Ngoài Việt Nam, Tết
Nguyên đán được ăn mừng như thế nào?
BBC News Tiếng Việt
29
tháng 1 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg5y1ve8e1go
Tết
luôn đi kèm với quà tặng, những cuộc đoàn tụ với bạn bè và gia đình, và rất nhiều
món ăn như bánh bao, bánh gạo, quýt và rất nhiều món ăn truyền thống.
Được
coi là sự kiện quan trọng nhất trong năm đối với nhiều người ở châu Á và một số
cộng đồng người châu Á trên toàn thế giới, Tết Nguyên đán đại diện cho một khởi
đầu mới.
Một
lần nữa, hàng triệu người trên khắp thế giới đang đón mừng Tết Nguyên đán.
Trong
tiếng Quan Thoại, mọi người sẽ nói "xin nian kuai le" (tân niên khoái
lạc), còn trong tiếng Quảng Đông sẽ là "sang neen fai lok". Cả hai đều
đơn giản có nghĩa là "Chúc mừng năm mới".
Tuy
nhiên, một lời chúc phổ biến không kém trong hai ngôn ngữ này là "gong xi
fa cai" (cung hỷ phát tài) hoặc "gung hey fatt choy", mang ý
nghĩa "Chúc bạn phát tài".
Cùng
BBC điểm qua cách nhiều cộng đồng khác nhau ăn mừng ngày lễ này.
Lì
xì bao đỏ, nhưng đừng qua 'lằn ranh đỏ'
Ở Trung Quốc,
tặng lì xì là một trong những phong tục ăn mừng Tết Nguyên đán phổ biến nhất.
Thông thường,
người lớn tuổi trong gia đình sẽ tặng lì xì. Nhân viên hoặc người lao động cũng
có thể được nhận tiền lì xì.
Trong những
năm gần đây, ngày càng có nhiều người tặng lì xì qua mạng, đặc biệt là ở Trung
Quốc. Nhiều người tặng lì xì qua WeChat, ứng dụng mạng xã hội và thanh toán phổ
biến nhất ở quốc gia này.
Năm nay, Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo các cán bộ không được tặng hoặc nhận lì xì
WeChat hay bất kỳ quà tặng điện tử nào, vì điều đó có thể vượt qua "lằn
ranh đỏ". (Ở Trung Quốc, lì xì thường được để vào trong những phong bao
màu đỏ, WeChat cũng có tính năng gửi hồng bao.)
Đây không
phải là lần đầu tiên đảng này phát đi tín hiệu cảnh báo như vậy.
Vào năm
2023, cơ quan chống tham nhũng của đảng, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương,
cho biết việc nhận hối lộ đang "ngày càng kín đáo" với việc một số
người sử dụng lì xì điện tử như một "tấm áo tàng hình cho thẻ quà tặng".
Tung
gỏi cá, hứng dư dả
Ở
Singapore và Malaysia, không hiếm cảnh một nhóm ngồi xung quanh một cái đĩa gỏi
khá bự với hàng loạt thành phần, trong đó có rau củ thái sợi và cá sống.
Truyền thống
này là lohei và món gỏi được chế biến từ những nguyên liệu được coi là sẽ mang
lại điềm lành.
Cá là
nguyên liệu chính của món ăn này do từ "cá" (ngư, 魚) có âm giống với từ "dư" (餘) chỉ sự dồi dào.
Món gỏi
này được trộn lẫn bằng cách ném thật cao lên không trung. Quan niệm là ném càng
cao thì càng nhiều may mắn.
Hanbok
và Sabaetdon
Đối
với nhiều đứa trẻ ở Hàn Quốc, Tết Nguyên đán gắn liền với hai truyền thống thú
vị: mặc trang phục truyền thống hanbok và nhận tiền lì xì (sabaetdon).
Tết
Nguyên đán, Seollal trong tiếng Hàn, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất
ở Hàn Quốc, mang các thành viên gia đình lại với nhau.
Trẻ
em sẽ mặc hanbok rồi quỳ lạy, được gọi là Sabae, để tỏ lòng kính trọng đối với
người lớn tuổi. Đổi lại, người lớn tuổi sẽ đưa ra những lời khuyên và tặng một
món lì xì nhỏ.
Phóng
viên David Oh từ BBC Tiếng Hàn kể rằng vào thời thơ ấu của mình, việc nhận được
10.000 KRW (khoảng 170 ngàn VND) đã là một điều vô cùng đáng phấn khích.
Ngày
nay, mức tiền lì xì trung bình, saebae money, đã tăng lên 50.000 KRW (khoảng
860 ngàn VND).
No comments:
Post a Comment