Người
Miền Nam Việt Nam muốn tìm và an táng tử sĩ thời chiến tranh. Tại sao lại khó đến
thế?
Najma Sambul | Trà Mi
Posted
on January
27, 2025
Trần
Như Hùng ngừng lại, giọng nghẹn ngào vì giận dữ và đau xót khi kể lại ký ức đã
ám ảnh ông hàng mấy chục năm qua.
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc1.avif
Một
vị chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hòa hét vào máy truyền tin khi đơn vị của ông
bị hỏa lực dầy đặc của Việt Cộng bao vây trên đảo Tân Định vào tháng 9 năm
1965. (Ảnh AP: Huỳnh Thanh Mỹ/File)
Người
đàn ông 73 tuổi từng chiến đấu bảo vệ miền Nam trong chiến tranh Việt Nam cho
biết: “Tôi vẫn có thể nhìn thấy khuôn mặt của họ – những người mà tôi đã
cùng chiến đấu, những chiến hữu không trở lại nhà. Họ đã chiến đấu, họ đổ máu
và chết vì đất nước.”
Nửa thế kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc, ông Trần Như Hùng và những người như
ông vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và an táng hài cốt những chiến hữu đã hy sinh. Ông
nói,
“Họ
không có mộ, không có tên. Giống như họ chưa từng hiện hữu.”
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc2.avif
Tổ
chức Vietnamese American Foundation và những thành viên, trong đó có Trần Như
Hùng (phải) đã làm việc để đưa hài cốt quân nhân miền Nam Việt Nam về lại quê
hương trong nhiều chục năm. (Ảnh: Vietnamese American Foundation)
Ông
Trần Như Hùng, sống ở Úc 40 năm sau khi trốn khỏi Việt Nam đi tị nạn cộng sản,
cho biết, nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa ở ngoại ô Sài Gòn – nay là
Thành phố Hồ Chí Minh – là một “nơi linh thiêng” trước năm 1975, ông nói,
“Nhưng
sau khi cộng sản vào thì họ phá hủy, đập bia mộ, đào mồ, trồng cây để phủ đất.
Mục đích của họ rất rõ ràng: xóa chúng tôi ra khỏi những trang lịch sử.”
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc3.avif
Một
bức tượng lớn của một người lính mệt mỏi bên cạnh đường xa lộ từng đánh dấu lối
vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa trước khi nó được dẹp bỏ sau thất bại của miền
Nam Việt Nam trong chiến tranh. (Wikipedia: NARA ảnh 111-CCV-47-CC37503 của SFC
Kazuo Uchima)
Sử
gia Úc Robert Hall, người đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam xác định vị trí những
khu chôn cất lính Bắc Việt và trao trả những vật dụng cá nhân thu được từ chiến
trường, nói rằng không còn nhiều thời gian để đi tìm hài cốt của tử sĩ Việt Nam
Cộng hòa.
Ông nói: “Điều đó rất kinh tởm ngay sau chiến tranh. Những nghĩa trang của
quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị chính phủ cộng sản san bằng.”
Trong khi thái độ đã dịu đi và đã có tiến bộ, Tiến sĩ Hall cho biết “sự nhạy cảm
tăng thêm” khiến công tác hậu cần cho việc tìm xác tử sĩ còn khó khăn hơn nữa.
Đại sứ Việt Nam tại Australia, Phạm Hùng Tâm, cho biết chính phủ CHXHCNVN đã
cho phép người thân khôi phục và dời mộ của những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa tại
những nghĩa trang như nghĩa trang dân sự Bình An – trước đây là Nghĩa trang
Quân đội Quốc gia Biên Hòa.
Ông Tâm nói với ABC: “Hàng ngàn ngôi mộ như vậy đã được người thân trùng tu,
nhiều ngôi mộ đã được trát xi măng.”
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc4.jpg
Tổ
chức Vietnamese American Foundation đang tiến hành trùng tu những ngôi mộ tại
Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa, nay là Nghĩa trang Bình An. (Ảnh:
Vietnamese American Foundation)
Ông
cho biết thêm, nghĩa trang đã ra công dọn dẹp và tân trang, gồm cả việc dựng những
bàn thờ bằng đá.
Về thách thức lớn hơn trong việc đi tìm hài cốt, ông Tâm cho biết: “Nhiệm vụ
tìm kiếm hài cốt của những cá nhân này là việc rất lớn, đầy thử thách, tốn kém
và mất thời gian.
Thậm chí vẫn chưa được tìm được hàng ngàn liệt sĩ yêu nước của chúng tôi [tử
sĩ VNDCCH].”
Thử
thách tìm hài cốt tử sĩ Việt Nam Cộng hòa
Theo
Trung tâm Dart của Đại học Columbia, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào
năm 1975, ước tính có khoảng 165.000 binh sĩ và sĩ quan đã bị giam tù tại những
“trại cải tạo” ở miền Bắc Việt Nam.
Ông Trần Như Hùng, một người tù ở một trại như vậy, mô tả đây là “nơi cực hình”
đối với những chiến hữu Việt Nam Cộng hòa của ông. Ông nói:
“Nhiều
người chết vì đói, bị tra tấn hoặc bệnh tật. Họ được chôn cất trong những khu rừng
và vùng núi xa xôi, mộ của họ không có dấu vết.
Gia đình họ không có cách nào tìm thấy mồ của họ chứ đừng nói đến việc đưa họ về
nhà.”
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc5.avif
Người
đàn ông chở con đi xe máy ngang qua xe tăng rỉ sét của Mỹ. Nửa thế kỷ kể từ khi
chiến tranh kết thúc, những cựu chiến binh miền Nam Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và an
táng hài cốt những chiến hữu đã hy sinh. (Ảnh Reuters/Hồ sơ lưu trữ)
Tiến
sĩ Hall, một cựu chiến binh Australia và giảng viên danh dự tại đại học UNSW
Canberra, giải thích rằng việc tìm kiếm hài cốt của những tử sĩ sau Chiến tranh
Việt Nam là chuyện đặc biệt khó khăn. Ông nói:
“Đối
với những người lính Bắc Việt và Việt Cộng, hài cốt của họ có khuynh hướng ở lại
mặt trận.
Họ không có phúc trình chi tiết hoặc địa điểm chôn cất chính xác như chúng tôi.
Trong nhiều trường hợp, họ báo cáo những vụ chôn cất một cách mơ hồ – như tại một
đồn điền cao su hoặc ở một quận có diện tích hàng ngàn mẫu Anh.”
Robert
Hall
Những tổ chức như Vietnamese American Foundation (VAF) tiếp tục vận động việc
trao trả hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng hòa lại cho gia đình họ.
Cho đến nay, VAF đã tìm thấy 504 hài cốt và nhiều hài cốt khác vẫn đang chờ nhận
dạng và trao trả.
Tổ chức này đã khai quật nghĩa trang trại cải tạo Láng Đá ở tỉnh Yên Bái vào
năm 2010, tìm thấy 12 bộ xương – 11 trong số đó có DNA có thể thử nghiệm được.
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc6.avif
Hài
cốt của một đại úy Việt Nam Cộng hòa tìm được năm 2006 là một cố gắng của Tổ chức
Vietnamese American Foundation và một nhóm chuyên gia kể cả một chuyên gia khảo
cổ. (Ảnh: Vietnamese American Foundation)
Chuyên
gia khảo cổ học Julie Martin sau đó đã viết cho một tạp chí hàn lâm thuật lại,
qua nhiều ngày, bất chấp điều kiện đất đai và khí hậu khó khăn một nhóm đã khai
quật được những hài cốt và vật dụng cá nhân như bát sứ và bàn chải đánh răng.
Tuy nhiên, ông Trần Như Hùng cho biết, những nỗ lực vận động của Quỹ Vietnamese
American Foundation với chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam thường tiến rất chậm và
nhiều gian nan.
Tổ chức VAF đã đề nghị xây dựng lại Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa,
nhưng không có nhiều tiến triển đối với chính phủ Việt Nam.
Ông Trần Như Hùng nói: “Chúng tôi không muốn phô trương hay chính trị, chỉ
muốn một nơi an nghỉ trang nghiêm.”
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc7.avif
VAF
đã tìm được 504 hài cốt của những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa sau nhiều chục năm
công tác. (Ảnh: Vietnamese American Foundation)
“Mọi
người đều muốn quét chúng tôi đi cho khuất mắt.”
Hàng
năm, những cựu chiến binh Mỹ và Australia đều về Việt Nam để tưởng nhớ những
người đã hy sinh.
Cựu chiến binh Australia trong Chiến tranh Việt Nam giúp tìm kiếm những người
lính bị chôn vùi từ lâu
Họ thậm chí còn tham dự vào những ngày lễ kỷ niệm trận Long Tân.
Đối với ông Trần Như Hùng, điều đó càng làm tăng thêm nỗi đau khi không thể cho
chiến hữu của ông yên nghỉ.
“Làm
sao những người cộng sản Việt Nam có thể tuyên bố hòa giải với kẻ cựu thù của họ
trong khi lại đối xử với chúng tôi – những người có cùng ngôn ngữ, màu da và lịch
sử với họ – như kẻ thù? (Trần Như
Hùng)
Ông
nói: “Đó là sự tàn ác mà không ai không phải là người Việt Nam có thể thực sự
hiểu được.”
Nhưng ông Tâm của tòa đại sứ CHXHCN Việt Nam cho biết những thành viên của cộng
đồng hải ngoại, kể cả những thành viên nổi bật của chính phủ Việt Nam Cộng hòa,
đã được chào đón trở lại đất nước như một phần của việc cố gắng hòa giải.
Ông nói: “Chính phủ Việt Nam luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài là một phần
không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.”
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/01/abc8.avif
Mặc
dù những cựu chiến binh Úc có thể tưởng nhớ những người đã ngã xuống ở Việt
Nam, nhưng nhiều chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa cảm thấy họ có thể không bao giờ có
được cơ hội tương tự. (Reuters: Khâm)
Ông
Tâm nói thêm rằng quyền của người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có người từ
miền Nam Việt Nam, “tương đương với bất kỳ công dân Việt Nam nào khác.”
Ông Trần Như Hùng cho biết việc tìm kiếm hài cốt những người lính Việt Nam Cộng
hòa mất tích vẫn là trận chiến vĩ đại nhất mà ông từng tham gia. Ông nói :
“Chúng
tôi không còn chính phủ đại diện cho mình nữa. Chúng tôi giống như bụi trần – mọi
người đều muốn quét chúng tôi đi cho khuất mắt.
Nhưng chúng tôi sẽ không ngừng chiến đấu. Những người lính đó đã hy sinh mạng sống
vì lý tưởng. Họ xứng đáng được ghi nhớ.”
(Trần Như Hùng)
©
2025 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
________________________
Nguồn: South Vietnamese want
to find and bury their war dead. Why is it so hard? | Najma Sambul |
https://www.abc.net.au/ | Jan. 25, 2025.
No comments:
Post a Comment