Vực lên từ đống đổ
nát: Người Gaza bắt đầu bằng con số không
Paul Adams, Phóng viên
ngoại giao
BBC
News Tiếng Việt
29
tháng 1 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn4mlnmemnyo
Bằng
chân hoặc bằng xe, hành trình về nhà đã bắt đầu.
Đối
với người dân Gaza bị mất nhà cửa suốt 15 tháng qua, khoảng cách không xa – Dải
Gaza là một nơi nhỏ bé – nhưng chuyến đi hôm nay chỉ là khởi đầu cho một tương
lai vô cùng bấp bênh tại vùng đất bị chiến tranh tàn phá này.
Quy
mô cho việc hỗ trợ nhân đạo đang chờ đợi thật khó để tưởng tượng.
"Không
có cơ sở vật chất, không có dịch vụ, không có điện, không có nước, không có hạ
tầng," nhà báo người Gaza, Ghada el-Kurd, cho biết khi cô chuẩn bị quay về
nhà từ phía bắc của Deir el-Ba lau, nơi cô đã trú ẩn trong nhiều tháng qua.
"Chúng
tôi phải bắt đầu lại từ đầu, từ con số không."
Nhu
cầu cấp bách – thực phẩm và chỗ ở – đang bắt đầu được giải quyết.
"Viện
trợ đang đổ về với mức độ mà chúng tôi chưa từng thấy từ khi xung đột bắt đầu,"
Sam Rose từ Cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine
(UNRWA) cho biết.
"Chúng
tôi có thể đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về thực phẩm, nước, chăn màn, đồ dùng
vệ sinh. Nhưng ngoài điều đó, đây là một chặng đường dài, rất dài."
Tìm
nơi trú ẩn giữa đống đổ nát ở Gaza sẽ là một trong nhiều thách thức lớn và dài
hạn.
Khoảng
700.000 người đã phải di dời khỏi Gaza City và các khu vực lân cận trong những
tuần đầu của cuộc chiến. Một số lượng chưa xác định, có thể lên đến 400.000 người,
vẫn ở lại.
Một
số khu vực bị bỏ lại đã bị hủy diệt hoàn toàn, trong khi một số khác vẫn còn trụ
lại được.
Liên
Hợp Quốc ước tính khoảng 70% các công trình ở Dải Gaza đã bị hư hại hoặc phá hủy
kể từ tháng 10/2023, và phần lớn sự tàn phá nghiêm trọng nhất nằm ở khu vực
phía bắc.
Jabaliya,
nơi từng có dân số trước chiến tranh khoảng 200.000 người, một nửa trong số đó
tạm trú ở một trong những trại tị nạn lớn và lâu đời nhất Gaza, đã bị phá hủy gần
như hoàn toàn.
Rõ
ràng đối với nhiều người, những ngày sống trong lều vẫn còn rất xa mới kết
thúc.
Chính
quyền truyền thông của Hamas tại Gaza đã gửi một lời kêu gọi khẩn cấp yêu cầu
135.000 lều và nhà di động.
Liên
Hợp Quốc cho biết họ hiện có thể mang vào 20.000 chiếc lều đã bị kẹt ở biên giới
từ tháng Tám, cùng với một lượng lớn bạt và đệm. Nhưng họ thừa nhận sẽ gặp khó
khăn để đáp ứng nhu cầu đột ngột về chỗ ở.
"Đơn
giản là không có đủ số lượng lều sản xuất cho các hoạt động cứu trợ ở bất cứ
đâu trên thế giới," ông Rose cho biết.
VIDEO
: ''Họ đã xóa sổ chúng tôi''
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn4mlnmemnyo
Những
người đã ở lại phía bắc trong suốt cuộc chiến lo ngại rằng áp lực về chỗ ở, vốn
đã rất nghiêm trọng, sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi người dân trở về và tìm
cách quay lại những ngôi nhà bị bỏ trống hơn một năm qua.
"Có
một vấn đề lớn vì trước đây mọi người ở trong nhà của họ hàng hoặc bạn bè ở
phía nam," Asmaa Tayeh, người có gia đình phải rời khỏi Jabaliya nhưng
chưa bao giờ rời khỏi phía bắc, cho biết.
"Bây
giờ họ phải rời khỏi những ngôi nhà này và trả lại cho chủ nhà. Một loại hình
di dời mới vì thế mà bắt đầu."
Asmaa
cho biết bốn gia đình đã sống trong tòa nhà nơi cô ở và ba gia đình khác dự kiến
sẽ đến sớm. Cô nói việc thiếu không gian và sự riêng tư đã gây ra căng thẳng.
Sự
trở lại của người tị nạn cũng đang tạo ra những tác động dây chuyền khác.
"Hôm
nay tôi đến chợ để mua cá đông lạnh lần đầu tiên," Asmaa nói. "Nhưng
người bán hàng đã bắt đầu tăng giá."
Áp
lực đối với nguồn cung cấp nước và điện vốn đã khan hiếm cũng dự kiến sẽ tăng
lên.
Nhưng
bất chấp những khó khăn được dự đoán rộng rãi, những người trở về vẫn chia sẻ sự
nhẹ nhõm và kỳ vọng, đôi khi với những ngôn từ lạc quan.
"Chúng
tôi rất vui mừng khi trở lại phía bắc, nơi cuối cùng chúng tôi có thể tìm thấy
sự thoải mái," một người phụ nữ nói với BBC.
"Rời
xa những đau khổ mà chúng tôi phải chịu ở phía nam và trở về với sự đường hoàng
của Beit Hanoun."
Theo
những báo cáo gần đây từ Beit Hanoun – ở góc đông bắc xa nhất của Dải Gaza, gần
biên giới với Israel – không còn có thể nhận ra được thị trấn này nữa.
No comments:
Post a Comment