Monday, 27 January 2025

TRANH CÃI VỀ BỨC ẢNH "CÔ GÁI NAPALM"

 



Tranh cãi về tác giả bức ảnh « Cô gái napalm »

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 26/01/2025 - 15:41  -  Sửa đổi ngày: 26/01/2025 - 15:44

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20250126-tranh-c%C3%A3i-v%E1%BB%81-t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3-b%E1%BB%A9c-%E1%BA%A3nh-c%C3%B4-g%C3%A1i-napalm

 

Một cuộc tranh cãi đang dấy lên tại Mỹ sau khi bộ phim tài liệu « The Stringer » được trình chiếu hôm qua, 25/01/2025 tại liên hoan điện ảnh Sundance, liên hoan các nhà làm phim độc lập,. Theo đó, bức ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, « Cô gái napalm» không phải do phóng viên Nick Ut chụp mà là do một nhiếp ảnh gia tự do Việt Nam thực hiện.

 

HÌNH :

Phóng viên ảnh Nick Ut với bức ảnh được trao giải thưởng Pulitzer " Em bé napalm" cùng nhân vật chính trong ảnh Nguyễn Kim Phúc (bên trái) trước khi được gặp Giáo hoàng tại Vatican, ngày 11/05/2022. AP - Gregorio Borgia

 

Theo báo Pháp Le Monde, bộ phim tài liệu do Bảo Nguyên thực hiện, đưa người xem đi theo cuộc điều tra của cựu phóng viên ảnh người Anh Gary Knight, tiến hành ở Việt Nam, Pháp rồi ở Mỹ. Ông Gary Knight hiện là giám đốc Quỹ Seven, đóng trụ sở ở Arles, tỉnh Bouches-du-Rhones, nước Pháp.

 

Mọi sự ầm ĩ bắt đầu từ nhân vật có tên là Carl Robinson, biên tập viên ảnh của hãng thông tấn Mỹ AP ở Sài Gòn năm 1972. Người này hiện đang sống ở Việt Nam, cho biết đã nói dối theo lệnh của Horst Faas, giám đốc hãng ảnh thời đó, qua đời năm 2012, theo đó, ông Faas dường như đã yêu cầu ông đề tên của Nick Ut, tham gia nhóm phóng viên AP, thay vì là tên của tác giả thật, một cộng tác viên tự do Việt Nam.

 

Cũng theo ông Carl Robinson, ông Horst Faas – vốn nổi tiếng là người rất ủng hộ và khuyến khích nhiều nhiếp ảnh gia tự do Việt Nam – đã có hành động thao túng như trên để bày tỏ thương tiếc cho anh trai của ông Nick Ut, là ông Huỳnh Thanh Mỹ đã bị thiệt mạng khi đi đưa tin cùng với nhóm phóng viên AP.

 

Nhờ vào sự trợ giúp của nữ nhà báo Việt Nam, cô Lê Vân, nhóm làm phim đã tìm được người phóng viên tự do năm xưa thông qua mạng Facebook, là ông Nguyễn Thanh Nghé, vào thời điểm ấy làm việc cho nhóm phóng viên hãng tin NBC với tư cách là tài xế. Theo lời ông Nghé, hiện đang định cư tại Mỹ từ năm 1975, vào thời điểm đó, ông Horst Faas đã trả cho ông 20 đô la. Lời kể này cũng được anh trai ông, cũng từng là nhà báo Trần Văn Thân nay 92 tuổi xác nhận, và khẳng định chính ông là người cầm tấm phim đó đến tòa soạn của AP.

 

Theo Le Monde, bộ phim có những chỉ trích khá gay gắt đối với hãng AP, bị cáo buộc là đã cố tình che giấu sự dối trá, cũng như thể hiện sự tắc trách, thậm chí phân biệt chủng tộc đối với các phóng viên tự do Việt Nam, sống trong cảnh bấp bênh và nghèo khổ.

 

Những cáo buộc mà hãng tin Mỹ AP phản đối, đồng thời tuyên bố một khi xem qua bộ phim, sẵn sàng « xem xét các bằng chứng và có những hành động cần thiết nếu như các giả thuyết nêu trên là sự thật ».

 







No comments:

Post a Comment

View My Stats