Đức Thành
29/03/2013
“Tấc
đất tấc vàng”. Đó là câu nói truyền đời của tổ tiên ta dạy các thế hệ sau phải
biết nâng niu, gìn giữ tôn tạo khai thác sử dụng sao có hiệu quả nhất. Nhờ câu
nói này mà một dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió, kẻ thù ngàn đời xâm lược lúc
chiến tranh, nhòm ngó lúc hòa bình, vẫn kiên cường phát triển xây dựng nên một
nền văn minh lúa nước rực rỡ rất đỗi tự hào.
Gia
đình tôi thoát được nạn đói năm 1945 cũng là do “tấc đất tấc vàng” và nhờ có sở
hữu tư nhân của “chế độ cũ” mặc dù số lượng sở hữu không lớn. Ông cha tôi
thường dạy chúng tôi rằng “phải quí lấy đất, đất sẽ không phụ người”.
Nay
nhân chuyện sửa đổi Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai lại được nhiều người đặt
ra.
Dưới
nhãn quan của một người nông dân tôi xin có mấy ý kiến như sau:
Một
là:
Về
thực trạng, hậu quả của sở hữu toàn dân về đất đai:
-Đất
đai bị quốc hữu hóa toàn diện ngay sau khi kết thúc chiến tranh đã gây ra khủng
hoảng sâu sắc về kinh tế xã hội. Người nông dân bị đói ăn trên chính đồng ruộng
quê hương mình khiến Đảng, Nhà nước phải điều chỉnh theo phương thức “giao đất
cho người dân”: dân có quyền sử dụng nhưng không có “quyền sở hữu”. Thực chất
điều đó chỉ nhằm che chắn thứ độc đoán của Đảng và Nhà nước trong vấn đề đất
đai. Về khách quan, đó là chính sách không muốn nông dân phát huy trí tuệ năng
lực của mình trên đất, mà chỉ muốn nông dân bị Đảng chăn dắt như trâu ngựa, bảo
ăn là ăn bảo làm là làm… và khi thu hồi muốn trả bao nhiêu dân cũng phải chịu,
như đã thấy trong suốt thời gian qua.
-Việc
giao quyền sử dụng đất (giới hạn quyền về đất đai), trong thời kỳ đói kém để
thúc đẩy sản xuất tăng vụ tăng năng suất dẫn đến khai thác triệt để mà không
tái đầu tư lại cho đất, khiến đất bị hủy hoại, năng suất giảm, chất lượng sản
phẩm không cao. Tuy xuất khẩu nhiều nhưng đó là xét về số lượng chứ giá trị
xuất khẩu, hàm lượng chất xám trong xuất khẩu rất thấp.
-Trong
trào lưu công nghiệp hóa bằng mọi giá vừa qua, địa phương nào cũng ra sức tàn
phá đất nông nghiệp dưới chiêu bài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị,
khu vui chơi giải trí khiến Đảng phải cố gắng giữ cho được 3,8 triệu ha đất
nông nghiệp – một cố gắng trước sự tàn phá do chính chủ trương công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Đảng? Thật là nghịch lý!
-Gây
bất công, bất ổn lớn trong xã hội. Sở hữu toàn dân hay nói cụ thể hơn là sở hữu
thuộc về số ít người được trao quyền lực. Khi cơ chế kiểm soát quyền lực bị làm
ngơ, xem nhẹ thì “tấc đất” sẽ đẻ ra rất nhiều “tấc vàng” cho những ai nắm quyền
lực, còn “tấc vàng” của người dân bỗng thành bọt bèo mây khói trước sự phù phép
của các “công bộc” của Đảng.
Hai
là:
Đa sở hữu đất đai sẽ được những gì?
Trước
hết đa sở hữu đất đai sẽ triệt tiêu cơ bản được những hậu quả do sở hữu toàn
dân gây ra như đã đề cập ở phần trên. Ngoài ra còn tạo được những thay đổi tốt
đẹp sau:
-Thu
hút được chất xám, công nghệ cao cho đầu tư nông nghiệp, nhất là đầu tư sau thu
hoạch một lĩnh vực bị bỏ trống vì không phải đất của người trồng trọt thì người
nông dân không thể lấy đất để đảm bảo trong các giao dịch của mình.
-Chấm
dứt được nạn dòm ngó đất từ các quan tham, chấm dứt được tình trạng “trăm hoa
đua nở” trong thu hồi đất để làm dự án kiểu tỉnh này có sân bay, nhà máy đường,
nhà máy xi măng… thì các tỉnh khác cũng phải có!
-Về
mặt pháp lý, Đảng, Nhà nước không phải nuôi một đội ngũ chuyên gia khổng lồ để
suốt đời chỉ xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật về đất đai, Đảng cũng
không còn phải bận họp để ra những nghị quyết riêng về đất đai nữa. Số tiền, số
giấy định in luật theo tiêu chí đất đai là sở hữu toàn dân hãy in những sách
kinh nghiệm trồng trọt, chế biến, chăn nuôi hay các sách bổ túc cho nhân cách
đảng viên từ cơ sở trở nên thì dân cũng được nhờ nhiều lắm.
-v.v.
và v.v.
Thực
tế đã chỉ ra chừng nào còn thừa nhận duy nhất một hình thức sở hữu toàn dân thì
chừng đó còn tiếp tục bất công, bất ổn trong một xã hội nông dân chiếm tới 76%
dân số này.
Do
đó không có lý do gì mà không chấp nhận đa hình thức sở hữu đối với đất đai (sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân).
Là
nông dân tôi nói lên những lời gan ruột như vậy, mong Đảng, Nhà nước tiếp thu,
đừng coi tôi là phần tử chống phá Đảng. Tôi chẳng sợ trời làm mất mùa mà chỉ sợ
“người có quyền lực” làm mất mùa thôi. Trời làm mất mùa thì mỗi một cái khổ là
thiếu ăn nhưng còn tình người đùm bọc nhau. Người (có quyền lực) làm mất muà
thì trăm đường khổ bởi còn đâu tình người mà che chở cho nhau.
Đ.
T.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment