Vũ Ánh
Friday,
March 29, 2013 4:58:31 PM
Tôi dùng cái đề tựa cho bài viết vì trên thế giới ảo hiện nay
xuất hiện khá nhiều ý kiến liên quan đến việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội
Biên Hòa mà người chủ xướng là cựu Thiếu Tá Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch một tổ
chức bất vụ lợi - Vietnamese American Foundation, gọi tắt là VAF.
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Thành ngay trên nhật báo Người Việt với phần audio đã có những điểm khá rõ ràng về dự án, trong đó cựu Thiếu Tá Nguyễn Ðạc Thành khẳng định một điều mà tôi cho là rất quan trọng để từ đó nhìn vào vấn đề này: đây là dự án mang tính nhân đạo như dự án tìm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Thế nhưng vẫn có khá nhiều ý kiến liên hệ vấn đề nhân đạo này qua lăng kính chính trị xuất nguồn từ việc miền Nam Việt rơi vào tay Cộng sản từ ngày 30 tháng Tư 1975. Một trong những ý kiến trên mạng về dự án trùng tu khu Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa hướng trọng tâm về việc đổi tên khu nghĩa trang, xin trích:
“Nghĩa trang Quân-đội VNCH tại Biên Hòa nay CSVN đã chính thức lấy tên là Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, có nghĩa đây là nghĩa trang thuộc về nhân dân (thành phố hay xã, huyện, làng Dĩ An). Vì thế khẩn xin ông chủ tịch hội Vietnamese American Foundation Nguyễn Ðạc Thành nên làm sáng tỏ thêm vấn đề, hòng tránh được mai sau khi người Việt Nam tỵ nạn cộng sản góp công của trùng tu nghĩa trang xong, CSVN đem cả tụi VC vào đó chôn làm mất đi ý nghĩa và công sức đóng góp của những người yêu chuộng tự do muốn đóng góp một chút gì để bù đắp lại phần nào cho những anh linh quí chiến sĩ VNCH đã hy sinh cho chúng ta sống còn. Ðây chỉ là ý kiến đóng góp trong tinh thần xây dựng. Mong quý vị thông cảm.”
Và một ý kiến khác trong thế giới ảo, xin trích:
“Tôi rất đồng ý như vậy, và tôi cũng đã nêu hỏi: Ai, tài liệu nào xác nhận ngôi mộ tập thể 200 người là chiến sĩ QLVNCH? Nếu khai quật lên mà lính VC thì sao? Tại NTQÐBH, bây giờ không còn (VC đã đập bỏ rồi) để chữ Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, làm sao VC chấp nhận để bảng NTQÐBH. Mơ hồ quá. Còn VC ngồi đó, chúng ta chỉ có việc làm duy nhất: Phối hợp, yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ CS, còn các việc khác chỉ sẽ mắc mưu CSVN mà thôi.”
Ông Nguyễn Ðạc Thành trả lời những ý kiến trên một cách tổng quát qua một trích đoạn trong đó ông trình kỹ thuật và thủ tục pháp lý mà chính quyền Việt Nam đòi hỏi khi VAF muốn di dời các hài cốt nói trên về Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như sau:
“...Chúng tôi muốn dời hài cốt anh em vào trong nghĩa trang vì họ là đồng đội của chúng tôi... Và nghĩa trang vẫn là Nghĩa Trang Quân Ðội muôn đời trong lòng của chúng tôi. Mặc dù bảng tên nghĩa trang thay đổi. Về câu hỏi 1 và 2: việc cho phép là do chánh phủ Việt Nam và thực hiện việc bốc mộ do VAF. Ông Hiếu có liên quan gì để điều tra có hay không có giấy phép? VAF vì những) người đã hy sinh và thân nhân người quá cố mà hành xử trong Tình Ðồng Ðội. Câu 3: Trong lòng chúng tôi nghĩa trang vẫn là NTQDBH, cho dù bảng đã thay tên cũng như thành phố Sài Gòn đã (bị) đổi tên...”
Tôi tạm gác phần nội dung của những ý kiến xung đột nhau về vụ trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa do hội cơ quan VAF chủ trương. Ðiều mà tôi muốn đề cập tới là một số những lập luận làm nền cho những ý kiến như trên, nhất là những lập luận này quá cũ lại được lập đi lập lại trong vài thập niên vào những ngày cuối Tháng Ba, tháng mà cách đây 38 năm là thời điểm khởi sự cho những biến cố nhanh chóng đưa miền Nam Việt Nam vào tay người Cộng sản. Mất miền Nam Việt Nam thì hàng chục triệu người miền Nam khổ, những người lính nào không chịu bỏ ngũ để theo chân đoàn người tháo chạy tán loạn ra ngoài Việt Nam thì bị đẩy vào những cánh cổng nhà tù Cộng sản, các thương phế binh VNCH bị kỳ thị và cả những tử sĩ cũng nằm không yên dưới các nấm mồ, trong rất nhiều năm dài gia đình họ bị cấm vào săn sóc mộ phần cho thân nhân trong Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Nhưng cho đến thời gian gần đây đã xuất hiện chiều hướng thay đổi như mọi người đã được thông tin. Ba mươi tám (38) năm qua, khi khu nghĩa trang còn là nơi hoang phế bị cấm đoán, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và nhất là ở Mỹ cũng đã từng được nghe thấy những khẩu hiệu “Còn Việt Cộng ngồi đó, chúng ta chỉ có một việc làm duy nhất: phối hợp, yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ Cộng sản, còn các việc khác sẽ chỉ mắc mưu CSVN mà thôi.”
Hay thật, viết khẩu hiệu như vậy là không chê vào đâu được. Nhưng oái oăm thay, nó lại chỉ là khẩu hiệu, không đúng về mặt thực tế. Yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ Cộng sản? Ðiều này ai cũng biết, biết từ lâu rồi nhưng làm như thế nào, làm ra sao, có mẫu mực nào không thì quả thật chưa ai trong chúng ta được nói cho biết một kế hoạch nhất quán. Ngược lại, những điều mà người ta được nghe, được nhìn thấy từ những người tự nhận là những nhà tranh đấu bán thời gian, toàn thời gian dùng chiêu bài giải thể chế độ Cộng sản để tạo áp lực chính trị đối với người nào đi ngược lại những việc làm thiếu thuyết phục của họ. Việc làm này tạo ra sự chia năm xẻ bẩy trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Cho đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng việc làm sao để có một cộng đồng người Việt duy nhất ở Little Saigon không thôi cũng đã khó, đã chưa làm được nói chi đến chuyện đoàn kết yểm trợ để người trong nước đứng lên lật đổ Cộng sản?
Nhưng cứ cho là thời cơ chưa đến đi, cứ trường kỳ mai phục chờ khi nào thời cơ đến thì yểm trợ cho đồng bào trong nước nổi dậy. Ðiều này cũng cần làm lắm chứ, tôi ủng hộ ý kiến này từ lâu rồi qua bài học Ba Lan. Tuy nhiên, có một vấn đề mà tôi nghĩ là những người hô hào những người trong nước đứng lên giải thể Cộng sản như tôi trích dẫn ở trên cần phải giải thích: tại sao các quí vị không ở lại trong nước để vận động và yểm trợ đồng bào trong nước nổi dậy cho dễ điều động mà lại phải cố gắng sang định cư ở Mỹ cho an toàn rồi mới lại đứng ra phối hợp yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ Cộng sản? Phải chăng khi sang đến đất Mỹ này, không sợ bị Cộng sản bắt nữa thì mới có điều kiện để hô hào hay sao? Nếu đặt những quí vị vào hoàn cảnh những đồng bào trong nước đang sống dưới chế độ độc tài Công sản thì liệu quí có dễ tin những lời kêu gọi đại loại như thế của một chính trị gia nào đó ở hải ngoại không? Hãy nhìn vào cuộc tranh đấu đẫm máu của dân chúng ở Ai Cập, Lybia, Syria để thấy cái giá cho một cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài như thế nào và để tự tìm ra câu trả lời riêng cho mình chứ không dễ dàng như những thúc giục của những người chỉ đứng bên này bờ Thái Bình Dương mà lên tiếng đâu!
Tôi nhớ lại thời hơn 3 thập niên trước đây, vợ con những người tù cải tạo như chúng tôi đã từng phải ngậm đắng nuốt cay, chạy vạy mới được cái giấy phép đi thăm nuôi chồng con thân nhân họ đang phải sống thân phận lưu đày. Mà tới được nhà thăm nuôi rồi trong nhiều trường hợp cũng phải nhún nhường trước bọn cán bộ trại giam để được gặp mặt thân nhân ruột thịt, gởi chút quà để với hy vọng mong manh là giúp chồng tìm lại những ký thịt của trọng lượng thân thể đã mất đi trong lao động khổ sai hay biệt giam. Họ làm như vậy vì thương chồng, thương con, thương cháu chứ không ai nhìn đó là chuyện hòa giải hay chính trị. Có nói đến chuyện chính trị thì cũng chỉ biết cầm tay nhau ra dấu những “hot news” để nuôi hy vọng vượt qua cái khổ một cách đàng hoàng, giữ được nhân cách, hoặc cùng lắm cũng chỉ nhắn nhủ nhau bằng một hàm ý đến đứt ruột: “Thôi em liệu cùng con ra khơi đi, anh không biết ngày nào về đâu.” Thân phận của những người vợ, người con, người mẹ tù cải tạo là như thế, tình cảm của họ chan hòa là như thế. Có ai mà nghĩ đến chuyện chờ ngày người quốc ngoại yểm trợ để chồng con họ đứng lên tự giải phóng mình?
Chuyện làm của VAF nếu nhìn thì cũng chỉ là hình thức đi thăm nuôi gia đình các đồng đội tử sĩ của chúng ta, vốn là những cử chỉ cần thiết để cho gia đình họ tìm lại hơi ấm của tình đồng đội, nghĩa cử huynh đệ chi binh. Không nên lo lắng thái quá về việc VAF dùng dự án chỉnh trang để hòa giải. Việt Nam hiện có bói cũng chưa ra một người lãnh đạo nào như vua Trần Nhân Tôn đâu, mà ngay đến cả hạng nhàng nhàng giống như Mikhail Gorbachev cũng còn chưa thấy tăm hơi đâu nữa là! Trong 38 năm qua, những người chủ mới của phần đất của VNCH trước đây biến khu NTQÐBH thành khu cấm, người hải ngoại đã hăng hái tấn công vào điểm hẹp hòi và thiếu nhân đạo của họ đối với cả người chết. Nay họ cho phép, một tổ chức người Việt hải ngoại về làm công việc trùng tu, chỉnh trang khu nghĩa trang quân đội cũ cho bớt hoang phế, di dời hài cốt của những tử sĩ nằm ngoài khu nghĩa trang này vào bên trong để có chút nhang đèn cho những đồng đội đã nằm xuống, có tội vạ gì mà chỉ trích người ta với những lời lẽ to lớn như thế chứ?
Còn vấn đề đổi tên Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa là chuyện đương nhiên. Họ còn đổi tên cả thủ đô cũ của miền Nam là Saigon. Họ là người thắng trận, làm chủ đất nước Việt Nam làm gì mà chẳng được. Nhưng điều quan trọng là người dân miền Nam không bao giờ quên tên Saigon, những gia đình và các cựu chiến binh VNCH có bao giờ mất được hình ảnh khu Nghĩa Trang của 16,000 tử sĩ, những đồng đội đã nằm xuống? Cho nên, tôi vẫn nghĩ rằng dù có phải chịu nhục để làm một điều gì đó cho những đồng đội của mình khi miền Nam đã mất, chúng ta cũng phải làm. Nếu vợ con chúng ta đã chịu muôn ngàn đắng cay để chúng ta không chết đói, chết bệnh trong tù Cộng sản thì ngày nay nghĩa vụ đối với gia đình 16,000 tử sĩ trong khu nghĩa trang đó quan trọng hơn nhiều. Gia tình tử sĩ, cô nhi quả phụ VNCH đã chờ đợi nghĩa cử của chúng ta trong 38 năm, thời gian bằng cả hai thế hệ lớn lên và những người ở thế hệ thứ nhất sau 30-4-1975 đã ra người thiên cổ nhiều rồi. Chờ đến bao giờ nữa?
Còn những người ở hải ngoại lo sợ mình bỏ tiền ra chỉnh trang rồi một ngày nào đó chính quyền Cộng sản Việt Nam có thể thay đổi ý kiến bắt di dời. Ðiều lo sợ này đúng vì chính quyền Cộng sản đã giải tỏa nhiều khu nghĩa trang trong thành phố chẳng hạn như nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi để lấy đất làm công viên Lê Văn Tám. Nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng cần nhìn vào yếu tố này để phán đoán: khu đất nghĩa trang quân đội Biên Hòa là khu đất của vàng, của kim cương đối với cơ quan quản lý trước đây là Quân Khu 7. Họ có đầy đủ quyền hành và thế lực để di dời 16,000 ngôi mộ tử sĩ của chúng ta lấy đất này buôn bán kiếm lời, nhưng tại sao họ lại không dám làm chuyện này 38 năm đã qua? Cho nên, nói đi thì cũng phải nói lại, đây là xứ tự do, mọi người đều có quyền đông đoài những ý kiến của riêng mình, nhưng chỉ xin với những lời lẽ vừa phải và đừng dùng việc chỉnh trang khu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như một thứ lợi khí chính trị để tranh cãi nhau ở hải ngoại. Thời chinh chiến, người chỉ huy đơn vị ở mặt trận thường phải ra lệnh giành lại thi thể đồng đội tử trận bằng bất cứ giá nào, có khi đơn vị phải hy sinh thêm vài người nữa. Biết như vậy nhưng họ vẫn phải làm vì đó nghĩa cử thiêng liêng của tình đồng đội.
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Thành ngay trên nhật báo Người Việt với phần audio đã có những điểm khá rõ ràng về dự án, trong đó cựu Thiếu Tá Nguyễn Ðạc Thành khẳng định một điều mà tôi cho là rất quan trọng để từ đó nhìn vào vấn đề này: đây là dự án mang tính nhân đạo như dự án tìm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Thế nhưng vẫn có khá nhiều ý kiến liên hệ vấn đề nhân đạo này qua lăng kính chính trị xuất nguồn từ việc miền Nam Việt rơi vào tay Cộng sản từ ngày 30 tháng Tư 1975. Một trong những ý kiến trên mạng về dự án trùng tu khu Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa hướng trọng tâm về việc đổi tên khu nghĩa trang, xin trích:
“Nghĩa trang Quân-đội VNCH tại Biên Hòa nay CSVN đã chính thức lấy tên là Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, có nghĩa đây là nghĩa trang thuộc về nhân dân (thành phố hay xã, huyện, làng Dĩ An). Vì thế khẩn xin ông chủ tịch hội Vietnamese American Foundation Nguyễn Ðạc Thành nên làm sáng tỏ thêm vấn đề, hòng tránh được mai sau khi người Việt Nam tỵ nạn cộng sản góp công của trùng tu nghĩa trang xong, CSVN đem cả tụi VC vào đó chôn làm mất đi ý nghĩa và công sức đóng góp của những người yêu chuộng tự do muốn đóng góp một chút gì để bù đắp lại phần nào cho những anh linh quí chiến sĩ VNCH đã hy sinh cho chúng ta sống còn. Ðây chỉ là ý kiến đóng góp trong tinh thần xây dựng. Mong quý vị thông cảm.”
Và một ý kiến khác trong thế giới ảo, xin trích:
“Tôi rất đồng ý như vậy, và tôi cũng đã nêu hỏi: Ai, tài liệu nào xác nhận ngôi mộ tập thể 200 người là chiến sĩ QLVNCH? Nếu khai quật lên mà lính VC thì sao? Tại NTQÐBH, bây giờ không còn (VC đã đập bỏ rồi) để chữ Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, làm sao VC chấp nhận để bảng NTQÐBH. Mơ hồ quá. Còn VC ngồi đó, chúng ta chỉ có việc làm duy nhất: Phối hợp, yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ CS, còn các việc khác chỉ sẽ mắc mưu CSVN mà thôi.”
Ông Nguyễn Ðạc Thành trả lời những ý kiến trên một cách tổng quát qua một trích đoạn trong đó ông trình kỹ thuật và thủ tục pháp lý mà chính quyền Việt Nam đòi hỏi khi VAF muốn di dời các hài cốt nói trên về Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như sau:
“...Chúng tôi muốn dời hài cốt anh em vào trong nghĩa trang vì họ là đồng đội của chúng tôi... Và nghĩa trang vẫn là Nghĩa Trang Quân Ðội muôn đời trong lòng của chúng tôi. Mặc dù bảng tên nghĩa trang thay đổi. Về câu hỏi 1 và 2: việc cho phép là do chánh phủ Việt Nam và thực hiện việc bốc mộ do VAF. Ông Hiếu có liên quan gì để điều tra có hay không có giấy phép? VAF vì những) người đã hy sinh và thân nhân người quá cố mà hành xử trong Tình Ðồng Ðội. Câu 3: Trong lòng chúng tôi nghĩa trang vẫn là NTQDBH, cho dù bảng đã thay tên cũng như thành phố Sài Gòn đã (bị) đổi tên...”
Tôi tạm gác phần nội dung của những ý kiến xung đột nhau về vụ trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa do hội cơ quan VAF chủ trương. Ðiều mà tôi muốn đề cập tới là một số những lập luận làm nền cho những ý kiến như trên, nhất là những lập luận này quá cũ lại được lập đi lập lại trong vài thập niên vào những ngày cuối Tháng Ba, tháng mà cách đây 38 năm là thời điểm khởi sự cho những biến cố nhanh chóng đưa miền Nam Việt Nam vào tay người Cộng sản. Mất miền Nam Việt Nam thì hàng chục triệu người miền Nam khổ, những người lính nào không chịu bỏ ngũ để theo chân đoàn người tháo chạy tán loạn ra ngoài Việt Nam thì bị đẩy vào những cánh cổng nhà tù Cộng sản, các thương phế binh VNCH bị kỳ thị và cả những tử sĩ cũng nằm không yên dưới các nấm mồ, trong rất nhiều năm dài gia đình họ bị cấm vào săn sóc mộ phần cho thân nhân trong Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Nhưng cho đến thời gian gần đây đã xuất hiện chiều hướng thay đổi như mọi người đã được thông tin. Ba mươi tám (38) năm qua, khi khu nghĩa trang còn là nơi hoang phế bị cấm đoán, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và nhất là ở Mỹ cũng đã từng được nghe thấy những khẩu hiệu “Còn Việt Cộng ngồi đó, chúng ta chỉ có một việc làm duy nhất: phối hợp, yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ Cộng sản, còn các việc khác sẽ chỉ mắc mưu CSVN mà thôi.”
Hay thật, viết khẩu hiệu như vậy là không chê vào đâu được. Nhưng oái oăm thay, nó lại chỉ là khẩu hiệu, không đúng về mặt thực tế. Yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ Cộng sản? Ðiều này ai cũng biết, biết từ lâu rồi nhưng làm như thế nào, làm ra sao, có mẫu mực nào không thì quả thật chưa ai trong chúng ta được nói cho biết một kế hoạch nhất quán. Ngược lại, những điều mà người ta được nghe, được nhìn thấy từ những người tự nhận là những nhà tranh đấu bán thời gian, toàn thời gian dùng chiêu bài giải thể chế độ Cộng sản để tạo áp lực chính trị đối với người nào đi ngược lại những việc làm thiếu thuyết phục của họ. Việc làm này tạo ra sự chia năm xẻ bẩy trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Cho đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng việc làm sao để có một cộng đồng người Việt duy nhất ở Little Saigon không thôi cũng đã khó, đã chưa làm được nói chi đến chuyện đoàn kết yểm trợ để người trong nước đứng lên lật đổ Cộng sản?
Nhưng cứ cho là thời cơ chưa đến đi, cứ trường kỳ mai phục chờ khi nào thời cơ đến thì yểm trợ cho đồng bào trong nước nổi dậy. Ðiều này cũng cần làm lắm chứ, tôi ủng hộ ý kiến này từ lâu rồi qua bài học Ba Lan. Tuy nhiên, có một vấn đề mà tôi nghĩ là những người hô hào những người trong nước đứng lên giải thể Cộng sản như tôi trích dẫn ở trên cần phải giải thích: tại sao các quí vị không ở lại trong nước để vận động và yểm trợ đồng bào trong nước nổi dậy cho dễ điều động mà lại phải cố gắng sang định cư ở Mỹ cho an toàn rồi mới lại đứng ra phối hợp yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ Cộng sản? Phải chăng khi sang đến đất Mỹ này, không sợ bị Cộng sản bắt nữa thì mới có điều kiện để hô hào hay sao? Nếu đặt những quí vị vào hoàn cảnh những đồng bào trong nước đang sống dưới chế độ độc tài Công sản thì liệu quí có dễ tin những lời kêu gọi đại loại như thế của một chính trị gia nào đó ở hải ngoại không? Hãy nhìn vào cuộc tranh đấu đẫm máu của dân chúng ở Ai Cập, Lybia, Syria để thấy cái giá cho một cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài như thế nào và để tự tìm ra câu trả lời riêng cho mình chứ không dễ dàng như những thúc giục của những người chỉ đứng bên này bờ Thái Bình Dương mà lên tiếng đâu!
Tôi nhớ lại thời hơn 3 thập niên trước đây, vợ con những người tù cải tạo như chúng tôi đã từng phải ngậm đắng nuốt cay, chạy vạy mới được cái giấy phép đi thăm nuôi chồng con thân nhân họ đang phải sống thân phận lưu đày. Mà tới được nhà thăm nuôi rồi trong nhiều trường hợp cũng phải nhún nhường trước bọn cán bộ trại giam để được gặp mặt thân nhân ruột thịt, gởi chút quà để với hy vọng mong manh là giúp chồng tìm lại những ký thịt của trọng lượng thân thể đã mất đi trong lao động khổ sai hay biệt giam. Họ làm như vậy vì thương chồng, thương con, thương cháu chứ không ai nhìn đó là chuyện hòa giải hay chính trị. Có nói đến chuyện chính trị thì cũng chỉ biết cầm tay nhau ra dấu những “hot news” để nuôi hy vọng vượt qua cái khổ một cách đàng hoàng, giữ được nhân cách, hoặc cùng lắm cũng chỉ nhắn nhủ nhau bằng một hàm ý đến đứt ruột: “Thôi em liệu cùng con ra khơi đi, anh không biết ngày nào về đâu.” Thân phận của những người vợ, người con, người mẹ tù cải tạo là như thế, tình cảm của họ chan hòa là như thế. Có ai mà nghĩ đến chuyện chờ ngày người quốc ngoại yểm trợ để chồng con họ đứng lên tự giải phóng mình?
Chuyện làm của VAF nếu nhìn thì cũng chỉ là hình thức đi thăm nuôi gia đình các đồng đội tử sĩ của chúng ta, vốn là những cử chỉ cần thiết để cho gia đình họ tìm lại hơi ấm của tình đồng đội, nghĩa cử huynh đệ chi binh. Không nên lo lắng thái quá về việc VAF dùng dự án chỉnh trang để hòa giải. Việt Nam hiện có bói cũng chưa ra một người lãnh đạo nào như vua Trần Nhân Tôn đâu, mà ngay đến cả hạng nhàng nhàng giống như Mikhail Gorbachev cũng còn chưa thấy tăm hơi đâu nữa là! Trong 38 năm qua, những người chủ mới của phần đất của VNCH trước đây biến khu NTQÐBH thành khu cấm, người hải ngoại đã hăng hái tấn công vào điểm hẹp hòi và thiếu nhân đạo của họ đối với cả người chết. Nay họ cho phép, một tổ chức người Việt hải ngoại về làm công việc trùng tu, chỉnh trang khu nghĩa trang quân đội cũ cho bớt hoang phế, di dời hài cốt của những tử sĩ nằm ngoài khu nghĩa trang này vào bên trong để có chút nhang đèn cho những đồng đội đã nằm xuống, có tội vạ gì mà chỉ trích người ta với những lời lẽ to lớn như thế chứ?
Còn vấn đề đổi tên Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa là chuyện đương nhiên. Họ còn đổi tên cả thủ đô cũ của miền Nam là Saigon. Họ là người thắng trận, làm chủ đất nước Việt Nam làm gì mà chẳng được. Nhưng điều quan trọng là người dân miền Nam không bao giờ quên tên Saigon, những gia đình và các cựu chiến binh VNCH có bao giờ mất được hình ảnh khu Nghĩa Trang của 16,000 tử sĩ, những đồng đội đã nằm xuống? Cho nên, tôi vẫn nghĩ rằng dù có phải chịu nhục để làm một điều gì đó cho những đồng đội của mình khi miền Nam đã mất, chúng ta cũng phải làm. Nếu vợ con chúng ta đã chịu muôn ngàn đắng cay để chúng ta không chết đói, chết bệnh trong tù Cộng sản thì ngày nay nghĩa vụ đối với gia đình 16,000 tử sĩ trong khu nghĩa trang đó quan trọng hơn nhiều. Gia tình tử sĩ, cô nhi quả phụ VNCH đã chờ đợi nghĩa cử của chúng ta trong 38 năm, thời gian bằng cả hai thế hệ lớn lên và những người ở thế hệ thứ nhất sau 30-4-1975 đã ra người thiên cổ nhiều rồi. Chờ đến bao giờ nữa?
Còn những người ở hải ngoại lo sợ mình bỏ tiền ra chỉnh trang rồi một ngày nào đó chính quyền Cộng sản Việt Nam có thể thay đổi ý kiến bắt di dời. Ðiều lo sợ này đúng vì chính quyền Cộng sản đã giải tỏa nhiều khu nghĩa trang trong thành phố chẳng hạn như nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi để lấy đất làm công viên Lê Văn Tám. Nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng cần nhìn vào yếu tố này để phán đoán: khu đất nghĩa trang quân đội Biên Hòa là khu đất của vàng, của kim cương đối với cơ quan quản lý trước đây là Quân Khu 7. Họ có đầy đủ quyền hành và thế lực để di dời 16,000 ngôi mộ tử sĩ của chúng ta lấy đất này buôn bán kiếm lời, nhưng tại sao họ lại không dám làm chuyện này 38 năm đã qua? Cho nên, nói đi thì cũng phải nói lại, đây là xứ tự do, mọi người đều có quyền đông đoài những ý kiến của riêng mình, nhưng chỉ xin với những lời lẽ vừa phải và đừng dùng việc chỉnh trang khu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như một thứ lợi khí chính trị để tranh cãi nhau ở hải ngoại. Thời chinh chiến, người chỉ huy đơn vị ở mặt trận thường phải ra lệnh giành lại thi thể đồng đội tử trận bằng bất cứ giá nào, có khi đơn vị phải hy sinh thêm vài người nữa. Biết như vậy nhưng họ vẫn phải làm vì đó nghĩa cử thiêng liêng của tình đồng đội.
--------------------------------
TIN LIÊN
QUAN :
Ðỗ
Dzũng/Người Việt (thực hiện)
Thursday, March 14, 2013 8:41:20 PM
phun may tan bot
ReplyDeletephun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp
dieu khac long may o dau dep
dieu khac chan may quan 3
điêu khắc chân mày quận 3
điêu khắc chân mày tphcm
dieu khac chan may tphcm
dieu khac chan may