31/03/2013
19:08 (GMT + 7)
TTO
- Nhà văn lớn Võ Hồng vừa qua đời lúc 14g ngày 31-3 (20-2 năm Quý Tỵ) tại nhà
riêng ở đường Hồng Bàng, TP Nha Trang (Khánh Hòa), thọ 92 tuổi.
Tác giả Hoài cố nhân, Một bông hồng
cho cha, Vết hằn năm tháng, Lá vẫn xanh, Thương mái trường xưa, Vẫy tay ngậm
ngùi, Nửa chữ cũng thầy, Vùng trời thơ ấu, Chúng tôi có mặt… sinh ngày
5-5-1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An (Phú Yên).
Từ năm 2006, do tuổi cao, ông đã có lần
bệnh rất nặng phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Nhiều tác phẩm của nhà văn Võ Hồng đã được trích giảng trong
sách giáo khoa văn cho chương trình trung học trước năm 1975. Sau năm 1975, văn nghiệp của ông là đề tài cho nhiều luận
án tiến sĩ, thạc sĩ văn chương.
Văn chương của ông đề cao tình yêu quê
hương thôn dã, tình cảm gia đình, tình thầy trò, bằng hữu.
Theo website mang tên nhà văn Võ Hồng (http://www.vohong.de), thuở nhỏ Võ Hồng học ở trường làng Ngân
Sơn, trường phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, rồi ra học trường trung học Quy
Nhơn (Bình Định). Năm 1940 học ban tú tài ở Hà Nội.
Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, ông
làm bí thư tòa tổng đốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt đóng tại Ðà Lạt. Trong thời
kháng chiến ông cùng vợ dạy học ở Trường trung học Lương Văn Chánh (Phú Yên),
sau đó làm hiệu trưởng trường này.
Năm 1953 ông bị bệnh xin nghỉ dài hạn.
Năm 1954 đưa gia đình về sống ở Ðà Lạt. Từ năm 1956 về sống ở Nha Trang, dạy
học ở các trường tư thục và nghỉ hưu năm 1982. Về văn nghiệp, tính đến nay Võ
Hồng đã cho ra đời ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn,
nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết,
bài khảo cứu, phê bình…
Trong đó, truyện ngắn đầu tay Mùa
gặt của ông được đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Hà Nội năm 1939
với bút hiệu Ngân Sơn, khi ấy ông còn là một học sinh đệ tam niên (theo hệ giáo
dục thời đó).
Mãi đến năm 1959 ông mới gia nhập làng
văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân… Sau năm 1975, trong một số tác
phẩm của mình, Võ Hồng đã ký bút hiệu Võ An Thạch hoặc Võ Tri Thủy…
Gia đình cho biết ông ra đi đột ngột và
nhẹ nhàng trong giấc ngủ trưa. Lễ khâm liệm lúc 8g sáng 1-4, di quan lúc 15g
chiều 4-4 (24-2 âm lịch), an táng tại nghĩa trang Suối Đá (xã Suối Cát, huyện
Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa).
-----------------------
(LĐ)
- Số 70 - Thứ hai 01/04/2013 05:51
uổi
cao, sự sống báo hiệu rung rinh từ 5 năm trước, rồi hôm qua (31.3.2013), lúc 14
giờ, nhà văn Võ Hồng đã trút hơi thở cuối cùng giữa cô đơn, quạnh quẽ.
Gần
xế chiều, nhận tin báo, tôi đến thăm ông lần chót, vẫn kịp ngắm tác giả “Hoài
cố nhân” ngủ ngon trong chiếc võng thời gian. Vĩnh biệt nhà văn Võ Hồng!
Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 5.5.1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên). Năm 1939, truyện ngắn đầu tay “Mùa gặt” đã được đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy với bút hiệu Ngân Sơn, nhưng mãi đến năm 1959, ông mới gia nhập làng văn với tác phẩm “Hoài cố nhân”. Sau 1975, nhà văn Võ Hồng giới hạn sinh hoạt văn nghệ của mình nơi địa phương Khánh Hòa, trong đề tài giáo dục và tuổi thơ. Năm 1977, ông gia nhập Hội Nhà văn VN. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông đã cho ra đời 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký và 10 tập truyện, thơ viết cho thiếu nhi cùng 40 bài viết, khảo cứu, phê bình...
Cô Đạm - học trò cũ và là “người thương” luôn bên cạnh thầy giáo, nhà văn Võ Hồng - trong suốt thời gian ông lâm bệnh, kể: “Từ lâu, thầy đã không thể tự chăm sóc bản thân, nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Buổi trưa, sau khi dùng bữa, thầy nói mệt, muốn được ngủ yên. Và ngủ luôn! Các con của thầy đều ở nước ngoài, đang trên đường về. Chỉ có bạn đọc và bạn văn lui tới...”.
Còn nhớ, lúc sinh thời, nhà văn Võ Hồng tự nhận mình là người nông dân, âm thầm “gieo chữ” trên cánh đồng nhân ái. Mọi người mến yêu, trân trọng ông, bởi có thể tìm thấy trên từng trang văn tấm lòng nhân hậu của một con người bình dị, chân thành với cuộc sống đầy trải nghiệm. Viết về quá khứ hay hiện tại, viết cho người lớn hay trẻ em, dù thể loại nào, nhà văn Võ Hồng đều gửi đến người đọc thông điệp, rằng: “Trong hoàn cảnh mất mát, khổ đau đến đâu, con người chúng ta vẫn có thể tìm được hạnh phúc. Miễn là chúng ta cảm thông, tôn trọng, yêu thương nhau và vì nhau trong cuộc đời”. Bởi vậy, khi đọc “Hoài cố nhân”, “Lá vẫn xanh”, “Vết hằn năm tháng”, “Trong vùng rêu im lặng”, “Lời sám hối của cha” hay “Bông hồng dâng cha”..., dẫu gặp cái buồn phảng phất hay sâu cay, tâm trạng người đọc không chùng xuống, không mất mát mà dường như bình tĩnh, thanh thản hơn.
15 năm trước, lần đầu tiên gặp Võ Hồng, nhà văn nói với tôi : “Sự sống vốn dễ rung rinh, chẳng chóng thì chầy rồi cũng tới một ngày, thậm chí trong thoáng chốc, ta chỉ còn nhìn thấy người thân trong trí nhớ”. Bây giờ, vĩnh biệt nhà văn Võ Hồng, tôi có cảm giác, từ lâu, chiếc võng thời gian vẫn kẽo kẹt giữa quạnh quẽ, cô đơn!
Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 5.5.1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên). Năm 1939, truyện ngắn đầu tay “Mùa gặt” đã được đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy với bút hiệu Ngân Sơn, nhưng mãi đến năm 1959, ông mới gia nhập làng văn với tác phẩm “Hoài cố nhân”. Sau 1975, nhà văn Võ Hồng giới hạn sinh hoạt văn nghệ của mình nơi địa phương Khánh Hòa, trong đề tài giáo dục và tuổi thơ. Năm 1977, ông gia nhập Hội Nhà văn VN. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông đã cho ra đời 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký và 10 tập truyện, thơ viết cho thiếu nhi cùng 40 bài viết, khảo cứu, phê bình...
Cô Đạm - học trò cũ và là “người thương” luôn bên cạnh thầy giáo, nhà văn Võ Hồng - trong suốt thời gian ông lâm bệnh, kể: “Từ lâu, thầy đã không thể tự chăm sóc bản thân, nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Buổi trưa, sau khi dùng bữa, thầy nói mệt, muốn được ngủ yên. Và ngủ luôn! Các con của thầy đều ở nước ngoài, đang trên đường về. Chỉ có bạn đọc và bạn văn lui tới...”.
Còn nhớ, lúc sinh thời, nhà văn Võ Hồng tự nhận mình là người nông dân, âm thầm “gieo chữ” trên cánh đồng nhân ái. Mọi người mến yêu, trân trọng ông, bởi có thể tìm thấy trên từng trang văn tấm lòng nhân hậu của một con người bình dị, chân thành với cuộc sống đầy trải nghiệm. Viết về quá khứ hay hiện tại, viết cho người lớn hay trẻ em, dù thể loại nào, nhà văn Võ Hồng đều gửi đến người đọc thông điệp, rằng: “Trong hoàn cảnh mất mát, khổ đau đến đâu, con người chúng ta vẫn có thể tìm được hạnh phúc. Miễn là chúng ta cảm thông, tôn trọng, yêu thương nhau và vì nhau trong cuộc đời”. Bởi vậy, khi đọc “Hoài cố nhân”, “Lá vẫn xanh”, “Vết hằn năm tháng”, “Trong vùng rêu im lặng”, “Lời sám hối của cha” hay “Bông hồng dâng cha”..., dẫu gặp cái buồn phảng phất hay sâu cay, tâm trạng người đọc không chùng xuống, không mất mát mà dường như bình tĩnh, thanh thản hơn.
15 năm trước, lần đầu tiên gặp Võ Hồng, nhà văn nói với tôi : “Sự sống vốn dễ rung rinh, chẳng chóng thì chầy rồi cũng tới một ngày, thậm chí trong thoáng chốc, ta chỉ còn nhìn thấy người thân trong trí nhớ”. Bây giờ, vĩnh biệt nhà văn Võ Hồng, tôi có cảm giác, từ lâu, chiếc võng thời gian vẫn kẽo kẹt giữa quạnh quẽ, cô đơn!
------------------------------------
Huỳnh Như Phương
Viet Studies 31-3-2013
Mùa hè năm 1995 là một mùa hè khó khăn đối với tôi. Từ
Nha Trang, thầy Võ Hồng gửi vào một lá thư dài, sẻ chia và an ủi. Cầm lá thư
của thầy, nhìn vào góc trái ở đầu trang, bao giờ cũng gặp một bông hoa với vài
chiếc lá cách điệu do chính tay thầy vẽ bằng bút chì màu. Khi thì một đóa hồng.
Khi một chùm hoa cúc. Khi lại một nhành lan. Để đem thêm một niềm vui cho người
nhận thư – như thầy thường bảo.
Bên trong lá thư lần ấy còn kèm theo một phong bì nhỏ xíu
dán kín. Phía ngoài thầy ghi: đây là hạt hoa bươm bướm, em tìm chỗ đất trống,
lấy que xoi từng lỗ nhỏ gieo hạt vào, hằng ngày trông chừng tưới nước, tháng
sau sẽ có hoa.
Tôi biết đây là thuốc thầy gửi cho tôi. Và tôi làm
theo lời thầy dặn. Trên sân thượng trước phòng làm việc có một bồn hoa, những
ngày căng thẳng và mệt mỏi tôi bỏ bê chẳng thiết gì chăm sóc. Bây giờ tôi xới
đất, gieo hạt và chiều chiều ngồi một mình chờ hạt nẩy mầm. Quả như thầy nói,
chỉ mấy ngày sau những mầm xanh bé tí đã nhú ra và lớn dần lên. Chờ hơn tháng
nữa là hoa nở kín bồn, một màu vàng dịu làm mát lòng giữa mùa hè nóng bỏng. Cái
màu hoa mà tôi chỉ gặp bâng quơ trong tiểu thuyết của thầy hay lơ đãng bên
những bậc thang dẫn lên phòng văn trong ngôi nhà 51 đường Hồng Bàng, Nha Trang,
giờ đây đã thành bè bạn. Màu hoa đã che chở tôi vượt qua những phiền trược suốt
cái năm tai ương và nhọc nhằn đó.
Biết ơn thầy, tôi chăm chút giữ gìn cái bồn hoa đã gầy
nên từ những hạt giống vào mùa hè năm ấy. Hoa bươm bướm như con nhà nghèo dễ
tính, không dám đòi hỏi chi nhiều, thân lá mỏng manh mà chịu đựng được cả những
cơn mưa xối xả lẫn những ngày nắng gắt. Hạt hoa rơi vãi xuống đất rồi thi nhau
mọc lên. Cứ lứa hoa này tàn thì lứa hoa khác xuất hiện. Trong khi mấy chậu bông
đắt tiền phải tốn công bón phân, tỉa lá, nhặt sâu thường xuyên mà vẫn đến lúc
cằn cỗi thì hoa bươm bướm cứ điềm nhiên tồn tại. Sự điềm nhiên đó, không ngờ,
cũng lan đến chính tôi, và ngẫm nghĩ lại điều quý giá nhất mà tôi có được từ
bài thuốc này không hẳn là những nụ hoa rất chóng mãn khai mà là những khoảnh
khắc đợi chờ hạt giống nảy mầm và xanh lên, với một cõi lòng bình thản.
Năm ngoái gia đình tôi chuyển về một căn nhà nhỏ hơn.
Những cây hoa đang nở ở nhà cũ chúng tôi tặng hết lại cho người chủ mới. Nhưng
tôi đã kịp mang theo một nhúm hạt hoa bươm bướm để trong cái phong bì như ngày
trước thầy Võ Hồng gửi vào. Về nhà mới không có bồn hoa lớn, chúng tôi gieo hạt
hoa trong những chậu đất nung đặt trước sân nhà. Và mỗi buổi sáng, tôi lại có
dịp ngồi dõi xem các mầm xanh mọc lên mà ngỡ như một điều gì đó đã phục sinh
giữa cuộc đời và năm tháng đang trôi đi không ngưng nghỉ này.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
------------------------------------------
phun may tan bot
ReplyDeletephun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp
dieu khac long may o dau dep
dieu khac chan may quan 3
điêu khắc chân mày quận 3
điêu khắc chân mày tphcm
dieu khac chan may tphcm
dieu khac chan may