Sau
Trung ương giáp Tết: Tô Lâm từ “hào hai” sang “hào ba”
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
2025.01.28
https://www.rfa.org/vietnamese/binh-luan/2025/01/28/to-lam-hoi-nghi-trung-uong-kinh-dich-chinh-tri-viet-nam/
Hội
nghị Trung ương lần này đã làm sáng tỏ thêm vị thế chiến lược của Tổng Bí thư
Tô Lâm.
Tổng
Bí thư Tô Lâm (AFP)
Theo
các nhà nghiên cứu Kinh Dịch tại Hà Nội, diễn biến sau Hội nghị Trung ương lần
này đã làm sáng tỏ thêm vị thế chiến lược của Tổng Bí thư Tô Lâm. Cụ thể, nếu
giai đoạn trước Hội nghị được ví như “hào hai” trong Quẻ Nội Quái, nơi Hiển
Long (Rồng xuất hiện) báo hiệu sự phát triển năng lượng quyền lực, thì hiện nay
ông đang chuyển mình sang hào ba / Dược Long (Rồng bay). Đây là thời kỳ bản chất
quyền lực được củng cố, bộc lộ rõ ràng, và sẽ dẫn đến các động thái quyết liệt
nhằm thanh lọc bộ máy, đối phó các phe phái, hướng tới việc kiểm soát toàn diện
chính trường (1).
Quyền
lực TBT sau Hội nghị
Hội
nghị Trung ương ngày 23 – 24/01/2025 đánh dấu một cột mốc chưa từng có tiền lệ
khi Tổng Bí thư Tô Lâm đồng thời quy về một mối ba vị trí trọng yếu: Tổng Bí
thư, Thường trực Ban Bí thư, và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Cấu trúc
quyền lực “tam trụ” này tạo nên một nền tảng chưa từng có trong lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, đặt ông vào vị thế trung tâm, kiểm soát hoàn toàn từ hoạch định
chính sách đến giám sát nội bộ (2).
Nếu
đối chiếu với Kinh Dịch, thời kỳ này có thể được xem là sự chuyển tiếp từ Quẻ Nội
Quái (Càn: sức mạnh nội tại) sang Quẻ Ngoại Quái (Càn: biểu hiện sức mạnh ra
bên ngoài). Điều này báo hiệu không chỉ sự thăng hoa của quyền lực cá nhân mà
còn mang theo những trách nhiệm to lớn trong việc duy trì ổn định và dẫn dắt cải
cách đất nước.
Tuy
nhiên, cũng giống như ý nghĩa trong Kinh Dịch, “hào ba” là giai đoạn rồng bắt đầu
bay lên, đòi hỏi sự sáng suốt trong điều hành. Một bước đi sai lầm trong việc tập
trung quyền lực quá mức có thể dẫn đến “phi long tại điền” (rồng mắc kẹt trên mặt
đất) – tức là nguy cơ thất bại hoặc bị phản kháng từ các thế lực đối lập.
Tập
trung quyền lực không chỉ mở ra cánh cửa cho cải cách mà còn chứa đựng nguy cơ
tự mãn và lạm dụng. Trong Kinh Dịch, sự phát triển quyền lực theo từng giai đoạn
của quẻ Càn luôn nhấn mạnh yếu tố “minh triết” – sử dụng sức mạnh một cách
chính đáng, đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không, quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến sai lầm
chí tử, làm suy giảm niềm tin và kích hoạt các phản ứng tiêu cực trong nội bộ.
Hội
nghị Trung ương vừa qua được đánh giá là bước khởi đầu của giai đoạn mới, nơi Tổng
Bí thư Tô Lâm cần “dọn sạch bãi đáp” để tiến lên làm chủ hoàn toàn cơ cấu quyền
lực trước thềm Đại hội XIV. Đây có thể là sự khởi động của “hào bốn” – giai đoạn
“Rồng vượt cạn”, chuẩn bị cho các quyết sách lớn lao nhằm tái cấu trúc bộ máy
chính trị (3).
Trong
một động thái đáng chú ý, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng ba Huân chương cao
quý nhất cho các có và cựu lãnh đạo: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, và Nông
Đức Mạnh. Đây không chỉ là một diễn xuất về “đối nhân xử thế”, mà còn là một
phép thử tinh tế để đo lường lòng trung thành và xác định trong hơn 200 Ủy viên
Trung ương “ai sẽ là đệ tử của ai”.
Việc
này, khi nhìn dưới lăng kính Kinh Dịch, có thể được ví như việc chuẩn bị “địa lợi”
cho các bước đi chiến lược tiếp theo. Nó vừa tạo không gian chính trị thuận lợi,
vừa giúp Tô Lâm xác định rõ ràng các đồng minh và đối thủ tiềm tàng trong hệ thống.
Bản thân điều này cho thấy ông không hề coi thường các phe cánh cũ, mà ngược lại,
vẫn rất cảnh giác trước khả năng tái cấu trúc liên minh chính trị từ những nhân
tố cũ (4).
--------------
Những
lần Tô Lâm lấn quyền Lương Cường
Ông
Tô Lâm từng bước gạt bỏ di sản của ông Nguyễn Phú Trọng
“Kỷ
nguyên vươn mình” của Tô Lâm và “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình
---------------
Tầm
nhìn cải cách và rủi ro tiềm ẩn
Mặc
dù quyền lực hiện tại của Tô Lâm đang ở đỉnh cao, nhưng các đối thủ của ông
chưa hề “giã từ vũ khí”. Nếu không khéo léo trong cách vận hành và phân bổ quyền
lực, ông có thể rơi vào thế đối đầu căng thẳng với các thế lực ngầm.
Như
Kinh Dịch đã chỉ ra, “Rồng bay cao nhưng không thể mất cảnh giác với sấm sét”.
Tô Lâm có thể tận dụng quyền lực tập trung để thúc đẩy những cải cách mang tính
lịch sử, nhưng những nước đi này đòi hỏi sự cẩn trọng, minh bạch và khả năng kết
nối các lợi ích nhóm để tránh nguy cơ bị cô lập hoặc phản kháng mạnh mẽ.
Một
thách thức lớn đối với Tổng Bí thư Tô Lâm là quản lý đội ngũ cán bộ trong Đảng
và các cơ quan nhà nước. Việc kiểm soát nội bộ cần được thực hiện nghiêm ngặt,
nhưng trên nền tảng công bằng và minh bạch.
Vai
trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, do các cộng sự thân tín của ông lãnh đạo, sẽ
đặc biệt quan trọng trong bối cảnh này. Ủy ban cần được trao quyền thực hiện
các cuộc điều tra độc lập với các dấu hiệu tham nhũng, lạm quyền, hoặc vi phạm
kỷ luật. Bên cạnh việc xử lý nghiêm minh nhằm răn đe, việc này còn bảo vệ sự
liêm chính của Đảng, đồng thời củng cố niềm tin trong nội bộ.
Tuy
nhiên, ông Tô Lâm cần cảnh giác với các nhóm lợi ích hoặc những nhân vật thân
tín có thể lợi dụng uy tín của ông để mưu lợi cá nhân. Việc xây dựng một đội
ngũ lãnh đạo trung thực, tài năng, và tận tụy là yếu tố sống còn để duy trì sự ổn
định và hiệu quả của bộ máy chính trị (5).
Là
Tổng Bí thư, ông Tô Lâm không chỉ lãnh đạo Đảng mà còn phải đảm bảo sự phối hợp
hài hòa giữa các lực lượng chính trị và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa
quân đội, công an và nhân dân.
Một
vấn đề nhạy cảm gần đây là sự bất hòa tiềm tàng giữa ngành công an (nơi ông từng
lãnh đạo) và quân đội. Việc không để Chủ tịch nước Lương Cường – đại diện cho
quân đội – trao Huân chương Sao Vàng cho Nguyễn Tấn Dũng và Nông Đức Mạnh đã
gây ra dư luận trái chiều. Điều này làm nổi bật sự cần thiết của việc xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa các lãnh đạo quân đội và công an, không chỉ để đảm bảo
sự đoàn kết mà còn để duy trì sự ổn định trong hệ thống quyền lực (6).
Cải
cách thể chế: Nền tảng cho một “kỷ nguyên mới”
Quyền
lực tập trung sẽ chỉ phát huy giá trị nếu được sử dụng để thúc đẩy các cải cách
thể chế sâu rộng, đặt nền tảng cho một giai đoạn phát triển bền vững hơn. Cách
thức thể chế được hình thành sẽ quyết định sự thịnh vượng của quốc gia (7).
Một
số bước đi cải cách thể chế mà Tổng Bí thư Tô Lâm cần cân nhắc bao gồm:
·
Phân
cấp rõ ràng trách nhiệm giữa các bộ ngành: Loại bỏ tình trạng chồng chéo
trong các lĩnh vực như cấp lý lịch tư pháp, quản lý giấy phép lái xe, hay cai
nghiện. Các nhiệm vụ này nên được trả về đúng các cơ quan chuyên trách như Bộ
Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế.
·
Tăng
cường minh bạch và trách nhiệm giải trình: Các chính sách lớn cần được
công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành, vừa tăng tính dân chủ, vừa giảm
thiểu nguy cơ sai lầm, như trường hợp Nghị định 168 gần đây (8).
·
Đơn
giản hóa thủ tục hành chính: Hướng tới xây dựng một chính quyền hiệu quả,
gần gũi và phục vụ nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người
dân.
Một
vấn đề quan trọng khác mà ông Tô Lâm cần giải quyết là sự bất mãn ngày càng gia
tăng trong dân chúng. Những chính sách mang xu hướng “công an trị” nếu không được
kiểm soát sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
Để
khắc phục điều này, ông cần thay đổi tư duy lãnh đạo từ “kiểm soát” sang “phục
vụ.” Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng, “Còn Đảng thì còn mình” chỉ đúng nếu Đảng
thực sự là “đầy tớ của dân.” Để hiện thực hóa điều này, ngành công an – nơi ông
từng lãnh đạo – cần được định hướng lại để trở thành lực lượng phục vụ nhân dân
một cách chân thành, thay vì là công cụ đàn áp.
Một
số bước đi cụ thể bao gồm:
·
Tổ
chức các đợt học tập chính trị với khẩu hiệu: “Còn dân, còn mình.”
·
Tăng
cường các chương trình hỗ trợ dân sinh, cải thiện an ninh trật tự, và giúp đỡ
người dân trong các tình huống khó khăn.
·
Thay
đổi cách tiếp cận trong việc phạt hành chính, coi đây là biện pháp cuối cùng
thay vì thường xuyên áp dụng.
Tổng
Bí thư Tô Lâm đang ở ngã rẽ quan trọng của sự nghiệp chính trị, nơi ông không
chỉ cần củng cố quyền lực mà còn phải hiện thực hóa các mục tiêu cải cách. Hành
trình từ “hào ba” (rồng bay) đến “hào bốn” (rồng vượt cạn) đòi hỏi sự tỉnh táo,
minh triết, và khả năng hòa giải các lợi ích trong nội bộ lẫn ngoài xã hội. Quyền
lực tuyệt đối của ông có thể mở ra một “kỷ nguyên mới” trong lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, ông cần kết hợp sức mạnh nội tại
với sự minh bạch, khả năng kết nối và lòng tin của nhân dân.
------------------
Tham
khảo
(1
và 3) https://www.youtube.com/watch?v=nN4YOn6K31
(5) https://laodong.vn/thoi-su/tuyet-doi-khong-de-xay-ra-loi-ich-nhom-tac-dong-phap-luat-1418362.ldo
(6) https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/01/23/to-lam-luong-cuong-lan-quyen-vuot-mat/
---------------------------------------------------
*Bài
viết không thể hiện quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment