Tranh cãi về tác giả
bức ảnh lịch sử Em bé Napalm
BBC News Tiếng Việt
27
tháng 1 2025, 18:29 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8r5vxy0357o
Một
bộ phim tài liệu mới gây tranh cãi, The Stringer (tạm dịch là
Nhà báo tự do), tuyên bố đã tiết lộ một vụ bê bối đằng sau một trong những bức ảnh
thời chiến mang tính biểu tượng nhất của thế kỷ 20, bức ảnh Em bé Napalm.
Ông Nick Út (trái) và ông Nguyễn Thành Nghệ
đang vướng vào cuộc tranh cãi ai là tác giả bức ảnh lịch sử Em bé Napalm
Phim
The Stringer được công chiếu tại Liên hoan phim Sundance ở Park City, Utah, vào
thứ Bảy, ngày 25/1.
Phim
The Stringer khẳng định rằng một nhiếp ảnh gia tự do người Việt Nam ít được biết
đến, ông Nguyễn Thành Nghệ, chính là tác giả của bức ảnh.
Bộ
phim bao gồm các cuộc phỏng vấn và bằng chứng thu thập được trong cuộc điều tra
kéo dài hai năm để chứng minh rằng ông Nick Út đã bị ghi nhầm là người chụp bức
ảnh.
Cuộc
điều tra do cựu nhiếp ảnh gia chiến tranh Gary Knight chỉ đạo. Ông Knight cũng
là người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận VII Foundation, nơi đào tạo các nhà báo
từ các quốc gia đang phát triển.
Trong
hơn 50 năm qua, nhiếp ảnh gia Nick Út, nhân viên đã nghỉ hưu của Associated
Press (AP), được ghi nhận là người chụp "Em bé Napalm" - bức ảnh mang
về cho ông giải thưởng Pulitzer danh giá.
Bức
ảnh cho thấy một bé gái Việt Nam trần truồng chạy trên một con đường ở Nam Việt
Nam sau khi bị bỏng nặng trong một cuộc tấn công bằng bom napalm vào làng Trảng
Bàng ngày 8/6/1972.
Các
nhà làm phim còn thuê cả một nhóm giám định pháp y của Pháp, INDEX, để giúp xác
định khả năng ông Nick Út có ở vị trí để chụp được bức ảnh này hay không.
Nhóm
pháp y kết luận rằng khả năng ông Nick Út đã chụp bức ảnh này là rất thấp.
Cả
ông Nick Út và AP đều phản đối thông tin này.
Trong
một tuyên bố đăng ngày 26/1, hãng AP nói rằng họ ''bất ngờ và thật vọng'' vì bộ
phim nói rằng hãng đã xem tài liệu của phim và coi nhẹ các cáo buộc, mặc dù AP
cho biết họ không được tiếp cận toàn bộ nội dung phim tài liệu cho đến khi phim
được công chiếu.
Bà
Kim Phúc (trái) và ông Nick Út cùng bức ảnh Em bé Napalm
Trong
nhiều năm qua, nhiếp ảnh gia Nick Út đã kể lại trong nhiều cuộc phỏng vấn việc
ông đã chụp bức ảnh Em bé Napalm như thế nào.
"Tôi
nhìn vào ống kính máy ảnh của mình [và] tôi thấy cô bé đang chạy khỏi đám khói
đen,'' ông Nick Út nói với đài NBC News năm 2017. ''Tôi tự hỏi, 'Tại sao
cô bé không mặc quần áo?' Và tôi chạy và chụp rất nhiều ảnh về em bé gái
đó."
Đạo
diễn phim The Stringer, ông Bảo Nguyễn cùng nhà sản xuất Fiona Turner và
Terri Lichstein tuyên bố sẽ làm sáng tỏ vụ việc.
James
Hornstein, một luật sư đại diện cho ông Nick Út, nói với hãng tin National
Catholic Reporter (NCR) rằng ông đã gửi một lá thư tới nhà phân phối phim và
Liên hoan phim Sundance hôm 15/1, cảnh báo rằng họ sẽ "gánh chịu hậu quả của
việc phỉ báng Nick Út" nếu bộ phim được trình chiếu.
"Tất
cả các bằng chứng, mọi chi tiết trong lịch sử, đều cho thấy bức ảnh này do Nick
Út chụp, và không có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh điều ngược lại,"
ông Hornstein nói.
Ông
Nguyễn Thành Nghệ mới là tác giả?
Đạo
diễn Bảo Nguyễn, ông Nguyễn Thành Nghệ và ông Gary Knight tham dự buổi ra mắt
"The Stringer" trong Liên hoan phim Sundance 2025 tại Rạp Ray vào
ngày 25/1/2025 tại Park City, Utah
Ông
Nguyễn Thành Nghệ, 87 tuổi, hiện sống tại California, Mỹ, đã tuyên bố mình là
tác giả của bức ảnh "Em bé Napalm" trong bộ phim tài liệu The
Stringer và bên lề buổi ra mắt phim ở Utah.
Trong
phần hỏi đáp sau buổi chiếu phim, ông Nghệ nói qua người phiên dịch rằng
"Tôi đã chụp bức ảnh đó", nhưng không nói lý do tại sao sau hàng chục
năm ông mới tuyên bố việc này.
Ông
Nghệ nói rằng ông đã chụp bức ảnh vào ngày 8/6/1972 khi ông đến thị trấn Trảng
Bàng với tư cách là tài xế cho một đoàn nhà báo của NBC.
Ông
nói ông đã bán bức ảnh cho AP với giá 20 USD và họ đã đưa cho ông một bản in bức
ảnh mà sau đó vợ ông đã xé đi. Lý do là bà do không muốn các con mình phải nhìn
thấy các cảnh kinh hoàng này, theo lời kể của con gái ông Nghệ, cô Jannie
Nguyen, người cũng xuất hiện trong bộ phim.
Trong
khi đó, AP hôm 15/1 đã công bố một báo cáo dài 22 trang mà hãng này cho
biết là dựa trên một cuộc điều tra kéo dài sáu tháng của chính hãng này về bức ảnh
Em bé Napalm.
AP
nói rằng cuộc điều tra của họ dựa trên "một phần thông tin mà các nhà làm
phim chia sẻ", tài liệu lưu trữ và các hồ sơ công khai của hãng, phỏng vấn
bảy nhân chứng ở Trảng Bàng và trong văn phòng AP vào ngày bức ảnh được chụp,
cùng với bốn người khác có hiểu biết chi tiết về hoạt động của AP tại Việt Nam
và lịch sử của bức ảnh.
Hãng
thông tấn này cho biết cuộc điều tra của họ cho thấy Nick Út là tác giả bức ảnh
nói trên.
Các
nhân chứng được AP phỏng vấn, bao gồm các phóng viên nổi tiếng như Fox
Butterfield, Peter Arnett và bà Kim Phúc - nhân vật chính trong bức ảnh - cho
biết họ chắc chắn ông Nick Út đã chụp bức ảnh này.
Trong
một tuyên bố do luật sư của ông Nick Út cung cấp cho NCR, bà Kim Phúc nói:
"Tất
cả những người chứng kiến ngày
kinh hoàng đó, bao gồm cả chú tôi, nhiều năm qua đều xác
nhận rằng Nick Út là người đã ở đó, chạy về phía tôi để chụp ảnh và đưa tôi đến
bệnh viện gần nhất."
Bà
Kim Phúc nói bà không tham gia vào bộ phim tài liệu này "vì tôi biết nó
sai sự thật".
===================================
Tranh
cãi về tác giả bức ảnh « Cô gái napalm »
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 26/01/2025 - 15:41 - Sửa đổi
ngày: 26/01/2025 - 15:44
HÌNH
:
Phóng
viên ảnh Nick Ut với bức ảnh được trao giải thưởng Pulitzer " Em bé
napalm" cùng nhân vật chính trong ảnh Nguyễn Kim Phúc (bên trái) trước khi
được gặp Giáo hoàng tại Vatican, ngày 11/05/2022. AP - Gregorio Borgia
Theo
báo Pháp Le Monde, bộ phim tài liệu do Bảo Nguyên thực hiện, đưa người xem đi
theo cuộc điều tra của cựu phóng viên ảnh người Anh Gary Knight, tiến hành ở Việt
Nam, Pháp rồi ở Mỹ. Ông Gary Knight hiện là giám đốc Quỹ Seven, đóng trụ sở ở
Arles, tỉnh Bouches-du-Rhones, nước Pháp.
Mọi
sự ầm ĩ bắt đầu từ nhân vật có tên là Carl Robinson, biên tập viên ảnh của hãng
thông tấn Mỹ AP ở Sài Gòn năm 1972. Người này hiện đang sống ở Việt Nam, cho biết
đã nói dối theo lệnh của Horst Faas, giám đốc hãng ảnh thời đó, qua đời năm
2012, theo đó, ông Faas dường như đã yêu cầu ông đề tên của Nick Ut, tham gia
nhóm phóng viên AP, thay vì là tên của tác giả thật, một cộng tác viên tự do Việt
Nam.
Cũng
theo ông Carl Robinson, ông Horst Faas – vốn nổi tiếng là người rất ủng hộ và
khuyến khích nhiều nhiếp ảnh gia tự do Việt Nam – đã có hành động thao túng như
trên để bày tỏ thương tiếc cho anh trai của ông Nick Ut, là ông Huỳnh Thanh Mỹ
đã bị thiệt mạng khi đi đưa tin cùng với nhóm phóng viên AP.
Nhờ
vào sự trợ giúp của nữ nhà báo Việt Nam, cô Lê Vân, nhóm làm phim đã tìm được
người phóng viên tự do năm xưa thông qua mạng Facebook, là ông Nguyễn Thanh
Nghé, vào thời điểm ấy làm việc cho nhóm phóng viên hãng tin NBC với tư cách là
tài xế. Theo lời ông Nghé, hiện đang định cư tại Mỹ từ năm 1975, vào thời điểm
đó, ông Horst Faas đã trả cho ông 20 đô la. Lời kể này cũng được anh trai ông,
cũng từng là nhà báo Trần Văn Thân nay 92 tuổi xác nhận, và khẳng định chính
ông là người cầm tấm phim đó đến tòa soạn của AP.
Theo
Le Monde, bộ phim có những chỉ trích khá gay gắt đối với hãng AP, bị cáo buộc
là đã cố tình che giấu sự dối trá, cũng như thể hiện sự tắc trách, thậm chí
phân biệt chủng tộc đối với các phóng viên tự do Việt Nam, sống trong cảnh bấp
bênh và nghèo khổ.
Những
cáo buộc mà hãng tin Mỹ AP phản đối, đồng thời tuyên bố một khi xem qua bộ
phim, sẵn sàng « xem xét các bằng chứng và có những hành động cần thiết
nếu như các giả thuyết nêu trên là sự thật ».
No comments:
Post a Comment