
quyền đã có lúc dùng súng bắn về phía nhân dân, bắt bớ bỏ tù dân. Thế thì tại
sao người dân không có quyền chống lại, dù chỉ là những chiếc giầy cao gót, như
của chị Dung?
Chiếc giầy ấy, đã là gì so với nhà cửa, ruộng vườn, đất đai và xương máu
đồng bào Thủ Thiêm? Những trận đòn giầy dép nhắm vào mặt Phó chánh toà cấp cao
Trần Văn Tuân, có là gì so với bản án tử hình oan và 11 năm tù đày của công dân
Hàn Đức Long?
Hành hạ, cướp bóc dân tàn độc thế, phải xem là tội ác và phải bị trừng trị.
Chỉ “rút kinh nghiệm” và “xin lỗi”, thì hứng vào mặt những trận đòn giầy dép của
dân, vẫn còn nhẹ. Thậm chí, không chỉ là giầy dép. Khó tránh những phát súng phản
kháng như Đoàn Văn Vươn.”
No comments:
Post a Comment