March
28, 2013 at 11:17 am
Sáng nay, trước giờ đi làm, mình có nhận được một cú điện thoại
của một người xưng tên là Thăng, công an bảo vệ nội bộ (Công an tỉnh Quảng Trị)
hẹn gặp. Mình hỏi có việc gì, nhưng cũng đoán trước được nội dung, có lẽ liên
quan đến việc mình đã ký tên vào Bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992 của 72
trí thức (KN72). Mình hẹn Thăng đến nhà và chỉ gặp nhau 15 phút, phải kết thúc
trước 8 giờ do sáng nay mình đã có hẹn làm việc với một người khác.
Thăng đến và đi thẳng vào vấn đề. Quả như mình dự đoán, Thăng hỏi
mình có ký tên vào bản KN72 không? Mình đã trả lời, sau khi đọc kỹ bản kiến
nghị của các trí thức thấy quá hay, quá đúng nên mình đã tự nguyện ký tên ủng
hộ bản kiến nghị đó, hoàn toàn không bị sức ép hay bị lợi dụng bởi một “thế lực
thù địch” nào. Mình đã ký tên và công khai địa chỉ, số điện thoại của mình:
Hoàng Đức, Phóng viên Báo Quảng Trị, số điện thoại 0905 108 239. Và mình cũng
nói rõ, việc ký tên vào KN72 là hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đóng góp ý kiến
vào sửa đổi hiến pháp của Đảng, Quốc Hội, (chính ông Phan Trung Lý, UB dự thảo
sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội đã khẳng định trên báo chí rằng, mọi ý kiến góp
ý đều được lắng nghe, kể cả những ý kiến trái chiều), và việc ký vào kiến nghị
này với mong muốn chân thành đất nước có một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, xây
dựng một nhà nước pháp quyền, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật…
Dù thời gian ngắn nhưng chúng mình nói chuyện khá cởi mở, thẳng
thắn, thái độ của Thăng ôn tồn, đúng mực. Mình nói với Thăng rằng, việc ký tên
vào kiến nghị là hết sức bình thường, không chỉ ký tên vào KN72 mà mấy năm
trước mình cũng đã ký tên vào bản kiến nghị Chính phủ dừng triển khai dự án
khai thác bô xít Tây Nguyên, vì việc này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tác
động xấu đến môi trường và văn hóa vùng Tây Nguyên, việc làm này là thể hiện
trách nhiệm của công dân, của trí thức đối với đất nước, đừng nên suy diễn và
có thái độ nghi kỵ. Với những trí thức lỗi lạc như giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư
Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn
Nguyên Ngọc, tiến sĩ Nguyễn Quang A và rất nhiều những trí thức tiêu biểu khác
thì ngoài lòng yêu nước, đau đáu với sự phát triển và tồn vong của quốc gia,
dân tộc có mưu cầu, tham vọng nào hơn, ai có thể lợi dụng được họ, lôi kéo được
họ làm những việc phản dân hại nước? Việc công an đi tìm hiểu từng người có ký
tên hay không ký vào bản KN72 phỏng có ích gì, rất dễ bị suy diễn là truy bức,
khủng bố đối với những người có ý kiến trái chiều và nguy hiểm hơn có thể làm
cho nhiều người nghi ngờ thiện chí kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi Hiến pháp của
Đảng, của Quốc hội.
Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, Thăng và một người vào sau
xưng tên là Tùng Sinh (cả hai đều mặc thường phục) có yêu cầu mình ký vào “biên
bản làm việc”, mình đã thẳng thừng từ chối và khẳng định lại một lần nữa rằng,
việc ký tên của mình vào KN72 là bình thường, không phải là hành vi vi phạm
pháp luật, không liên quan gì đến công việc của công an nên chẳng có việc gì
phải ký vào biên bản hay bất cứ một loại giấy tờ nào cả.
Hai người đồng ý và hẹn có một dịp nào rãnh rỗi sẽ cùng mình ngồi cà phê nói chuyện nhiều. Ok, mình đồng ý.
Nguồn :
----------------------------------------
(tại Buổi Ra Mắt Sách Trần Phong Vũ
ở Virginia 24/3/2013)
Posted on 25 March, 2013 by Van Han
VÀI LỜI GỬI BẠN ĐỌC
của NGUYỄN ĐẮC KIÊN
Thưa
quý độc giả,
Trước
hết, xin cho tôi gửi lời cảm ơn đến nhóm chủ trương Tủ sách Tiếng Quê Hương,
đặc biệt đến bác Uyên Thao, nhà văn Trần Phong Vũ, Đinh Quang Anh Thái, Minh Triết.
Nhờ sự yêu mến và nhiệt tâm của các bác, các anh mà cuốn Hãy Ngẩng Mặt đã sớm
đến tay độc giả.
Tôi
chưa khi nào nghĩ rằng, mình sẽ trở thành nhà thơ, nhà văn. Những bài thơ,
những bài viết đến với tôi, lúc ban đầu như là một lời tâm sự, như một cách
thức chia xẻ, tâm sự — chia xẻ với chính mình, những trăn trở, suy tư, xúc cảm
mà nếu nói ra với ai đó, đôi khi lại bị cho là ngớ ngẩn.
.......................
Nhưng
sau đó, khi những bài thơ, bài viết của tôi dần được một số bạn bè thân thiết
biết đến qua blog, facebook, tôi biết rằng, những trang viết của tôi, cũng có
thể thức tỉnh, lay động những trái tim đồng cảm khác.
.......................
Tôi
đã luôn để blog của mình ở chế độ public, nhưng tôi cũng chưa bao giờ cố tình phổ
biến rộng rãi những bài thơ, bài viết của mình. Trong vô vàn nguyên nhân, có
một nguyên nhân, đó là sự sợ hãi.
Những
“cải cách ruộng đất”, những “nhân văn giai phẩm”, những “xét lại chống đảng”…
có sức ám ảnh lớn hơn rất nhiều lần những gì người ta có thể tưởng tượng.
Tôi
sinh năm 1983, những chuyện này tôi chỉ biết qua sách, báo, qua lời kể của
những người đi trước, khi tôi đã lớn lên, đi học đại học, đi làm phóng viên.
Nhưng đó không phải là tất cả về sự sợ hãi. Thực ra tôi và những người Việt Nam
khác đã được tiếp xúc với những thứ đó sớm hơn rất nhiều. Tôi tin rằng, nỗi sợ
hãi đó đã ám ảnh cha ông tôi và những người sống xung quanh tôi và di truyền
tới tôi. Đó là một thứ vô thức không cầm nắm được, nhưng nó hiển hiện khắp nơi,
đe dọa khắp nơi. Để khi người ta nhắc đến những cụm từ như: “phản động”,
“thế lực thù địch”, “diễn biến hòa bình”… là tất cả vô thức đó lại ùa về
mang biết bao mặc cảm, ám ảnh, dọa đe, run sợ.
Đó
là sự sợ hãi mà tôi, không phải ngoại lệ, tôi cũng phải bước qua. Bản thân tôi
cũng đã phải vượt qua sự sợ hãi, lần hồi bước qua từng giới hạn một của sự sợ
hãi qua từng bài thơ, bài viết... Vì thế tôi hi vọng nó cũng có thể làm được
điều tương tự với những người đọc nó.
Một dân tộc mà người
dân luôn phải sống trong nỗi sợ hãi, trong những ám ảnh dọa đe thường trực thì
có thể nào trưởng thành được không?
Tôi
đã tự hỏi mình như thế khi đọc hai câu thơ của thi sĩ Tản Đà:
“Dân
hai nhăm triệu, ai người lớ
Nước
bốn nghìn năm vẫn trẻ con”.
Tuy
nhiên, tôi tin vào sự trường tồn của dân tộc chúng ta. Chúng ta đã mất mát quá
nhiều và có thể còn mất mát nhiều thêm nữa, nhưng khi còn người Việt, còn một
người mang dòng máu Việt trên trái đất này, dân tộc Việt sẽ vẫn còn.
Tôi
thực sự xúc động khi nhìn bảng danh sách những người ký tên vào Tuyên Bố Công Dân Tự Do. Hàng nghìn
người Việt từ khắp Mỹ, Đức, Pháp, Australia… không ai bắt buộc cả, nhưng họ đã
ký tên vào đó, vì đơn giản trong mỗi người có dòng máu Việt Nam.
Tôi
đã không thể cầm được nước mắt khi đọc tạp bút “Giấy Bút Lầm Than” của bác Uyên Thao. Tôi như thấy chúng
tôi, thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay, hiện thân trong bác Uyên Thao, trong những
phóng viên, biên tập viên của báo Sóng Thần ngày đó. Đó là một thứ mạch ngầm
của tinh thần dân tộc, tinh thần tự do, gắn kết tất cả chúng ta, mà chẳng có
sức mạnh “khủng bố dã man” nào có thể tiêu diệt nổi.
Đọc
những áng thơ, văn của người Anh, người Pháp, người Đức… tôi thầm thán phục khi
phát hiện ra những nội hàm triết học sâu xa trong ngôn ngữ của họ. Tôi khát khao
một ngày nào đó, ngôn ngữ Việt mình cũng giàu mạnh như thế. Tôi cũng ấn tượng
với những tủ sách đồ sộ trong nhà họ, trong thư viện của họ, và tôi ước một
ngày nào đó mỗi gia đình Việt Nam cũng sẽ có một tủ sách, một thư viện như thế.
Vào
cái ngày đó, chúng ta sẽ chẳng cần phải có một “lãnh tụ thiên tài”, “lãnh tụ
vĩ đại” nào, dân tộc ta vẫn cứ hùng mạnh, vẫn cứ hiên ngang giữa năm châu
mà chẳng một thế lực nào dám lăm le xâm chiếm. Vì lẽ đó, đôi khi tôi nghĩ rằng,
hàng tỷ đô la kiều hối mỗi năm gửi về Việt Nam, nếu chuyển bớt thành sách vở,
tri thức thì có lẽ sẽ tốt hơn.
........................................
Tôi
xin được dừng ở đây. Xin một lần nữa cảm ơn nhóm chủ trương Tủ sách Tiếng Quê
Hương, cảm ơn độc giả gần xa đã yêu mến.
Cầu
mong sức khỏe, an lành cho tất cả chúng ta.
“đất quê hương mỗi người có một,
đừng hỏi tôi ai bạn ai thù”
Kính
mến,
NGUYỄN ĐẮC KIÊN
18/3/2013
phun may tan bot
ReplyDeletephun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp
dieu khac long may o dau dep
dieu khac chan may quan 3
điêu khắc chân mày quận 3
điêu khắc chân mày tphcm
dieu khac chan may tphcm
dieu khac chan may