TIN TỔNG HỢP NGÀY 28/01/2025
*****
Tù lương tâm Đặng Đình Bách được trao giải nhân quyền
Người
Việt
January 28, 2025 :
11:58 AM
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/tu-luong-tam-dang-dinh-bach-duoc-trao-giai-nhan-quyen/
NEW YORK, Mỹ (NV) – Nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách đang bị cầm tù
tại Việt Nam được một tổ chức nhân quyền ở Mỹ vinh danh và trao tặng giải thưởng.
Tổ chức nhân quyền
Human Rights Fisrt (HRF) loan báo năm nay họ trao huân chương tự do Rober N,
Baldwin vì Nhân Quyền cho ông Đặng Đình Bách kèm theo một giải thưởng. Ông là
luật gia, tư vấn pháp lý cho các tổ chức hoạt động độc lập, bảo vệ môi trường độc
lập tại Việt Nam.
Tết Nguyên Đán : Ký ức khó quên của người nước ngoài từng
đón Tết tại Việt Nam
Đăng ngày: 29/01/2025
- 11:43
« Chúc mừng năm
mới, sức khỏe dồi dào ! »« Các quý ông quý bà, chúc mừng năm mới
và chúc sức khỏe ! »« Chúc mừng năm mới! May mắn và mạnh
khỏe ! »Mở đầu tạp chí
ngày mùng Một Tết Ất Tỵ là những lời chúc Tết bằng tiếng Việt của
Prométhée Spathis, Frank Legrand và Patrick Hiep Nguyen, 3 trong số những
người nước ngoài từng trải nghiệm đón Tết cổ truyền với người Việt
ngay tại Việt Nam và chia sẻ ký ức ngày Tết với RFI tiếng Việt.
Việt Nam chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ : Không khí
khác biệt giữa thành thị và nông thôn
Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày: 28/01/2025 - 13:16 - Sửa đổi ngày: 28/01/2025 - 15:22
Trong
vài giờ nữa là chúng ta bước sang năm Ất Tỵ, năm Con Rắn. Nhiều thành phố lớn
như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng tối nay, 28/01/2025, bắn pháo hoa để đón giao thừa
cũng như tổ chức nhiều hoạt động lễ hội.
Truyền
thống Tết của Sài Gòn thời xưa - Tạp chí đặc biệt
Thanh Phương - RFI
Nhờ
các học giả, nhà văn như Trịnh Hoài Đức, Trương Vĩnh Ký và gần hơn nữa là Vương
Hồng Sễn hay Sơn Nam, chúng ta biết được những sinh hoạt, tục lệ ngày Tết thời
cận đại, thời thế kỷ 19 của Sài Gòn, mà tên thời xưa là Phiên An hay Gia Định.
Đìu hiu ế ẩm, người bán hoa Tết ở Sài Gòn ‘đứng ngồi không yên’
Người Việt
January
27, 2025 : 3:55 PM
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) –
Nhiều tiểu thương bán hoa Tết ở Sài Gòn như “ngồi trên lửa” vì khung cảnh đìu
hiu ế ẩm, vắng khách chưa từng có dù đã 28 Tết.
Theo
ghi nhận của báo Dân Trí hôm 27 Tháng Giêng, tức 28 Tết, tại chợ hoa ở công
viên Gia Định, quận Gò Vấp, các loại hoa chơi Tết như cúc, mai, đào, hoa giấy,
quất cảnh… được bày bán dọc cả con đường Hoàng Minh Giám nhưng lượng khách loe
hoe, thỉnh thoảng có vài khách đi qua, ghé hỏi giá rồi tiếp tục đi khiến người
bán như “ngồi trên đống lửa.”
Nông dân trồng
cúc bảy màu ở Quảng Ngãi trúng mùa hoa Tết
Người Việt
January
28, 2025 : 7:32 PM
QUẢNG
NGÃI, Việt Nam (NV) –
Trồng ít, cộng với hoa từ Đà Lạt về không nhiều nên “cháy hàng” đã đẩy giá cúc
bảy màu tăng cao trước Tết Nguyên Đán.
Cúc
là một trong các giống hoa chủ đạo của 150 gia đình nông dân ở xã Nghĩa Hà,
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, trồng trong 30 năm qua trên diện tích 40
hécta ở bờ Nam sông Trà Khúc.
Người
bán hoa Tết ở Hà Nội ‘cắn răng hạ giá, phá cây dọn hàng’
Người Việt
January
28, 2025 : 6:32 PM
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) –
Giá đào, quất (tắc) và nhiều loại hoa Tết giảm phân nửa, thậm chí 1/3 vẫn không
có người mua, buộc nhiều nhà vườn phải chặt bỏ, ngậm ngùi về nhà đón Tết.
Theo
ghi nhận của báo Tuổi Trẻ hôm 28 Tháng Giêng, tức 29 Tết Ất Tỵ, tại nhiều tuyến
phố bán hoa như trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu – Nguyễn Thanh Bình; Lạc Long
Quân – Âu Cơ – Nghi Tàm… ở Hà Nội, nhiều cành đào huyền giá chỉ còn 1/3 so với
vài hôm trước nhưng chẳng có khách mua. Người bán mời mỏi miệng, người mua
không trả giá, lắc đầu bỏ đi.
Hàng
loạt căn nhà ở trung tâm Sài Gòn cháy rụi ngày cuối năm Giáp Thìn
Người Việt
January
28, 2025 : 1:32 PM
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) –
Chiều cuối năm Giáp Thìn, khói lửa bùng lên từ khu nhà ở quận 1, cách chợ Bến
Thành gần 2 cây số, làm nhiều người bên trong hốt hoảng tháo chạy ra ngoài.
Theo
báo VNExpress, khoảng 1 giờ trưa 28 Tháng Giêng, tức 29 Tết Ất Tỵ, một đám cháy
phát ra từ căn nhà cấp bốn trong con hẻm trên đường Trần Đình Xu, phường Cô
Giang, quận 1, Sài Gòn.
Hàng trăm triệu người Á Châu đón Tết Ất Tỵ 2025
Người Việt
January
28, 2025 : 9:02 PM
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/hang-tram-trieu-nguoi-a-chau-don-tet-at-ty-2025/
BẮC
KINH, Trung Quốc (NV) – Hàng trăm triệu người Á Châu tiễn năm cũ Giáp Thìn và
đón năm mới Ất Tỵ vào đêm Thứ Ba, 28 Tháng Giêng, theo AFP.
Thành
phố lớn khắp Á Châu, từ Manila của Philippines tới Sài Gòn của Việt Nam, tưng bừng
đón Năm Mới Âm Lịch 2025 bằng màn bắn pháo bông và trình diễn “drone” (máy bay
không người lái) rực rỡ cùng với nhiều chương trình nghệ thuật sôi động đêm
Giao Thừa hôm Thứ Ba.
Ứng
dụng AI giá rẻ DeepSeek của Trung Quốc làm thị trường chứng khoán Mỹ rầu rĩ
Người Việt
January
27, 2025 : 10:04 AM
HÀNG
CHÂU, Trung Quốc (NV) –
Cổ phiếu các đại công ty kỹ nghệ tại Hoa Kỳ rớt thê thảm sau khi một chatbot
chi phí lập trình thấp do một công ty trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence
– AI) do Trung Quốc kiến tạo trỗi dậy như vũ bão.
Ứng
dụng DeepSeek, ra mắt vào tuần trước, vượt qua các đối thủ gồm có ChatGPT thuộc
về OpenAI, trở thành ứng dụng miễn phí được người dùng tải xuống nhiều nhất tại
Hoa Kỳ, theo BBC.
Cổ
phiếu của các đại công ty kỹ nghệ tại Hoa Kỳ gồm có nhà sản xuất chip (vi mạch)
AI Nvidia, Microsoft và Meta đều giảm vào Thứ Hai, 27 Tháng Giêng.
Trí
tuệ nhân tạo: DeepSeek tiếp tục làm rúng động các thị trường chứng khoán
Thanh Phương
- RFI
Đăng ngày: 28/01/2025 - 12:10
Sau khi đã làm rúng động thị trường chứng
khoán Wall Street, ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek của Trung Quốc hôm nay,
28/01/2025, tiếp tục làm chao đảo thị trường chứng khoán châu Á.
Khi ‘chế độ đầu sỏ’ xuất hiện
ở Washington
Trúc Phương/Người Việt
January 20, 2025 : 5:23 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/khi-che-do-dau-so-xuat-hien-o-washington/#google_vignette
Không phải Kremlin thời hậu Liên Xô thập niên
1990, mà Washington của thế kỷ 21, nhưng khá giống nhau. Đó là sự thâm nhập của
giới tài phiệt chóp bu sâu vào Tòa Bạch Ốc và được phép công khai điều hành
chính sách quốc gia.
Sự ra đời chính thức của “Deep State,” một
nhà nước trong bóng tối
Trong thông điệp từ biệt quốc dân ngày 15
Tháng Giêng, 2025, Tổng Thống Joe Biden cảnh báo rằng nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị
đe dọa bởi một chế độ đầu sỏ (oligarchy) đang phát triển dữ dội. “Hôm nay, một
chế độ đầu sỏ đang hình thành ở Hoa Kỳ với sự giàu có, quyền lực và ảnh hưởng
vô cùng lớn, thực sự đe dọa toàn bộ nền dân chủ, các quyền cơ bản và quyền tự
do của chúng ta,” Tổng Thống Biden nói.
Mỹ:
Tư pháp liên bang đình chỉ quyết định của Trump tạm "đóng băng" tài
trợ công
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 29/01/2025 - 12:11Sửa đổi ngày: 29/01/2025 - 13:00
Hôm
qua, 28/01/2025, một thẩm phán liên bang tại Washington đã quyết định đình chỉ
lệnh của tổng thống Donald Trump, « đóng băng » hàng loạt kế hoạch
tài trợ công, được đưa ra tối thứ Hai 27/01. Theo Nhà Trắng, việc "đóng
băng" tài trợ công nhằm xem xét để bảo đảm là các nguồn tài chính này tuân
thủ « các đòi hỏi của tổng thống ». Cắt giảm mạnh chi tiêu công là một
trong các cam kết tranh cử chính của Donald Trump.
Trong
một tuần, Mêhicô đã tiếp nhận 4.000 di dân bị Mỹ trục xuất
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 28/01/2025 - 12:06
Tổng
thống Mêhicô Claudia Sheinbaum hôm qua thông báo nước này đã tiếp nhận tổng cộng
4.000 di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, đa số là công dân Mêhicô, kể từ khi tân
tổng thống Donald Trump lên nhậm chức cách đây một tuần. Tuy nhiên, theo
bà Sheinbaum, số di dân bị Mỹ trục cho tới nay không tăng đáng kể.
Nếu không ‘mướn
Mễ’ thì nguồn lao động Mỹ kiếm đâu ra?
Trúc Phương/Người Việt
January
27, 2025 : 4:23 PM
“Mướn
dân Mễ” là cụm từ rất quen thuộc với những người sống ở Mỹ. “Dân Mễ” ở đây
không chỉ là dân gốc Mexico mà hàm ý nguồn lao động chân tay đến từ các quốc
gia Nam Mỹ. Chỉ bằng việc quan sát bình thường, có thể thấy nước Mỹ cần nguồn
lao động này nhiều như thế nào, từ người làm vườn, giúp việc nhà, thợ cầu đường,
đến công nhân xây dựng…
Tẩu hỏa
nhập ma rồi: Trump đòi ‘tống’ 30,000 di dân lậu qua Cuba
Đỗ Dzũng | NGƯỜI VIỆT TV
January
29, 2025 : 7:00 PM
Tẩu
hỏa nhập ma rồi: Trump đòi ‘tống’ 30,000 di dân lậu qua Cuba
Tổng
Thống Donald Trump hôm Thứ Tư, 29 Tháng Giêng, ra lệnh Bộ Quốc Phòng và Bộ Nội
An tìm cách trục xuất 30,000 di dân bất hợp pháp sang Guantanamo, Cuba.
Sau khi Mỹ gây áp lực, Colombia chịu nhận các chuyến bay trục xuất di dân
Người Việt
January
27, 2025 : 5:43 AM
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/sau-khi-my-gay-ap-colombia-chiu-nhan-cac-chuyen-bay-truc-xuat-di-dan/
BOGOTA,
Colombia (NV)
– Tòa Bạch Ốc tuyên bố đạt được thỏa thuận với Colombia về việc chấp nhận các
chuyến bay chở di dân bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật, 26 Tháng Giêng,
vài giờ sau khi Tổng Thống Donald Trump đe dọa đánh thuế nhập cảng cao cùng các
lệnh trừng phạt khác nhắm vào quốc gia hợp tác với Hoa Kỳ lâu năm.
Là
hai quốc gia hợp tác lâu năm trên các nỗ lực chống buôn bán ma túy, Hoa Kỳ và
Colombia đụng độ hôm Chủ Nhật trong vấn đề trục xuất di dân. Trump quyết định
phải dạy cho Colombia một bài học để làm gương cho những quốc gia nào còn muốn
chặn đà tiến trong chương trình nghị sự của ông.
Ấn
Độ : Giẫm đạp tại lễ hội khiến ít nhất 15 người chết
Phan
Minh - RFI
Đăng
ngày: 29/01/2025 - 12:19 - Sửa đổi ngày: 29/01/2025 - 12:33
Hôm
nay 29/01/2025, đã xảy ra một vụ giẫm đạp chết người tại Kumbh Mela, lễ
hội tôn giáo lớn nhất thế giới ở Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt
mạng và nhiều người khác bị thương. Thủ tướng Narendra Modi đã gửi lời
chia buồn tới gia đình những người thiệt mạng và chúc các nạn nhân bị
thương mau chóng hồi phục.
«
Rắn lành, rắn độc » trong truyền thuyết phương Tây
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 28/01/2025 - 14:38
Con
Rắn khi là ẩn dụ của sự cám dỗ, độc ác, xấu xa, lúc lại là biểu tượng của sự
thông thái, là hình tượng của sự tuần hoàn trong tạo hóa. Hình ảnh của con rắn
luôn ẩn hiện trong những tác phẩm của hai nhà văn Pháp Gustave Flaubert và
Michel Tournier. Theo truyền thuyết Ai Cập và Hy Lạp con Rắn là hiện thân của Đất
Mẹ sinh ra muôn loài. Theo nghiên cứu của ngân hàng Mỹ JP Morgan trong 12 con
giáp, năm Tỵ là thường không là thời điểm tốt để đầu tư.
Thế
giới tiến thêm một giây đến “giờ tận thế”
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 29/01/2025 - 13:40
Đồng
hồ Ngày tận thế, biểu tượng cho nguy cơ sắp xảy ra một thảm họa toàn cầu, hôm
qua, 29/01/2025, vừa được các nhà khoa học dịch chuyển thêm một giây đến nửa
đêm, thời khắc được coi như là “tiếng chuông định mệnh” cho
nhân loại. Nhóm các nhà khoa học đặc trách dự án mang tính biểu tượng này từ
năm 1947 đã thiết lập giờ mới: nửa đêm trừ 89 giây.
Chẳng có tương lai
nào cho địa ngục trần gian Gaza
Trúc Phương/Người Việt
January
23, 2025 : 9:32 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/chang-co-tuong-lai-nao-cho-dia-nguc-tran-gian-gaza/#google_vignette
Trong
một phúc trình gần đây, Liên Hiệp Quốc nhận định rằng nếu chiến tranh kết thúc
vào ngày mai và Gaza trở lại nguyên trạng trước cuộc tấn công của Hamas vào
Israel ngày 7 Tháng Mười, 2023, thì nền kinh tế bị tàn phá tan tành thành bình
địa của Gaza có thể mất 350 năm để trở lại mức trước chiến tranh!
Liên
minh Nga - Triều gây khó cho việc nối lại đàm phán Trump - Kim
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 28/01/2025 - 14:00
Ngày
23/01/2025, trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Fox New, tổng thống Mỹ
Donald Trump cho rằng lãnh đạo Kim Jong Un là « một tay thông minh »,
nhìn nhận Bắc Triều Tiên là « cường quốc hạt nhân », đồng thời thể hiện
mong muốn nối lại tiến trình đàm phán đưa ra năm 2018. Liệu đề xuất này của ông
có khả thi khi đã một lần bị Bình Nhưỡng đánh giá là « bội lời » và
nhất là trong bối cảnh quan hệ Nga – Triều trong « tuần trăng mật » ?
Chấm
dứt quyền công dân Mỹ theo nơi sinh là đảo ngược hơn trăm năm tiền lệ
28/01/2025
Tổng thống
Donald Trump từ nhiệm kỳ đầu tiên từng tuyên bố muốn chấm dứt quyền công dân
theo nơi sinh, một quyền hiến định dành cho mọi người sinh ra tại Hoa Kỳ.
Tuần
này, ông đã ban hành một sắc lệnh nhằm xóa bỏ quyền này, đảo ngược hơn một thế
kỷ tiền lệ. Tuy nhiên, vào ngày 23/1, một thẩm phán liên bang đã tạm thời chặn
sắc lệnh này sau khi 22 tiểu bang nhanh chóng nộp đơn kiện.
https://gdb.voanews.com/1ab0694b-8ca8-4f4a-916b-3f941984f9d5_w1023_r1_s.jpg
Tổng
chưởng lý Washington Nick Brown họp báo sau khi vào ngày 23/1, một thẩm phán
liên bang đã tạm thời chặn sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump chấm dứt quyền
công dân theo nơi sinh.
Trong
nhiều năm qua, nhiều nhóm bị áp bức hoặc thiểu số đã giành được quyền công dân
Mỹ sau các cuộc chiến pháp lý khó khăn.
Quyền
công dân cho người Mỹ bản địa
Người
Mỹ bản địa đã được cấp quyền công dân Hoa Kỳ vào năm 1924. Bộ Tư pháp đã trích
dẫn tình trạng của họ như một phép loại suy về mặt pháp lý để biện minh cho sắc
lệnh của ông Trump tại tòa án.
Lập
luận rằng “việc sinh ra tại Hoa Kỳ không tự nó mang lại cho một người quyền
công dân, mà người đó cũng phải ‘thuộc thẩm quyền tài phán’ của Hoa Kỳ”. Bộ này
nêu ra một trường hợp từ năm 1884 cho thấy các thành viên của bộ lạc người da đỏ
“không ‘thuộc thẩm quyền tài phán’ của Hoa Kỳ và không có quyền công dân theo
hiến pháp”, Bộ nói.
Nhiều
học giả có quan điểm không mấy tích cực về tính hợp lệ của phép so sánh đó.
Ông
Gerald L. Neuman, giáo sư luật quốc tế, luật đối ngoại và luật so sánh tại Trường
Luật Harvard, cho rằng đây không phải là một lập luận pháp lý tốt hay thậm chí
là mới. “Nhưng nó có một phong trào chính trị lớn hơn đằng sau nó, và nó được kết
hợp vào một mức độ bài ngoại và định kiến được thể hiện công khai”.
“Đó
không phải là một phép so sánh hợp lệ”, ông Leo Chavez, giáo sư và tác giả tại
Đại học Irvine của California, người nghiên cứu về di cư quốc tế, nói. “Họ sử dụng
sức nóng của chủng tộc để đưa ra một lập luận chính trị thay vì một lập luận
pháp lý”.
“Họ
đang đào sâu vào các vụ án cũ, cổ xưa của người da đỏ, tìm ra những điểm phân
biệt chủng tộc nhất có thể để giành chiến thắng”, ông Matthew Fletcher, giáo sư
luật tại Đại học Michigan và là thành viên của Bộ lạc Grand Traverse Band của
người da đỏ Ottawa và Chippewa, nói.
Đối
với hậu duệ gốc Latin và Mexico
Ngoài
lệnh về quyền công dân theo nơi sinh, ông Trump đã chỉ đạo mở rộng các vụ bắt
giữ di dân đến các địa điểm nhạy cảm như trường học. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt
đối với tiểu bang biên giới New Mexico, nơi quyền công dân Hoa Kỳ được mở rộng
vào năm 1848 cho cư dân gốc Mexico và Latin theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo, hiệp
ước đã chấm dứt chiến tranh Hoa Kỳ-Mexico.
Hiến
pháp năm 1912 của tiểu bang bao gồm một cam kết nói rằng “trẻ em gốc Latin ở tiểu
bang New Mexico sẽ không bao giờ bị từ chối quyền và đặc quyền được nhập học và
theo học tại các trường công lập… và chúng sẽ không bao giờ được xếp vào các
trường riêng biệt, nhưng sẽ mãi mãi được hưởng sự bình đẳng hoàn toàn với những
đứa trẻ khác”.
Tổng
chưởng lý tiểu bang Raúl Torrez đã nhấn mạnh điều khoản đó trong hướng dẫn cho
các trường từ mẫu giáo tới lớp 12 về cách ứng phó với các lệnh giám sát, lệnh bắt
và trát đòi hầu tòa có thể xảy ra của cơ quan di trú. Hướng dẫn lưu ý rằng trẻ
em không thể bị từ chối quyền tiếp cận giáo dục công dựa trên tình trạng nhập
cư, trích dẫn tiền lệ của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Đối
với người nô lệ
Vấn
đề liệu người nô lệ có đủ điều kiện để trở thành công dân Hoa Kỳ hay không đã
trở thành vấn đề nổi cộm vào năm 1857 khi Tòa án Tối cao ra phán quyết 7-2 chống
lại Dred Scott, một nô lệ, và nỗ lực kiện đòi tự do của ông. Trong quyết định của
mình, tòa án cho biết người da đen không có quyền công dân và thậm chí còn
tuyên bố rằng họ thấp kém hơn người da trắng.
Phán
quyết Dred Scott đã góp phần vào sự khởi đầu của Nội chiến. Với chiến thắng của
miền Bắc trước miền Nam, chế độ nô lệ đã bị cấm. Trong số các biện pháp bảo vệ
theo hiến pháp dành cho những người từng là nô lệ, Quốc hội đã phê chuẩn Tu
chính án thứ 14 vào năm 1868, đảm bảo quyền công dân cho tất cả mọi người, bao
gồm cả người da đen.
“Tất
cả những người sinh ra hoặc nhập tịch tại Hoa Kỳ và chịu quyền tài phán của Hoa
Kỳ đều là công dân của Hoa Kỳ và của Tiểu bang nơi họ cư trú”, Tu chính án thứ
14 nêu rõ. “Không Tiểu bang nào được ban hành hoặc thực thi bất kỳ luật nào hạn
chế các đặc quyền hoặc quyền miễn trừ của công dân Hoa Kỳ”.
Điều
đó về cơ bản đã vô hiệu hóa phán quyết Dred Scott.
Đối
với con cái của di dân
Tất
cả con cái của di dân sinh ra tại Hoa Kỳ đều có quyền công dân nhờ một người
đàn ông Trung Quốc với vụ kiện mang tính bước ngoặt năm 1898 đã được đưa lên tận
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Ông
Wong Kim Ark sinh ra tại San Francisco với cha mẹ là người Trung Quốc. Nhưng
khi ông cố gắng trở về Hoa Kỳ sau chuyến thăm quốc gia đó, chính phủ đã từ chối
cho ông nhập cảnh trở lại theo Đạo luật Loại trừ Người Trung Quốc năm 1882, hạn
chế nhập cư từ Trung Quốc và cấm người nhập cư Trung Quốc trở thành công dân
Hoa Kỳ.
Ông
Wong lập luận rằng ông là công dân vì ông sinh ra ở Hoa Kỳ. Để đứng về phía
ông, Tòa án Tối cao đã nêu rõ rằng điều khoản về quyền công dân của Tu chính án
thứ 14 tự động trao quyền công dân cho tất cả những người sinh ra ở Hoa Kỳ bất
kể tình trạng của cha mẹ họ.
Trong
quyết định 6-2, tòa án cho biết việc từ chối quyền công dân của ông Wong vì cha
mẹ ông sẽ là “từ chối quyền công dân đối với hàng nghìn người có cha mẹ là người
Anh, Scotland, Ireland, Đức hoặc người châu Âu khác, những người luôn được coi
và đối xử như công dân Hoa Kỳ”.
Ông
Bill Ong Hing, giáo sư tại Trường Luật thuộc Đại học San Francisco, cho biết
phán quyết này là một sự nhẹ nhõm lớn đối với cộng đồng người Hoa vì có bằng chứng
cho thấy những người khác cũng bị từ chối nhập cảnh. Họ mang theo giấy khai
sinh và nộp đơn xin hộ chiếu chứng minh rằng họ sinh ra ở Hoa Kỳ.
Ông
Hing nói “Toà án Tối cao chỉ tập trung vào câu hỏi ‘Bạn có phải chịu quyền tài
phán của Hoa Kỳ khi bạn sinh ra ở đây không’?” “Và câu trả lời là có.”
Ông
Hing là một trong những nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Hoa chỉ trích lệnh của ông
Trump trong cuộc họp báo hôm 24/1 tại Hiệp hội từ thiện hợp nhất của người Hoa ở
Phố Tàu San Francisco. Hiệp hội đã giúp ông Wong giải quyết vụ kiện của ông.
Bà
Annie Lee, giám đốc chính sách của tổ chức Chinese for Affirmative Action, cho
biết sắc lệnh của ông Trump ảnh hưởng đến tất cả di dân và con cái của họ, bất
kể tình trạng pháp lý.
“Khi
một người đàn ông phân biệt chủng tộc hét vào mặt tôi bảo tôi quay về nước, ông
ta không biết hoặc không quan tâm liệu tôi có phải là công dân Hoa Kỳ hay
không, liệu tôi có ở đây theo visa lao động hay không hoặc liệu tôi có phải là
người không có giấy tờ hay không,” bà nói. “Ông ta nhìn tôi và cảm thấy như tôi
không thuộc về nơi này. Vì vậy, đừng nhầm lẫn rằng chủ nghĩa da trắng thượng đẳng
thúc đẩy sắc lệnh bất hợp pháp này ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.”
-----------------------------
LIÊN
QUAN
Thẩm
phán chặn sắc lệnh của ông Trump về quyền có quốc tịch theo nơi sinh
24/01/2025
Ông
Trump bị kiện về lệnh bác quyền có quốc tịch Mỹ theo nơi sinh
22/01/2025
Đoàn Bảo Châu, dịch
27/01/2025
https://baotiengdan.com/2025/01/27/fck-off-mister-trump/
Một
nghị sĩ Đan Mạch, ông Anders Reason đã không kiêng dè lời lẽ khi nói về Tổng thống
Trump và Greenland.
Nghị
sĩ Anders Reason: “Thưa Tổng thống Trump, hãy lắng nghe thật kỹ. Greenland
đã là một phần của Vương quốc Đan Mạch trong suốt 800 năm. Đó là một phần không
thể tách rời của đất nước chúng tôi. Và nó không phải để bán. Để tôi nói bằng
những từ mà ông có thể hiểu: Ông Trump, biến mẹ ông đi! (F..k off)“.
VIDEO
:
F**k
Off Mister Trump, F***…” Danish official has message for Trump
https://www.youtube.com/watch?v=lnncTE2XTXU
Phóng
viên:
“Chúng tôi hiện đang trò chuyện với Anders Reason, thành viên nghị viện châu Âu
của Đan Mạch, người đã thẳng thừng chỉ trích Tổng thống Trump. Cảm ơn ông đã
dành thời gian, đặc biệt là vào giờ muộn thế này.
Ông
đã sử dụng ngôn ngữ rất mạnh mẽ để nhắm vào Tổng thống Mỹ. Vì sao ông lại quyết
định sử dụng ngôn từ như vậy?“
Anders
Reason:
“Có hai lý do. Thứ nhất, việc Tổng thống Trump muốn thâu tóm một lãnh thổ đã
thuộc về Đan Mạch từ thế kỷ thứ 10 là hoàn toàn không thể chấp nhận được, bởi
đây là sự vi phạm chủ quyền của Đan Mạch.
Greenland
đã là một phần của Đan Mạch ba lần lâu hơn cả thời gian Hoa Kỳ tồn tại. Thứ
hai, chúng tôi cảm thấy chính phủ Đan Mạch đã không có lập trường rõ ràng và mạnh
mẽ trước động thái này từ phía Hoa Kỳ”.
*
Phóng
viên:
“Nhưng Phó Chủ tịch Nghị viện của ông lại không hài lòng với cách sử dụng ngôn
từ của ông. Họ đã nói rằng: ‘Trong ngôi nhà dân chủ này, dù có nghĩ gì về ông
Trump, chúng ta không thể sử dụng loại ngôn ngữ như vậy.’ Ông có hối hận về điều
này không?”
Anders
Reason:
“Không, tôi không hối hận. Nghị viện châu Âu có cách hiểu khá mâu thuẫn về các
quy tắc này. Có thể gọi người khác là phát xít, phân biệt chủng tộc hay cộng sản,
nhưng không được phép sử dụng ngôn từ mà chính ông Trump đã sử dụng khi nói về
các tướng lĩnh hàng đầu ở Lầu Năm Góc. Nếu họ có vấn đề, họ có thể trao đổi trực
tiếp với tôi”.
*
Phóng
viên:
“Ông đã nói rằng yêu cầu mua Greenland là một sự xúc phạm với người dân
Greenland và Đan Mạch. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn khẳng định rằng Đan Mạch
và Greenland sẽ muốn thực hiện một thỏa thuận. Ông nghĩ điều này có khả năng xảy
ra không?”
Anders
Reason:
“Không, vì hai lý do. Thứ nhất, về vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ, chúng tôi
luôn nghiêm túc với mối quan ngại này, vì chúng tôi là đồng minh NATO. Hoa Kỳ
đã có hiện diện quân sự ở Greenland từ năm 1941, và Đan Mạch đã đáp ứng mọi yêu
cầu an ninh của Mỹ.
Thứ
hai, về vấn đề kinh tế, người dân Greenland đã có quyền biểu quyết đầy đủ trong
nghị viện Đan Mạch, được đại diện vượt mức, và có một thỏa thuận kinh tế rất có
lợi với Đan Mạch. Rất khó để lập luận rằng Hoa Kỳ có thể mang lại một thỏa thuận
tốt hơn cho họ.”
*
Phóng
viên:
“Cảm ơn ông Anders Reason vì đã dành thời gian trò chuyện. Tôi rất trân trọng
điều này”.
VIDEO
:
Danish
official explains why he told Trump to 'f*** off'
https://www.youtube.com/watch?v=97AdlAg3b_w
Bắc
Kinh nói sẵn sàng nhận công dân Trung Quốc bị Mỹ trục xuất
28/01/2025
Trung
Quốc ngày 27/1 tuyên bố sẵn sàng hồi hương những ai được xác nhận là công dân
Trung Quốc bị Hoa Kỳ trục xuất, giữa bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe
dọa áp thuế quan và chế tài một số quốc gia nếu họ không hợp tác trong việc tiếp
nhận những người bị trục xuất.
https://gdb.voanews.com/66b5f824-0b7c-4c69-83fb-a9f9361dee33_w1023_r1_s.jpg
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 27/1/2025 nói “Về vấn đề hồi
hương, nguyên tắc của Trung Quốc là tiếp nhận những người hồi hương được xác nhận
là công dân Trung Quốc từ Trung Quốc đại lục sau khi kiểm chứng.”
Trong
những tháng gần đây, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ đã đưa năm chuyến
bay thuê bao đến Trung Quốc chở hàng trăm công dân Trung Quốc được cho là không
có cơ sở pháp lý để ở lại Hoa Kỳ.
Tuy
nhiên, các quan chức Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã thất vọng vì những gì họ nói
là sự từ chối hợp tác lâu dài của Bắc Kinh trong việc hồi hương bằng cách từ chối
cấp giấy tờ.
Bộ
này đã cảnh báo về những hậu quả leo thang đối với các quan chức Trung Quốc,
bao gồm cả các chế tài visa, vì từ chối tiếp nhận hàng chục nghìn công dân
Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã bị lệnh trục xuất.
“Chúng
tôi đã tiến hành hợp tác thực tế với các cơ quan di trú và thực thi pháp luật của
Hoa Kỳ và các quốc gia khác, và điều này đã mang lại hiệu quả”, phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo
thường kỳ ở Bắc Kinh.
“Về
vấn đề hồi hương, nguyên tắc của Trung Quốc là tiếp nhận những người hồi hương
được xác nhận là công dân Trung Quốc từ Trung Quốc đại lục sau khi kiểm chứng”,
bà Mao cho biết, khi được hỏi liệu Trung Quốc có tiếp nhận lại những công dân
Trung Quốc đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp hoặc không có giấy tờ hay không.
Ông
Trump trong ngày đầu tiên nhậm chức hôm 20/1 đã tuyên bố nhập cư bất hợp pháp
là tình trạng khẩn cấp quốc gia, giao nhiệm vụ cho quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ an
ninh biên giới, ban hành lệnh cấm rộng rãi về tị nạn và thực hiện các bước hạn
chế quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ mà cha mẹ không phải là
công dân hay thường trú nhân hợp pháp.
Tổng
thống đảng Cộng hòa nói các động thái này là cần thiết sau khi hàng triệu di
dân vào Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Biden, cả nhập cư bất hợp pháp và thông
qua các chương trình nhập cảnh hợp pháp của Biden.
“Chúng
tôi hy vọng tất cả các quốc gia sẽ chấp nhận hồi hương những công dân của họ
đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc
Brian Hughes cho biết khi được hỏi về phát biểu của Trung Quốc.
Số
lượng công dân Trung Quốc bị phát hiện vượt biên giới bất hợp pháp vào Mỹ đã
tăng vọt trong những năm gần đây, từ con số không đáng kể lên đến hàng chục
nghìn người, khi nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với những trở ngại và việc xin
visa Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn do các hạn chế của COVID.
Ông
Trump đã đe dọa áp dụng thuế quan và chế tài đối với Colombia để trừng phạt nước
này vì trước đó đã từ chối chấp nhận các chuyến bay quân sự chở những người bị
trục xuất. Tòa Bạch Ốc hôm 26/1 cho hay sẽ không áp dụng các hình phạt đã đe dọa
vì quốc gia Nam Mỹ này đã đồng ý tiếp nhận di dân.
Ông
Trump cũng cho biết ông đang cân nhắc áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ
Canada và Mexico vào ngày 1 tháng 2 để thúc đẩy các hành động tiếp theo chống lại
tình trạng nhập cư bất hợp pháp và dòng fentanyl chảy vào Hoa Kỳ.
==================================
LIÊN
QUAN
Chính
quyền Trump đang nhắm tới các di dân nhập cảnh hợp pháp dưới thời Biden
25/01/2025
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật
đầu tiên để Trump ký ban hành về giam giữ người nhập cư
23/01/2025
Chính
quyền Trump cảnh cáo các địa phương chớ kháng cự cuộc trấn áp di dân
23/01/2025
Ông
Trump bị kiện về lệnh bác quyền có quốc tịch Mỹ theo nơi sinh
22/01/2025
Chuyên
gia: Chế tài của Trump có thể buộc Putin ngồi vào bàn đàm phán
Nga
phát hành sách giáo khoa nói Moscow ‘bị buộc’ phải vào Ukraine
No comments:
Post a Comment