Mỹ
tạm dừng viện trợ, ảnh hưởng đến việc rà phá bom mìn ở Việt Nam
29/01/2025
Bộ
Ngoại giao Mỹ nói hôm 25/1 rằng họ đình chỉ các chương trình rà phá bom mìn
trên toàn cầu trong ít nhất 3 tháng, sau khi chính quyền của Tổng thống Trump
tuyên bố tạm dừng viện trợ cho nước ngoài trên diện rộng. Động thái này gây tác
động đến Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, New York Times và StratNews
Global đưa tin hôm 28/1.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-1e16-08db379679da_cx0_cy8_cw0_w1023_r1_s.jpg
Hai
phụ nữ thực hiện việc dò bom mìn chưa nổ ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị,
Việt Nam, 6/1/2020 (Photo by Nhac NGUYEN/AFP).
Sau
các cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ, Campuchia và Trung Quốc từ những năm 1940 đến
cuối thập niên 1980, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm bom
mìn cao trên thế giới.
Báo
Điện Tử Chính Phủ của Việt Nam cho biết hồi tháng 2/2024 rằng ước tính số bom đạn
chưa nổ sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam là khoảng 800 nghìn tấn, diện tích
ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn là khoảng 6,1 triệu hectare, chiếm gần 19%
tổng diện tích cả nước.
Riêng
bom mìn sót lại từ chiến tranh Việt Nam, kết thúc ngày 30/4/1975 với chiến thắng
thuộc về những người cộng sản Việt Nam, đã làm 40 nghìn người mất mạng, gây
thương tật cho 60 nghìn người và hiện vẫn tiếp tục giết chết nhiều người ở Việt
Nam, bên cạnh đó là hơn 65 nghìn người thiệt mạng ở Campuchia tính đến nay, New
York Times viết.
Trong
hơn 3 thập niên qua, theo New York Times, Mỹ cung cấp hơn 750 triệu đô la cho
việc rà phá bom mìn sót lại ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Phần lớn ngân quỹ về
rà phá bom mìn dành cho Việt Nam và trên toàn cầu được cấp qua các chương trình
của Bộ Ngoại giao Mỹ.
StratNews
Global dẫn thông tin từ Chiến dịch Quốc tế về Cấm Mìn (International Campaign
to Ban Landmines) cho biết trong năm 2023, Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho
hoạt động rà phá và nâng cao nhận thức về mìn, với số tiền là 310 triệu đô la,
tương đương 39% tổng số các khoản trợ giúp của quốc tế.
Trên
bình diện rộng hơn, Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho công tác viện trợ nhân đạo
toàn cầu, cung cấp khoảng 13,9 tỷ đô la trong năm 2024, chiếm 42% tổng các khoản
viện trợ mà Liên Hiệp Quốc theo dõi được, vẫn theo StratNews Global.
Theo
tìm hiểu của VOA, tổng số các khoản viện trợ của Mỹ dành cho Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực lên đến gần 2,5 tỷ đô la trong gần 25 năm qua.
Nhưng
việc cung cấp viện trợ vừa đột ngột dừng lại. Một tuyên bố đăng trên trang web
của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 26/1 dẫn lời Tổng thống Donal Trump thuộc đảng Cộng
hòa nói rõ rằng Mỹ sẽ không chi tiền ra một cách mù quáng mà không nhận lại điều
gì cho nhân dân Mỹ.
Ông
Trump nhấn mạnh: “Rà soát và điều chỉnh viện trợ cho nước ngoài thay mặt cho những
người làm việc chăm chỉ và đóng thuế không chỉ là điều đúng đắn phải làm mà
cũng là mệnh lệnh đạo đức”.
VOA
liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu phản ứng của họ về động thái của
Mỹ, nhưng chưa được hồi đáp.
“Có
khả năng cao là sẽ có người chết. Sẽ có người đi vào một bãi mìn mà lẽ ra đã được
rà phá trong tuần này”, ông Bill Morse, đồng sáng lập viên của tổ chức Tự lực
Rà phá Bom mìn Campuchia và Quỹ Cứu trợ Nạn nhân Mìn, nói với New York Times.
Ông
Morse cảnh báo rằng quyết định của chính quyền ông Trump sẽ làm cho Việt Nam,
Campuchia và Lào ngả về Trung Quốc nhiều hơn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc
đã đẩy mạnh nỗ lực giúp các nước Đông Nam Á rà phá bom mìn.
Bà
Sera Koulabdara, người gốc Lào, giám đốc điều hành tổ chức Di sản Chiến tranh
(Legacies of War), có trụ sở ở Mỹ và cổ súy cho hoạt động rà phá bom mìn trên
toàn cầu, nói trong bản tin của New York Times rằng bà sẽ vận động các quan chức
ở Washington hãy cân nhắc lại quyết định của chính quyền.
“Việc
đình chỉ viện trợ này không gửi đi thông điệp tốt đẹp đến nhiều vùng miền trên
thế giới, những nơi họ thực sự trông cậy vào chúng ta [Mỹ]. Quốc hội thực sự cần
phải cân nhắc lại quyết định này và buộc chính quyền hiện nay phải có trách nhiệm
giải trình”, bà Koulabdara nói.
No comments:
Post a Comment