CVHP
cảm ơn ông Phạm Gia Minh đã giúp chuyển ngữ bài viết quan trọng này.
Tác giả : Tổ
chức mang tên Điều 19 ( đăng ngày
25/3/2013) (1)
Trong bản Dự thảo
Sửa đổi Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tổ
chức mang tên Điều 19 lo ngại rằng bản HP mới không bảo vệ được các quyền
con người cơ bản , cụ thể là quyền tự do bày tỏ ý kiến và thông tin. Việc bảo
vệ các quyền này cần phải được trình bày một cách toàn diện hơn , với một ngôn
ngữ chính xác hơn trong khi những giới hạn chung chung mang tính hình sự phải
bị dỡ bỏ.
Tổ chức mang tên
Điều 19
ủng hộ sáng kiến của Quốc hội sửa đổi bản HP Việt Nam và đã công khai phổ biến
Bản Dự thảo Hiến pháp nhằm thu hút thảo luận rộng rãi. Chúng tôi hoan nghênh cơ
hội cho chúng tôi đóng góp những phân tích của mình về các sửa đổi và hy vọng
rằng điều đó sẽ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam cùng những người có quyền lợi
liên đới trong nước hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Luật
pháp Quốc tế về Nhân quyền.
Mặc
dù vẫn tồn tại nhiều thiếu sót trong Bản Dự thảo Sửa đổi HP, trong đó có các
vấn đề được thảo luận dưới đây thì văn bản này đã chứa đựng một vài điểm tích
cực, chẳng hạn như :
Phần
Lời nói đầu đã xác nhận sự tôn trọng và bảo đảm Quyền Con người, thúc đẩy
Dân chủ và xây dựng một Chính phủ của Dân ,do Dân và vì Dân .
Chương
2 được dành cho việc công nhận, tôn trọng , bảo vệ và bảo đảm Quyền Con người (
Điều 15.1).
Có
một số quyền mới được bổ sung vào bản Dự thảo HP, bao gồm : quyền được hưởng và
tham gia vào đời sống văn hóa ( Điều 44), quyền được tự do lựa chọn ngôn ngữ
giao tiếp ( Điều 45 ) , và quyền được sống trong “ môi trường trong sạch” (
Điều 46).
Luật pháp Quốc tế
về Quyền Con người và ảnh hưởng của nó lên môi trường trong nước.
Bản
Dự thảo HP đã không chỉ ra rõ vị trí pháp lý của các hiệp ước Quốc tế về Quyền
Con người mà Việt Nam đã ký kết ,đã phê chuẩn và bắt buộc phải được thực thi
thông qua các Luật trong nước. Hơn thế nữa , không hề có điều khoản nào chỉ
ra các cơ quan có thẩm quyền ký kết và phê chuẩn các hiệp ước Quốc tế một
cách cụ thể .
Tổ
chức mang tên Điều 19 lưu ý rằng Việt Nam là một bên tham gia Hiệp định về
Quyền Dân sự và Chính trị ( ICCPR) và Hiệp định này tại Điều 19 của nó đã bảo
vệ quyền được tự do bày tỏ ý kiến và thông tin.
Bản
Dự thảo HP cần phải làm rõ cam kết nhằm bảo đảm rằng các hiệp ước và thỏa thuận
quốc tế đã được ký kết và phê chuẩn cũng có giá trị pháp lý trong nước và chỉ
có thể bị hủy bỏ, thay đổi hoặc tạm ngưng nếu được quy định bởi chính những
hiệp ước và thỏa thuận đó.
Các quyền tự do bày
tỏ ý kiến và thông tin , tự do hội họp một cách ôn hòa và tự do lập hội.
Bản
Dự thảo đưa ra một sự bảo vệ hạn chế đối với Quyền được tự do bày tỏ ý kiến và
thông tin và các quyền có liên quan tại Điều 26 dựa theo các khoản sau:
Công
dân được hưởng quyền tự do phát biểu ý kiến và ngôn luận, tự do báo chí,
Có
quyền được cung cấp thông tin,quyền được tụ tập, thành lập hội và bãi công theo
quy định của Pháp luật.
Tổ chức mang tên
Điều 19
quan
ngại rằng rất nhiều quyền khác nhau lại được gộp vào cùng một điều khoản và do
vậy từng loại quyền chỉ nhận được một sự bảo vệ không thỏa đáng. Chúng
tôi đề nghị những sự bảo vệ riêng biệt đối với quyền được : i) Tự do tư tưởng;
ii) tự do bày tỏ ý kiến ;iii) tiếp cận thông tin ;iv) tự do báo chí, và v) tự
do tụ tập ôn hòa và lập hội.
Những khiếm
khuyết tại Điều 26 của Bản Dự thảo HP cần được nêu ra ở đây là:
Mỗi
một loại quyền cần phải được bảo đảm cho tất cả mọi người , không phụ thuộc vào
sắc tộc.
Quyền
tự do tư tưởng được bảo vệ bởi Điều 19(1) trong ICCPR phải được bảo đảm không
hạn chế. Không điều Luật hoặc Hiến pháp nào được phép hạn chế quyền
tự do tư tưởng. Hơn nữa,không ai có thể bị hạn chế quyền lợi của mình chỉ vì
những ý kiến ( tư tưởng – ND) hiện hữu, giả định hoặc nhận thức được.
Quyền
được tự do bày tỏ ý kiến được bảo vệ bởi Điều 19(2) trong ICCPR cần được diễn
giải theo nghĩa rộng và chỉ rõ rằng quyền này :
-
Bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin;
-
Bảo vệ mọi loại ý kiến, tư tưởng . bao gồm : thảo luận, thuyết trình chính trị,
bình luận về vấn đề riêng tư và công cộng, vận động dư luận, tranh luận về
quyền con người, báo chí , văn hóa và trình diễn nghệ thuật, giảng dạy và
thuyết trình tôn giáo. Điều này còn bao gồm cả cách thể hiện ý kiến, tư tưởng
được cho là mang tính công kích sâu sắc;
-
Được áp dụng mọi nơi không phụ thuộc vào biên giới;
-
Có thể được thực hiện và thao tác thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào
mà cá nhân lựa chọn. Điều này bao gồm nhưng không bị hạn chế bởi : các giao
tiếp nói miệng, viết tay hoặc in ấn; trình diễn nghệ thuật; hình thức truyền
thông có tiếng có hình, điện tử và Internet.
Quyền “ được thông
tin” cần phải nhắc lại cốt để bảo vệ “ quyền được tiếp cận thông tin”. Tổ
chức mang tên Điều 19 xin được nhắc nhở rằng Ủy ban nhân quyền ,
trong phần Bình luận chung số 34 đã tuyên bố:
Làm
cho có hiệu lực quyền tiếp cận thông tin, các quốc gia thành viên (của Hiệp
định ICCPR – ND ) phải chủ động đưa thông tin của Chính phủ liên quan tới quyền
lợi công chúng ra công khai. Các quốc gia thành viên phải làm mọi điều để đảm
bảo và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thực tế có hiệu quả tức thời. Các
quốc gia thành viên phải ban hành các thủ tục, quy trình cần thiết mà qua đó
người dân có thể tiếp cận thông tin , chẳng hạn như bằng cách xây dựng
luật về tự do thông tin. Các thủ tục , quy trình phải tạo điều kiện xử lý kịp
thời yêu cầu thu thập thông tin trên cơ sở các quy tắc rõ ràng và phù hợp với
Hiệp định. Phí để đáp ứng yêu cầu về thông tin không được trở nên một
thứ rào cản bất hợp lý đối với việc tiếp cận thông tin. Chính quyền phải
cung cấp lý lẽ đối với bất kỳ sự từ chối tiếp cận thông tin nào. Sự hòa
giải và thỏa thuận cần được hiện diện đối với bất cứ trường hợp nào ,
từ sự từ chối tiếp cận thông tin cho tới việc cung cấp thông tin cũng như
trường hợp không thể đáp ứng yêu cầu.
Để
có một cách nhìn so sánh hãy xem bản Hiến pháp của Thái Lan ( 1979), tại Điều
56; Hiến pháp Kenia ( 2010) tại Điều 35; và Hiến pháp Nam Phi (1996) tại Điều
32.
Quyền được “ tụ tập”
phải được nhắc lại như là “ Quyền được tự do tụ tập một cách ôn hòa”, được nêu
tại Điều 21 của ICCPR.
Nếu có thể, Hiến pháp cần thiết lập một sự giả định ( presumption) có lợi cho
việc tụ tập và đòi hỏi Nhà nước phải có trách nhiệm tích cực giúp đỡ và bảo vệ
các cuộc tụ tập quần chúng ở những địa điểm và thời gian mà các nhà tổ chức đề
nghị. Để so sánh hãy tham khảo bản Hiến pháp Rumani (1991) tại Điều 39.
Quyền “ tự do
báo chí “ cần được xác lập một cách toàn diện hơn. Nó phải bao gồm :
những sự bảo trợ đối với tự do truyền thông và sự độc lập trực
tuyến cũng như không trực tuyến ; cam đoan về tính độc lập của ban biên tập tòa
soạn; bảo đảm quyền của các nhà báo được bảo vệ nguồn tin của mình; bảo đảm
rằng truyền thông trực tuyến và in ấn không phải xin giấy phép hoặc xin
phép đăng ký; và các điều khoản bảo đảm sự độc lập , tính đa nguyên của khu vực
truyền thông phát thanh , truyền hình. Để có cách nhìn so sánh xin tham khảo
Hiến pháp Kenia (2010) tại Điều 34.
Quyền được “ lập
hội” cũng nhất thiết phải bảo đảm quyền thành lập các công đoàn , độc lập với
chính quyền và
nhất thiết bảo đảm rằng không một ai bị bắt buộc gia nhập một hội đoàn nào trái
với ý nguyện của người đó.
Quyền được tự do
nghiên cứu và thực hiện các hoạt động học thuật ( là Điều 43
trong bản Dự thảo HP ) cần được nhìn nhận và xem xét cùng với hoặc trong
khuôn khổ của sự bảo đảm quyền được tự do bày tỏ ý kiến.
Để
so sánh có thể tham khảo Hiến pháp Nam phi ( 1996) tại Điều 16; và Hiến pháp
Kenia (2010) tại Điều 33.
Quyền được tham gia
vào đời sống văn hóa
( Điều 44 trong bản Dự thảo HP ) và
quyền giao tiếp bằng ngôn ngữ tùy chọn ( Điều 45 trong bản Dự thảo HP) cần
được nhìn nhận và xem xét cùng với hoặc trong phạm vi của sự bảo đảm quyền được
tự do bày tỏ ý kiến.
Sự hạn chế các quyền
tự do bày tỏ ý kiến và thông tin, cũng như tự do tụ tập một cách ôn hòa và lập
hội
Một
số lượng đáng kể các điều khoản của bản Dự thảo HP đã cho thấy có nhiều hạn chế
mới phát sinh đối với các quyền được nêu trong Chương 2 theo cách thức không
phù hợp với các Tiêu chuẩn Quốc tế.
Điều 15 của bản Dự thảo HP
cho thấy tất cả các quyền con người được “ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm theo HP và Pháp luật” ( Điều 15.1) và có thể bị hạn chế “ trong
trường hợp cần thiết vì mục đích anh ninh, quốc phòng, trật tự xã hội , đạo đức
và sức khỏe cộng đồng” ( Điều 15.2). Điều khoản này được áp dụng để giải thích
tất cả những sự bảo đảm trong Chương 2 nhưng không chỉ giới hạn với Chương 2 .
Trong khi mà tình trạng khẩn cấp có thể được tuyên bố theo Điều 75.14 và Điều
79.8 trong bản Dự thảo HP thì ảnh hưởng của lời tuyên bố về tình trạng khẩn cấp
đối với quyền con người vẫn chưa được nêu ra.
Tính
hạn chế của Điều 15 không cho phép phân biệt giữa : các quyền không được
hạn chế theo luật pháp quốc tế ( ở đây có nghĩa là quyền được tự do tư tưởng, ý
kiến, Điều 19(1) , ICCPR ) và các quyền có thể trở thành chủ thể của những hạn
chế hẹp. ( ở đây là quyền được tự do bày tỏ ý kiến, Điều 19(2) và (3), ICCPR ),
và cuối cùng là các quyền không thể bị tổn hại ngay cả khi xảy ra tình trạng
khẩn cấp ( các quyền này được liệt kê tại Điều 4(2), ICCPR) . Do vậy ,
Điều 15(2) trong bản Dự thảo cần phải được xem xét lại để làm rõ sự khác
biệt giữa các hình thức bảo đảm quyền con người phù hợp với các điều
khoản của ICCPR.
Các
hạn chế quyền được tự do bày tỏ ý kiến và thông tin, quyền được tự do tụ tập
một cách ôn hòa chỉ có thể được thực hiện tuần tự theo quy trình sát hạch gồm 3
phần nêu rõ tại Điều 19(3) và Điều 21 của ICCPR . Các hạn chế cần phải :
-
Được pháp luật quy định : bất kể
luật nào hạn chế quyền bày tỏ ý kiến cần phải “ được trình bày với độ chính xác
đầy đủ để mọi cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình một cách tương ứng và
phải làm sao cho công chúng dễ tiếp cận”.
-
Theo đuổi mục tiêu hợp pháp: tôn
trọng quyền và uy tín của người khác, bảo đảm an ninh quốc gia hoặc trật tự xã
hội; bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức cộng đồng . Bổ sung thêm một điều đó là
quyền được tự do tụ họp một cách ôn hòa cũng có thể bị hạn chế để bảo đảm an
ninh công cộng.
-
Cần thiết và cân xứng : Nhà nước
phải giải thích , chứng minh “ một cách cụ thể và riêng biệt bản chất
chính xác của mối đe dọa và sự cần thiết cũng như các hành động được sử dụng có
cân xứng hay không . Cụ thể là bằng cách xác lập mối liên hệ trực tiếp và tức
thời giữa sự bày tỏ ý kiến và mối đe dọa”. Hơn nữa, sự hạn chế không được thái
quá , tràn lan và nên sử dụng các phương tiện kiềm chế ở mức tối thiểu vừa
đủ để hoàn thành chức năng bảo vệ.
Sẽ là không hợp pháp
khi mà tất cả các quyền con người chỉ được bảo đảm trong phạm vi quy định
bởi Hiến pháp và luật- đặc biệt là khi chúng lại không phù hợp với các Tiêu
chuẩn Quốc tế.
Do đó mà cách định tính “ theo quy định của Hiến pháp và luật” tại Điều 5.1 cần
phải loại bỏ bởi lẽ điều này đã trao việc hưởng thụ các quyền trong Hiến pháp
cho một sự phụ thuộc vào các điều luật trong tương lai và biết đâu sau này
chúng có thể làm xói mòn và tổn hại các quyền đó.
Thuật
ngữ “ đạo đức xã hội” tại Điều 5.2 cần được giải thích trong khuôn khổ được
ràng buộc bởi khái niệm trong Luật Quốc tế về quyền con người và không được
diễn giải theo hướng cho phép hạn chế quyền con người một cách tràn lan. Nhà
nước gánh vác trách nhiệm nặng nề khi phải chứng minh rằng bất kỳ một sự
hạn chế quyền được tự do bày tỏ ý kiến đều là thiết yếu để gìn giữ sự tôn trọng
các giá trị nền tảng của cộng đồng. Trong khi Nhà nước được hưởng lợi từ sự
đánh giá của xã hội về hành động này thì việc trì hoãn các quyền tự
do một cách linh hoạt theo tình hình thực tế không cho phép dùng khái
niệm “ đạo đức xã hội” để biện minh cho các hành động mang tính kỳ thị trên
thực tế hoặc kéo dài vô thời hạn các định kiến và khuyến khích tinh thần không
chấp nhận sự khác biệt, thiếu khoan dung.
Các
cơ quan quốc tế về quyền con người đã nhiều lần nêu quan điểm cho rằng đạo đức
là khái niệm liên tục tiến hóa , bởi vậy mọi hạn chế quyền tự do “ phải được
đặt cơ sở trên các nguyên tắc không xuất phát đơn thuần chỉ từ truyền thống “ ,
và “ phải được hiểu theo nghĩa các quyền con người mang tính phổ quát toàn cầu
và dựa trên các nguyên tắc không kỳ thị”
Hơn
nữa, Điều 15.2 cần chú trọng đặc biệt đến thủ tục sát hạch (gồm 3
phần nêu ở trên thể theo quy định của ICCPR- ND ) đòi hỏi ngoài tính “ cần
thiết “ nhằm mục tiêu có tính hợp pháp thì các hạn chế cần phải được quy định
bởi Luật pháp và đảm bảo tính cân xứng.
Liên
quan đến quyền tự do tín ngưỡng, điều khoản thứ 2 trong Điều 25.3 nêu rằng “
không ai được lợi dụng tôn giáo và tín ngưỡng để vi phạm pháp luật và các chính
sách của Nhà nước”. Một lần nữa điều này có thể trở thành đề tài để diễn
giải mở rộng nhằm sử dụng để hạn chế quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo cũng
như quyền tự do bày tỏ ý kiến và thông tin. Tổ chức mang tên Điều 19 đề nghị bỏ khoản 2 tại
Điều 25.3.
Tổ chức mang tên Điều
19 vẫn tiếp tục
quan tâm tới một số điều khoản bổ sung mà sau này có thể kéo theo
sự hạn chế quyền cơ bản của con người , gồm quyền được tự do bày tỏ ý kiến,
thông tin và quyền được tự do tụ tập một cách ôn hòa và lập hội :
Điều 16 là một điều khoản
mới , cho phép “ cấm lạm dụng quyền con người và quyền công dân để xâm hại lợi
ích của đất nước và dân tộc, các quyền và lợi ích chính đáng của người
khác”.
Những
gì được bao hàm trong khái niệm ” lợi ích của đất nước và dân tộc, các quyền và
lợi ích chính đáng của những người khác” quả là một cách phân định rất rộng và
tham vọng về việc thụ hưởng quyền con người và cách này không phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế về quyền con người.
Tổ chức mang tên Điều 19 đề nghị viết lại Điều 16 để phản ánh
Điều 5(1) của ICCPR vì điều này cho thấy không có bảo đảm nào trong Hiệp ước
cho phép một Nhà nước nào , một nhóm người hoặc cá nhân nào được quyền tham gia
vào các hoạt động có mục đích “ phá hoại” tự do và quyền con người. Điểm
quan trọng là điều khoản này được áp dụng đối với kể cả các Nhà nước cũng như
các tổ chức pháp nhân hoặc thể nhân và nó đặt ra một cái ngưỡng đặc biệt cao là
“ phá hoại” chứ không phải là “ can thiệp “ hay “ vi phạm”.
Điều 11.2 trong bản Dự thảo
Hiến pháp nêu rõ sự trừng phạt nghiêm khắc đối với” mọi hành vi chống phá
độc lập, chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc , chống lại sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, xâm hại lợi ích của nhân dân
và Tổ quốc”. Tương tự, Điều 47 nêu rõ “ nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc “
và chỉ rõ rằng” phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”, Điều 69 nêu rõ bảo vệ đất
nước là nghĩa vụ của toàn dân.
Mối
liên hệ giữa các điều khoản nêu trên cũng như sự bảo đảm quyền con người
trong Chương 2 không được nói rõ . Tổ chức mang tên Điều 19
nhắc lại rằng mọi sự hạn chế quyền được tự do bày tỏ ý kiến và thông tin hoặc
quyền được tự do tụ họp ôn hòa nhằm mục đích bảo đảm an ninh quốc gia cần phải
được bám sát và phù hợp với quy trình sát hạch gồm 3 phần tại Điều 19(3) hoặc
Điều 21 trong ICCPR. Những hạn chế như vậy sẽ không hợp pháp trừ phi mục tiêu
thật sự và hiệu quả thấy được của chúng là bảo vệ cho sự tồn vong của đất nước
hoặc toàn vẹn lãnh thổ chống lại việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực, hoặc là nâng cao khả năng đáp trả việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử
dụng vũ lực từ bên ngoài ví dụ như mối đe dọa quân sự, hoặc từ bên trong ,
chẳng hạn như là sự kích động bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền . Để có thêm
thông tin, xin tham khảo tài liệu “ Các nguyên tắc Johannesburg về an ninh quốc
gia, Tự do bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin “ ( Tổ chức mang tên Điều 19,
1996 )
(
Johannesburg Principle on National Security, Freedom of Expression and
Access to Information).
Tổ chức mang tên
Điều 19 đề nghị rằng
Điều 11.2 Điều 47 và Điều 69 nên được xóa bỏ nhằm bảo đảm quyền được tự do bày tỏ
ý kiến và thông tin, cũng như quyền được tự do tụ họp ôn hòa và lập hội.
Điều 20 nêu rõ rằng “quyền
lợi của công dân gắn liền với nghĩa vụ của họ” , đúng là có một số quyền
lợi luôn đi kèm với nghĩa vụ nhưng không phải là trường hợp việc
bảo vệ quyền con người lại bị phụ thuộc vào việc phải thực hiện các nghĩa vụ.
Tổ chức mang tên
Điều 19 đề nghị bỏ
Điều 20 trong bản Dự thảo HP.
Điều 64.5 nêu rõ “ mọi hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa và thông tin mà gây hại cho quyền lợi quốc gia và phá hoại nhân cách , đạo
đức và lối sống lành mạnh của người Việt Nam ; tuyên truyền tư tưởng ,
sách báo và các hình thức khác mang tính chất phản động, suy đồi sẽ bị nghiêm
cấm. Tệ mê tín, dị đoan cần bị loại trừ”.
Điều
khoản này nằm ở Chương 3 và bởi vậy mối liên hệ của nó với việc bảo đảm
các quyền con người trong Chương 2 là không rõ ràng. Trong mọi trường hợp, điều này hoàn toàn không tương thích và phù hợp
với các Tiêu chuẩn Quốc tế về quyền được tự do bày tỏ ý kiến . Quyền này
bao gồm mọi hình thức thể hiện và bày tỏ , kể cả việc thể hiện bằng nghệ thuật
qua bất kỳ môi trường truyền thông nào tùy vào lựa chọn của cá nhân. Bất kỳ sự
hạn chế nội dung nào đối với nghệ thuật cần phải được sát hạch theo quy trình 3
phần tại Điều 19(3) của ICCPR. Tổ
chức mang tên Điều 19 đề nghị hủy bỏ Điều 64.5
Tổ
chức mang tên Điều 19 lo ngại rằng quyền được trao đơn kiện và tố cáo
cơ quan Nhà nước được quy định tại Điều
31.3 sẽ bị cấm đoán khi bị quy vào tội “ lạm dụng” quyền tự do
này để “ kiến nghị, tố cáo với mục đích vu khống, phỉ báng gây hại cho người
khác”.
Trong
khi các hạn chế có thể được áp dụng đối với quyền được tự do bày tỏ ý kiến nhằm
bảo vệ quyền lợi của những người khác theo Điều 19(3) của ICCPR thì các hạn chế
này phải tương thích và phù hợp với quy trình sát hạch gồm 3 phần được nêu
ở trên và biện pháp chế tài nhằm bảo vệ uy tín cần được nhìn thấy trước
trong khuôn khổ của Luật dân sự.
Hơn
nữa, việc bày tỏ ý kiến chính trị cần được bảo vệ tăng cường và chỉ bị hạn chế
trong những hoàn cảnh ngoại lệ. Các điều khoản về hành vi phỉ báng , bôi nhọ
mang tính hình sự không bao giờ nên được áp dụng cốt để bảo vệ các quan
chức và các tổ chức của thể chế khỏi sự phê phán , chỉ trích hoặc
là ngăn cản họ khỏi sự soi xét . Tổ
chức mang tên Điều 19 đề nghị bỏ Điều 31.3.
Không kỳ thị và
phân biệt đối xử
Điều 17.2 nêu rõ rằng “
không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,kinh tế, văn hóa và xã
hội bởi bất kỳ một lý do nào.” Tuy nhiên có nhiều điều khoản trong bản Dự thảo
HP gây mâu thuẫn giữa việc bảo đảm với sự kỳ thị, phân biệt đối xử.
Nhiều
sự bảo đảm quyền lợi trong Chương 2 của bản Dự thảo HP được trao cho người dân
trên cơ sở tư cách công dân và được định nghĩa là người có quốc tịch Việt nam (
Điều 18.1). Bổ sung thêm vào quyền
được tự do tư tưởng và bày tỏ ý kiến ( như đã nêu ở phần trên) , các quyền bị
hạn chế cũng theo cách thức đã phân tích còn bao gồm cả sự bình đẳng trước pháp
luật( Điều 17.1) và việc cấm tra tấn
( Điều 22).
Những
người không có quốc tịch Việt Nam như vậy rõ ràng là bị kỳ thị . Điều 51
bằng ngôn ngữ dựa trên nhận thức về quyền lợi nêu rõ rằng Nhà nước chỉ có trách
nhiệm bảo vệ cuộc sống, sở hữu và “ các quyền lợi hợp pháp theo Luật của Việt
Nam”.
Tất cả các quyền lợi
nêu trong ICCPR , trừ quyền bầu cử ( Điều 25, ICCPR) cần phải được bảo đảm đối
với mọi người có mặt trên lãnh thổ và cũng là đối tượng thuộc thẩm quyền
phán quyết của mọi Nhà nước mà không có sự kỳ thị ( Điều 2(1), ICCPR ).
Các
điều khoản không kỳ thị cũng cần bảo đảm không cho phép sự kỳ thị dựa trên các
đặc trưng tiêu biểu được bảo vệ. Nền móng của việc bảo đảm chống lại sự kỳ
thị cần bao gồm , nhưng không bị giới hạn bởi : chủng tộc, màu sắc, giới
tính,ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến chính trị và các lĩnh vực khác, nguồn gốc
dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi và thân phận (Điều 2(1) ICCPR ). Nền móng
bảo đảm cho việc chống kỳ thị theo Luật Quốc tế về Quyền con người cũng được
hiểu là phải bao gồm cả vấn đề tuổi tác, tình trạng tàn phế, xu hướng về giới
tính và nhân dạng giới . Nhà nước chỉ có thể đối xử phân biệt đối với
những người không có quốc tịch về vấn đề quyền được bỏ phiếu bầu theo Điều 25
của ICCPR ( xem HR, Committee, General Comment No 15)
Tổ chức mang tên
Điều 19 đề nghị bản Dự
thảo HP cần bảo đảm rằng mọi quyền lợi cũng phải được trao cho mọi người
trên cơ sở không phân biệt đối xử , kỳ thị và cần bao gồm danh mục của nền
móng được bảo đảm nêu ở trên. Điều 51 và bất cứ điều khoản nào khác hạn
chế việc thụ hưởng các quyền trên cơ sở quốc tịch , ngoại trừ quyền bỏ
phiếu bầu , đều phải loại bỏ.
Xét xử công bằng và
sự tước đoạt tự do
Điều 32 ( Điều 72 được sửa
đổi và bổ sung ) quy định các quyền trong khuôn khổ của thủ tục tố tụng hình sự
, bao gồm quyền “ được xử tại tòa án “.
Tổ
chức mang tên Điều 19 chỉ ra rằng theo các tiêu chuẩn quốc tế , gồm cả
Điều 14 và 15 của ICCPR , mọi người đều có quyền được xử công bằng trong các
trường hợp mang tính chất hình sự, điều này gồm có quyền được xét xử bởi một”
tòa án được luật pháp quy định , có năng lực, độc lập , không thiên vị “ trước
mặt công chúng và trong một khoảng thời gian hợp lý. Do vậy, để tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống tòa án
trong nước của Việt Nam phải đạt ít nhất là những yêu cầu sau trong số nhiều
yêu cầu khác :
Tính độc lập : nếu tính độc lập của tòa án không được đảm bảo thì sự
trông cậy vào cơ chế xét xử ví như một sự che chở cho quyền lợi của con người
sẽ có rất ít tác dụng. Những Nguyên tắc Cơ sở về Tính Độc lập của
Tòa án của Liên hợp Quốc đã đưa ra một số yêu cầu để đánh giá một tòa án được
coi là “ độc lập” như sau :
a/.
Các điều kiện phục vụ và nhiệm kỳ
b/.
cách thức bổ nhiệm và miễn nhiệm
c/.
mức độ ổn định và sự bảo đảm về hậu cần chống lại áp lực từ bên ngoài và sự
quấy rối. Sự tồn tại của tòa án không được phụ thuộc vào sự tùy tiện của cơ
quan hành pháp mà phải dựa trên sắc lệnh do cơ quan lập pháp ban hành.
Tính không thiên vị
: cần một sự không thiên vị theo nghĩa
khách quan ( điều này cân nhắc liệu thẩm phán đã đưa ra các bảo đảm theo thể
thức đủ thẩm quyền để loại bỏ bất kỳ mối nghi ngại về tính hợp pháp của sự
thiên vị ) , cũng như theo nghĩa chủ quan ( không được có bất kỳ sự hiện diện
nào của sự thiên vị).
Các
nguyên tắc này chưa được phản ánh đầy đủ tại Điều 32 . Tổ chức mang
tên Điều 19 đề nghị bản Dự thảo HP cần quy định dứt khoát và rõ
ràng rằng mọi người đều có quyền được xử án một cách công bằng trước công
chúng bởi tòa án có năng lực, độc lập và không thiên vị do pháp luật quy định ,
với tất cả các thể thức đủ thẩm quyền theo luật quốc tế về quyền con người.
Kết luận
Tổ
chức mang tên Điều 19 hoan nghênh sáng kiến của Quốc hội nhằm
sửa đổi bản Hiến pháp nhưng nhấn mạnh rằng việc này cần được nhìn nhận như một
cơ hội để tăng cường sự bảo vệ các quyền cơ bản chứ không phải là dịp để làm
xói mòn chúng. Với ý ngĩa đó, chúng tôi đề xuất Quốc hội hãy xem xét những đề
nghị của chúng tôi và đảm bảo rằng lời văn của bản Dự thảo HP sẽ tương thích và
phù hợp với các Tiêu chuẩn Quốc tế về tự do bày tỏ ý kiến và thông tin.
Thăng
long- Hà nội 29/3/2013
Phạm Gia Minh dịch
từ http://www.article19.org
(1)
Tổ chức mang tên Điều 19 là một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1987 tại
Anh và hiện có mặt tại nhiều nước với mục tiêu là thúc đẩy tự do bày tỏ ý kiến
và thông tin đúng như nội dung của Điều 19 trong Hiệp định Quốc tế về các Quyền
dân sự và Chính trị.
------------------------
ARTICLE 19
25
Mar 2013
ARTICLE
19 warns that proposed amendments to the 1992 Constitution for the Socialist
Republic of Vietnam (Draft Constitution) fail to protect fundamental human
rights, in particular the right to freedom of expression and information.
Protections for these rights must be formulated more comprehensively and in
more precise language, and broad and discriminatory restrictions must be
removed.
ARTICLE
19 welcomes the initiative of the National Assembly to amend Vietnam’s
Constitution and publically circulate the Draft Constitution for open consultations.
We welcome the opportunity to contribute our analysis of the amendments, and
hope that this is of assistance to the Vietnamese government and other domestic
stakeholders in terms of understanding Vietnam’s obligations under
international human rights law.
Despite
the many shortcomings of the proposed amendments, including those discussed
below, the proposed revisions include some positive features, namely:
*
The preamble affirms respect for and the guarantee of human rights, the
fostering of democracy, and for government of the people, for the people and by
the people.
*
The second chapter is dedicated to the recognition, respect, protection, and
guarantee of human rights (Article 15.1).
*
New rights are added in the Draft Constitution, including: the right to enjoy
and participate in cultural life (Article 44), freedom to choose one’s language
of communication (Article 45), and the right to live in a “fresh environment”
(Article 46).
Domestic effect of international
human rights law
The
Draft Constitution fails to specify the legal status of international human
rights treaties that Vietnam has signed and ratified and is obliged to
implement through domestic law. Moreover, no provision specifies the powers for
signing and ratifying international treaties. In particular, ARTICLE 19 notes
that Vietnam is a party to the International Covenant on Civil and Political
Rights (ICCPR), which protects the right to freedom of expression and
information at Article 19.
The
Draft Constitution must make a clear commitment to ensuring that treaties and
international agreements that have been signed and ratified have domestic legal
effect, and may only be repealed, modified or suspended in the manner provided
for in the treaties themselves.
The
rights to freedom of expression and information, freedom of peaceful assembly
and freedom of association
The
Draft Constitution gives limited protection to the right to freedom of
expression and information and related rights through Article 26 in the following
terms:
The
citizen shall enjoy freedom of opinion and speech, freedom of the press, the
right to be informed, and the right to assemble, form associations and hold
strikes in accordance with the provisions of the law.
ARTICLE
19 is concerned that so many distinct rights are included within one provision,
and that inadequate protection is given to each. We recommend separate
protections for the rights to: i) freedom of opinion; ii) freedom of
expression; iii) access to information; iv) freedom of the press, and v)
freedom of peaceful assembly and of association.
The
following shortcomings with Article 26 of the Draft Constitution must also be
addressed:
-
Each right must be guaranteed to all people, irrespective of nationality.
-
The right to freedom of opinion, protected under Article 19(1) of the ICCPR,
should be protected without qualification. No law or constitutional provision
should permit limitations on the right to hold an opinion. Moreover, no person
should be subject to impairment of their rights on the basis of their actual,
supposed or perceived opinions.
-
The right to freedom of expression, protected under Article 19(2) of the ICCPR,
must be interpreted broadly and specify that the right:
*
Includes the freedom to seek, receive and impart information;
*
Protects ideas of all kinds, including: political discourse, commentary on
one’s own and on public affairs, canvassing, discussion of human rights,
journalism, cultural and artistic expression, teaching, and religious
discourse. It even embraces expression that may be regarded as deeply
offensive;
*
Applies regardless of frontiers;
*
May be exercised through any media of a person’s choice. This includes but is
not limited to: oral, written or printed communications; artistic expression;
and audio-visual, electronic and Internet-based modes of communication.
-
The right to “be informed” should be reformulated to expressly protect the
“right to access information.” ARTICLE 19 recalls that the Human Rights
Committee, in General Comment No. 34, have stated:
[T]o
give effect to the right of access to information, States parties should
proactively put in the public domain Government information of public interest.
States parties should make every to ensure, easy, prompt effective and
practical access to such information. States should parties should also enact
the necessary procedures, whereby one may gain access to information, such as
by means of freedom of information legislation. The procedures should provide
for the timely processing of requests for information according to clear rules
that are compatible with the Covenant. Fees for requests for information should
not be such as to constitute an unreasonable impediment to access to
information. Authorities should provide reasons for any refusal to provide access
to information. Arrangements should be put in place for appeals from refusals
to provide access to information as well as in cases of failure to respond to
requests.
For
a comparative perspective, see the Constitution of Thailand (1997), at Article
56; the Constitution of Kenya (2010), at Article 35; and the Constitution of
South Africa (1996), at Article 32.
*
The right to “assemble” should be reformulated as the “right to freedom of
peaceful assembly,” to reflect Article 21 of the ICCPR. If possible, the Constitution
should establish a presumption in favour of holding an assembly, and provide
for the State’s positive obligation to facilitate and protect public assemblies
at the organisers’ preferred location and time. For a comparative perspective,
see the Constitution of Romania (1991), at Article 39.
*
The right to “freedom of the press” should be made more comprehensive. It
should include: protections for media freedom and independence online as well as offline;
guarantee editorial independence; protect the right of journalists to protect
their sources; protect print and online media from any licensing or
registration requirement; and provisions to guarantee the independence and
pluralism of the broadcasting media sector. From a comparative perspective, see
the Constitution of Kenya (2010), at Article 34.
*
The right to “association” should also guarantee the right to form trade unions
independent of the government, and should further provide that no person may be
compelled to join an association against his or her will.
*
Consideration should be given to including the rights to academic and research
freedom (currently Article 43 of the Draft Constitution) alongside or within
the protection of the right to freedom of expression. From a comparative
perspective, see Constitution of South Africa (1996), at Article 16; and
Constitution of Kenya (2010), at Article 33.
*
Consideration should be given to including the rights to participate in
cultural life (currently Article 44 of the Draft Constitution) and the right to
communicate in the language of one’s choice (currently Article 45 of the Draft
Constitution) within or alongside the protection of the right to freedom of
expression.
Limitations
on the rights to freedom of expression and information, and to freedom of peaceful
assembly and of association
A
considerable number of provisions in the Draft Constitution allow for broad
restrictions to be placed upon all of the rights provided for in Chapter 2 in a
manner that does not meet international standards.
Article
15
of the Draft Constitution provides that all human rights are “recognised,
respected, protected and guaranteed according to the Constitution and the law”
(Article 15.1) and may be restricted “in case of necessity for the purpose of
national defence, national security, social order, ethics and community’s
health” (Article 15.2). This provision appears to apply to the interpretation
of all guarantees within Chapter 2, but is not expressly limited to Chapter 2.
While emergencies may be declared in accordance with Article 75.14 and Article 79.8 of the
Draft Constitution, the impact of these declarations on the protection of human
rights is not specified.
The
limitation in Article 15 fails to distinguish between: rights that may not
legitimately be subject to limitation (e.g. the right to freedom of opinion,
Article 19(1), ICCPR), and rights that may be subject to narrow limitations
(e.g. the right to freedom of expression, Article 19(2) and (3), ICCPR), and
finally rights that cannot be derogated from in times of emergency (listed in
Article 4(2), ICCPR). Article 15(2) of the Draft Law must be revised to make
clear the distinction between different types of human rights protections, in
conformity with the provisions of the ICCPR.
Limitations
on the right to freedom of expression and information, and the right to freedom
of peaceful assembly, must only be limited according to the three-part test
under Article 19(3) and Article 21 of the ICCPR respectively. Limitations must
be:
*
Provided by law:
any law limiting the right to freedom of expression must “be formulated with
sufficient precision to enable an individual to regulate his or her conduct
accordingly and it must be made accessible to the public.”
*
Pursue a legitimate aim: respect for the rights or reputations of
others, the protection of national security or of public order; or the
protection of public health or morals. Additionally, the right to freedom of
peaceful assembly may also be restricted to protect public safety.
*
Necessary and proportionate: States must demonstrate in a “specific and
individualised fashion the precise nature of the threat, and the necessity and
proportionality of the specific action taken, in particular by establishing a
direct and immediate connection between the expression and the threat.”
Moreover, the restriction must not be overly broad and must be the least
restrictive means available for achieving the protective function.
It
is not legitimate for all of the rights to be guaranteed only to the extent
provided by the Constitution or law – particularly where these do not comply
with international standards. The qualification “according to the Constitution
and the law” must be deleted from Article 5.1, as it renders the enjoyment of
constitutional rights contingent on future acts of legislation that may erode
those rights.
The
term “public morals” in Article 5.2 should be interpreted in line with the
limited scope given to the concept under international human rights law and not
interpreted to permit broad restrictions on rights. The State bears the burden
of demonstrating that any limitation on the right to freedom of expression to
protect “public morals” is essential to the maintenance of respect for
fundamental values of the community. While States enjoy a margin of
appreciation in this regard, this discretionary leeway does not permit public
morals to be invoked to justify discriminatory practices or to perpetuate
prejudice or promote intolerance. International human rights bodies have noted
that concepts of morality are constantly evolving, that any limitation “must be
based on principles not deriving exclusively from a single tradition”, and
“must be understood in the light of the universality of human rights and the
principle of non-discrimination.”
Furthermore,
Article 15.2 must make specific reference to the requirement that in addition
to being “necessary” in the pursuit of a legitimate aim, restrictions must also
be provided for by law and proportionate.
In
relation to the right to religious freedom, the second clause within Article 25.3 provides
that no one can “misuse beliefs and religions to contravene the law and State
policies.” Again, this provision may be subject to broad interpretation and be
used to restrict freedom of religion or belief as well as the right to freedom
of expression and information. ARTICLE 19 recommends that the second clause
within Article 25.3 be deleted.
ARTICLE
19 is further concerned by a number of supplementary provisions that may be
invoked to further restrict fundamental rights, including the right to freedom
of expression and information, or the right to freedom of peaceful assembly and
of association:
*
Article 16 is
a new provision and prohibits “the abuse of human and civic rights to violate
the interests of the country and the nation, the rights and lawful interests of
other people.”
What
constitutes the “interests of the country and the nation, the rights and lawful
interests of other people” is a broad and ambiguous qualification on the
enjoyment of human rights that does not comply with international standards.
ARTICLE 19 recommends that Article 16 be redrafted to reflect Article 5(1) of
the ICCPR, which provides that no guarantees in the Covenant permit a State,
group or person any right to engage in activities aimed at the “destruction” of
rights and freedoms. It is important that this provision applies to the State
as much as any other entity or person, and that it sets the particularly high
threshold of “destruction” rather than “interference” or “violation”.
*
Article 11.2 of
the Draft Constitution provides for the severe punishment of “all acts directed
against the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the
motherland, against the construction and defence of the socialist Vietnamese
motherland, violating the interests of the motherland and of the people.”
Similarly, Article 47 provides
the “obligation of being loyal to his [sic]
motherland”, and specifies that “betraying one’s motherland is the most serious
crime”, and Article 69
makes national defence a duty of all people.
The
relationship between these provisions and the guarantee of rights contained in
the second chapter is not clear. ARTICLE 19 reiterates that any restriction on
the right to freedom of expression and information or the rights to freedom of
peaceful assembly to protect national security must be narrowly tailored to
comply with the three-part test under Article 19(3) or Article 21 of the ICCPR.
Such restrictions are not legitimate unless their genuine purpose and
demonstrable effect is to protect a country's existence or its territorial
integrity against the use or threat of force, or its capacity to respond to the
use or threat of force, whether from an external source, such as a military
threat, or an internal source, such as incitement to violent overthrow of the
government. For further information, see the Johannesburg
Principles on National Security, Freedom of Expression, and Access to
Information (ARTICLE 19, 1996).
ARTICLE
19 recommends that Article 11.2, Article 47, and Article 69 are deleted to
protect the right to freedom of expression and information, as well as the
rights to freedom of peaceful assembly and association.
*
Article 20 provides
that a “citizen’s rights are inseparable from his duties.” While certain rights
carry with them responsibilities, it should not be the case that the protection
of human rights is made contingent upon the exercise of duties.
ARTICLE
19 recommends that Article 20 of the Draft Constitution be deleted.
*
Article 64.5 provides
that “all activities in the fields of culture and information that are
detrimental to national interests, and destructive of the personality, morals,
and fine lifestyle of the Vietnamese; and the propaganda of all reactionary and
depraved thought, publications and other forms shall be strictly banned.
Superstitions are to be eliminated.”
This
provision is contained within Chapter 3, and therefore its relationship to the
guarantee of rights in Chapter 2 is not clear. In any case, it is entirely
incompatible with international standards on the right to freedom of
expression. The right to freedom of expression encompasses all forms of
expression, including artistic expression through any media of a person’s
choice. Any content-based restrictions on the arts must be justified according
to the three-part test under Article 19(3) of the ICCPR. ARTICLE 19 recommends
the repeal of Article 64.5
ARTICLE
19 is concerned that the right to lodge complaints and denunciations against
the State is qualified in Article
31.3
with the prohibition on “misuse” of this right “to make complaints and
denunciations with the aim of slandering and causing harm to another person.”
While
restrictions may be placed on the right to freedom of expression to protect the
rights of others under Article 19(3) of the ICCPR, such restrictions must
conform with the three-part test outlined above and sanctions to protect
reputations must only be foreseen within the civil law. Moreover, political
expression should be afforded heightened protection and only be subject to
limitation in exceptional circumstances. Criminal defamation provisions should
never be used to protect public officials or institutions from criticism or
shield them from scrutiny. ARTICLE 19 recommends the deletion of Article 31.3.
Non-discrimination
Article
17.2 provides
that “no one is discriminated in the political, economic, cultural and social
life for any reasons”. However, many provisions in the Constitution contradict
guarantees against discrimination.
Many
of the rights protections within Chapter 2 of the Draft Constitution are
conferred on the basis of citizenship, defined as a person of Vietnamese
nationality (Article
18.1). In addition to the right to freedom of opinion and
expression (above), rights limited in this way also include equality before the
law (Article 17.1),
and the prohibition on torture (Article
22).
Non-nationals
are expressly discriminated against. Article
51 provides, without using rights-based language, that the
State is only obliged to protect foreigners’ lives, possessions and “legitimate
interests under Vietnamese law”.
All
rights contained within the ICCPR, with the exception of the right to vote
(Article 25, ICCPR), must be guaranteed to all people within the territory and
subject to the jurisdiction of any State without discrimination (Article 2(1),
ICCPR).
Provisions
on non-discrimination should also provide for protected characteristics that it
is impermissible to discriminate on the basis of. The protected grounds against
discrimination should include but not be limited to: race, colour, sex,
language, religion, political or other opinion, national or social origin,
property, birth or other status (Article 2(1) ICCPR). Protected grounds against
discrimination under international human rights law are also understood to
include age, disability, sexual orientation, and gender identity. States may
only discriminate against non-nationals in respect of the right to vote under
Article 25 of the ICCPR (see: HR Committee, General Comment No. 15).
ARTICLE
19 recommends that the Draft Constitution ensure that all rights are guaranteed
to all people
on the basis of non-discrimination and that an expansive list of protected
grounds is included. Article 51 and any other provision restricting the
enjoyment of rights on the basis of nationality, other than the right to vote,
must be repealed.
Fair
trial and deprivation of liberty
Article
32 (Article
72 amended and supplemented) stipulates rights within criminal procedure,
including the right “to be judged by a court of law.”
ARTICLE
19 points out that under international standards, including Articles 14 and 15
of the ICCPR, everyone has the right to a fair trial in criminal cases, which
entails the right to be heard by an “compatent, independent and impartial
tribunal established by law”, in public, and within a reasonable amount of
time. Hence, in order to comply with international standards, the domestic
judicial system must meet, inter
alia, the components of:
*
Independence: if
the independence of the judiciary is not guaranteed, recourse to the judiciary
as a mechanism for safeguarding one’s rights is of little use. The UN Basic
Principles on the Independence of the Judiciary set out certain requirements
that have to be met for a court to be considered ‘independent’: a) conditions
of service and tenure; b) manner of appointment and discharge; and c) degree of
stability and logistical protection against outside pressure and harassment.
The existence of a tribunal should not depend on the discretion of the
executive branch but be based on an enactment by the legislature.
*
Impartiality:
there must be impartiality in the objective sense (which examines whether the
judge offered procedural guarantees sufficient to exclude any legitimate doubt
of partiality), as well as the subjective sense (there should not be any
appearance of impartiality).
These
principles are not sufficiently reflected in Article 32. ARTICLE 19 recommends
that the Draft Constitution explicitly stipulate that everyone is entitled to a
fair and public hearing by a competent, independent and impartial tribunal
established by law, with all procedural guarantees as provided for by
international human rights law.
Conclusion
ARTICLE
19 welcomes the initiative of the National Assembly to amend Vietnam’s
Constitution, but insists that this must be regarded as an opportunity to
strengthen protections for fundamental rights rather than an opportunity to
erode them. In this respect, we urge the National Assembly to consider our
recommendations and ensure that the text of the Draft Constitution is brought
in line with international standards on the right to freedom of expression and
information.
tham my anh thu
ReplyDeletethẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu
thẩm mỹ viện anh thư
thẩm mỹ viện anh thư
tham my vien anh thu
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu
thẩm mỹ viện anh thư ở đâu
viện thẩm mỹ anh thư o dau