Được đăng ngày Thứ sáu, 29 Tháng 3 2013 15:29
Chín năm trước, tôi được ban tổ chức đại
hội sinh viên Bắc Mỹ đề nghị đến nói chuyện với các bạn trẻ đại diện của khoảng
50 tổ chức thanh niên sinh viên Hoa Kỳ và Canada về tham dự đại hội lần thứ
nhất, được tổ chức đại học Emerson, thành phố Boston. Vì khẩu hiệu chính của
đại hội là "Tôi là người Việt Nam" nên buổi tâm tình của tôi cũng tập
trung chung quanh ý nghĩa của câu khẩu hiệu này. Một dương ảnh với kỹ thuật khá
công phu được chiếu trong lễ khai mạc với tiếng hô "Tôi Là Người Việt
Nam" của các bạn trẻ nối tiếp nhau, vang lên khắp năm châu, ngoại trừ
trong nước, đã làm mọi người xúc động.
Trong buổi sáng tâm tình đó, tôi có dịp
chia sẻ với các em niềm vui khi biết các em đã trưởng thành. Sự trưởng thành
của các em, không chỉ chứng tỏ một cách đơn giản bằng tiếng hô "Tôi Là
Người Việt Nam" đã được ít nhiều kỹ thuật hóa nhưng bằng việc theo dõi
công việc các em đã và đang làm trong thời gian qua. Mặc dù được mời làm cố vấn
cho ban tổ chức đại hội, tôi chẳng những không cố vấn được gì mà còn trở thành
người học trò chăm chỉ của các em. Tôi học ở các em cách tổ chức, cách suy
nghĩ, cách làm việc và cả cách giải quyết những bất đồng. Tôi sung sướng tự
nhủ, những nhánh sông, những con nước trôi lạc loài trên biển ngày nào đang
trên đường trở về nguồn cội. Giấc mơ Việt Nam mà tôi đang tha thiết kêu gọi
đang dần dần hiện rõ.
Nếu chúng ta xuống khu người Ý để hỏi một
thanh niên Mỹ gốc Ý anh là ai, anh ta chắc chắn sẽ trả lời rất gọn "Tôi là
người Mỹ." Tương tự, nếu chúng ta qua khu người Đức để hỏi một phụ nữ Mỹ
gốc Đức chị là ai, chị cũng sẽ trả lời "Tôi là người Mỹ." Nhưng một
cô bé Việt Nam đang định cư ở Atlanta đã trả lời với tôi "Em là người Việt
Nam". Em nói một cách chân thành. Các em là người Việt Nam và hãnh diện là
người Việt Nam dù đa số các em có mặt trong ba ngày đại hội, đã sinh ra tại hải
ngoại, và thậm chí có em chưa bao giờ đặt chân lên đất nước Việt Nam.
Sau buổi nói chuyện tôi dành thời gian để
trao đổi thêm với các em có những ưu tư riêng nhưng không kịp hay không tiện
trình bày trong buổi nói chuyện. Tôi xúc động khi biết nhiều em đã dành suốt
mùa hè để học tiếng Việt, nhiều em lo lắng không biết bao giờ mới có đủ khả
năng tiếng Việt để đọc được Kiều, nhiều em phân vân không biết các tác phẩm về
chiến tranh Việt Nam do các tác giả ngoại quốc viết có phản ảnh trung thực và
khách quan cuộc chiến Việt Nam hay không. Nghe các em nói, tôi cảm thấy trách
nhiệm đè nặng trên vai mình.
Qua nhiều lần tiếp xúc với các bạn trẻ, tôi
hiểu được rằng, trong các thế hệ Việt Nam tỵ nạn, thế hệ của chúng tôi có nhiều
may mắn nhất. Trong thời kỳ chiến tranh đẫm máu, chúng tôi còn ngồi trong
trường trung học hay một, hai năm đầu đại học. Trong thời kỳ đói khổ sau 1975,
chúng tôi đã vào tuổi hai mươi và có khả năng bương chải qua ngày. Khi đặt chân
sang nước ngoài, chúng tôi lại là thế hệ sở hữu những kinh nghiệm sống cần
thiết để đương đầu với những khó khăn trong đời sống mới và có số vốn liếng
Việt ngữ, tuy khiêm tốn nhưng cũng tạm đủ để tiếp tục học hỏi và duy trì văn
hóa Việt. Các em thì không. Tuổi thơ của các em được ru, không phải bằng những
câu ầu ơ dí dầu thân thương tha thiết nhưng là các chương trình truyền hình Mister
Rogers’ Neighborhood, bằng Sesame Street, Mickey Mouse. Thế nhưng các em đã
ngồi lại với nhau, học hỏi lẫn nhau, tìm cách giúp đỡ cho nhau và cho quê hương
của cha mẹ em đang cần được giúp. Điều đó cho thấy, tình yêu nước Việt là một
thôi thúc kỳ diệu, không đơn giản được xác định bằng tấm giấy khai sinh, bằng
quốc tịch nhưng bằng máu huyết luân lưu suốt mấy nghìn năm, bằng đời sống và
giáo dục gia đình, bằng truyền thống và tập tục văn hóa đã không ngừng được duy
trì và phát triển tại hải ngoại. Đặc tính kế thừa và gắn bó với quê cha đất tổ
đó rất khó tìm thấy trong cộng đồng của một sắc dân nào khác.
Một bằng chứng khác, rất hùng hồn và dễ
thương tôi đã chứng kiến cũng trong ngày đại hội sinh viên Bắc Mỹ là cách trả
lời câu hỏi của một thí sinh trong giải Hoa Hậu Nhân Ái, một tiết mục bên cạnh
chương trình chính của ba ngày đại hội.
Câu hỏi, các thí sinh vào chung kết không
biết trước: "Nếu em chỉ có 24 giờ để sống trên đời, em sẽ làm gì trong 24
giờ đó?"
Và đây là nguyên văn câu trả lời của thí
sinh trúng giải: "Nếu em chỉ có 24 giờ để sống, em sẽ dành 24 giờ đó cho
ba mẹ em. Em sẽ thưa với ba mẹ em rằng em cám ơn ba mẹ đã sinh em ra, đã trải
qua nhiều cực khổ từ những ngày mới đặt chân đến Mỹ để nuôi em nên người như
ngày hôm nay. Em có một đứa em nhỏ, nếu còn thời gian em sẽ dành cho nó, dặn dò
nó chăm lo học hành, có hiếu với ba mẹ và thay em chăm sóc ba mẹ trong tuổi
già."
Cô bé đứng trên sân khấu cao, nhìn xuống ba
mẹ em ở dưới, vừa trả lời vừa rưng rưng nước mắt, tưởng chừng 24 giờ tới đây em
sẽ ra đi thật. Em có thể đã có người yêu. Em có thể đã có hàng trăm nhu cầu,
ham muốn khác của tuổi mười tám, hai mươi. Nhưng không, cuối cùng em chỉ muốn
trở về với nơi em đã sinh ra. Ý thức về nguồn cội, qua câu trả lời tuy không
được chuẩn bị trước nhưng rất tự nhiên, chân thành bằng tiếng Việt, đã cho thấy
sức sống kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam
như một dòng sông dài, có lúc trôi êm ả và cũng có lúc phải vượt qua nhiều
ghềnh đá cheo leo nhưng chưa bao giờ gián đoạn.
Câu nói "Tôi là người Việt Nam"
thoạt nghe qua rất đơn giản, ai cũng có thể nói được, người Việt Nam nào, dù
trong nước hay đang sống ở ngoài nước, cũng có thể nói như thế. Nếu chúng ta
hỏi một em du học sinh từ trong nước vừa ra đến hải ngoại, em sẽ trả lời một
cách hãnh diện "Tôi là người Việt Nam" và tương tự nếu chúng ta hỏi
một sinh viên Việt Nam lớn lên ở Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Úc hay xứ nào khác, em
cũng sẽ vui sướng trả lời "Em là người Việt Nam."
Tuy nhiên nếu chúng ta hỏi tiếp "Việt
Nam của em là Việt Nam nào?" thái độ, phản ứng và cách trả lời của mỗi em
sẽ khác tùy theo em đã đến từ đâu.
Với một số em có theo dõi các diễn biến
kinh tế chính trị, nước Việt Nam là một dân tộc tuy có lịch sử anh hùng, bất
khuất, có tinh thần tự chủ cao độ, truyền thống giáo dục gia đình tốt đẹp nhưng
hiện nay đã trở thành lạc hậu. Việt Nam mà em biết là quốc gia có những người
lãnh đạo đất nước già nua, độc tài, cực đoan, bảo thủ ngồi trên ghế quyền lực
hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn còn muốn duy trì quyền chuyên chế. Việt Nam là một
trong năm nước trên thế giới vẫn tiếp tục bám vào chủ nghĩa Cộng Sản, một ý
thức hệ một thời bành trướng nhờ vào chiến tranh, đấu tố, ám sát, hiện nay đã
lùi xa vào quá khứ. Việt Nam là một quốc gia đáng yêu nhưng đang cần một cuộc
thay đổi toàn diện để hy vọng có thể hội nhập vào dòng tiến hóa của loài người.
Trái lại với một Việt Nam bi thảm đó, đối
với không ít các em du học sinh từ trong nước mới sang hay đang ngồi trong
trường đại học tại Việt Nam, Việt Nam mà các em được dạy là "xứ sở của anh
hùng, độc lập, tự do, hạnh phúc, một đất nước, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng
Sản Việt Nam, đã liên tục đánh gục ba tên đế quốc đầu sỏ Pháp, Nhật và Mỹ. Cả
thế giới nghiêng mình kính phục khi nghe nhắc đến hai chữ Việt Nam."
Thành phố nơi tôi ở là thành phố đại học
nên từ những năm đầu thập niên 1990 tôi có cơ hội gặp khá nhiều sinh viên từ
trong nước sang. Trong những lần gặp gỡ đó, có khi tôi cũng nghe vài em thao
thao bất tuyệt về một "Bác Hồ anh minh và vĩ đại", nghe các em đọc
dăm bài thơ đầy sắc máu hận thù, và cũng có khi nghe các em nói lên niềm hãnh
diện về nước Việt Nam, nơi đó, cái gì cũng vượt trên tầm thời đại. Bạn bè tôi,
nhiều người cảm thấy khó chịu, đứng dậy đi ra, một số khác e ngại và từ đó tìm
cách tránh xa, tôi thì không. Tôi ngồi lại và kiên nhẫn chờ đợi một cơ hội để
nói với em những điều em chưa hề được nghe, cơ hội để mang các em về với thực
tế đầy đau xót của đất nước, về với cái chung của anh em chúng tôi đang bị chìm
khuất phía sau đám mây đen vong bản. Tôi muốn nói với các em về một Việt Nam
đang bị bỏ rơi tận đàng sau đuôi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật không ngừng
của nhân loại. Thế giới mà các em đang đối diện không phải là thế giới mà các
em đã học ở trong nước. Sau 1975, những nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự mãn
với hào quang chiến thắng của họ đến nỗi trở nên cô lập với thế giới bên ngoài.
Hậu quả của căn bịnh kiêu căng đầy hoang tưởng đó là một Việt Nam suy thoái về
mọi phương diện.
Và tôi cũng muốn nói với các em một điều hệ
trọng hơn tất cả những điều đã nói, rằng, dù em sinh ra ở Huế, Hà Nội hay Sài
Gòn, ở San Diego, Santa Ana, San Jose, Sydney, Victoria, Oslo, Berlin, Paris
hay một nơi nào khác, em cũng nên hãnh diện để nói lớn rằng "Tôi là người
Việt Nam." Định mệnh lịch sử khắc nghiệt đã đẩy các em vào nhiều hoàn cảnh
khác nhau, điều kiện trưởng thành khác nhau nhưng tôi tin rằng, một ngày không
xa, tất cả những người con yêu của mẹ Việt Nam sẽ gặp lại nhau tại một điểm hẹn
huy hoàng của lịch sử, đó là ngày phục
hưng dân tộc Việt Nam. Em đang ở đâu và đang làm gì, hãy nỗ lực cho ngày
đẹp trời đó của dân tộc. Những buồn đau chia cắt sẽ qua đi và một nước Việt Nam
mới, tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng sẽ ra đời. Đó cũng là ngày, những
người con của Mẹ Việt Nam ở năm châu bốn biển, sẽ hẹn nhau về lại Phong Châu,
quỳ trước điện Hùng Vương và cùng thưa với anh linh Quốc Tổ Việt Nam: "Con
có một tổ quốc."
Tổ quốc của các em cũng là tổ quốc của Đại
Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Trong đêm tối giữa nhà lao Phan Đăng Lưu hay
trong buổi chiều mưa tầm tã, tay dắt bà mẹ già 90 tuổi trên đường lưu đày ra
huyện Vũ Đoài, Thái Bình, ngài vẫn một tấm lòng son sắt với quê hương:
Nghe lòng xa vắng những chiều đông
Nhìn nước mênh mông khắp mặt đồng
Bát ngát núi xa mờ bóng cọp
Thăm thẳm trời cao bặt cánh hồng
Bao độ cà tan cà nở nụ
Mấy mùa lúa rụng lúa đơm bông
Năm tháng mỏi mòn đầu đã bạc
Còn chút lòng son gởi núi sông
Nhìn nước mênh mông khắp mặt đồng
Bát ngát núi xa mờ bóng cọp
Thăm thẳm trời cao bặt cánh hồng
Bao độ cà tan cà nở nụ
Mấy mùa lúa rụng lúa đơm bông
Năm tháng mỏi mòn đầu đã bạc
Còn chút lòng son gởi núi sông
(Thơ HT Thích Quảng Độ)
Tổ quốc của các em cũng là tổ quốc của Đức
Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Trong giờ phút cùng cực của khổ đau hoạn nạn tại Cây
Vông, Phú Khánh ngày 8-12-1975, ngài đã dặn dò lấy chính ngài và cũng nhắn nhủ
các thế hệ mai trong bài thơ Con Có Một Tổ Quốc hùng hồn như trang sử:
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện
Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Một nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hoá Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam.
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện
Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Một nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hoá Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam.
(Thơ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)
Tôi tin một ngày không xa, các em học sinh
Việt Nam sẽ có cơ hội đọc lớn những bài thơ của các ngài trong giờ Việt Văn ở
trường học các em, và bên ngoài cửa lớp, những cánh chim họa mi đang cất cao
tiếng hót, báo hiệu mùa Xuân đang về trên quê hương không còn hận thù, rẻ chia,
ngăn cách. Cám ơn Đức Hồng Y, cám ơn Hòa Thượng Viện Trưởng đã trao cho chúng
con và các thế hệ mai sau niềm hy vọng Việt Nam.
Trần Trung Đạo
Nguồn: Facebook
Nguồn: Facebook
Nhạc: Lm Ðỗ Bá Công
- Lời: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn
Văn Thuận - Ca sĩ Khánh Ly
tham my anh thu
ReplyDeletethẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu
thẩm mỹ viện anh thư
thẩm mỹ viện anh thư
tham my vien anh thu
điêu khắc chân mày anh thư
dieu khac chan may anh thu
thẩm mỹ viện anh thư ở đâu
viện thẩm mỹ anh thư o dau