CƠN
SỐT DEEPSEEEK
NỘI DUNG :
DeepSeek đối đầu
ChatGPT: chatbot nào hiệu quả hơn?
BBC
News Tiếng Việt
.
DeepSeek
có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc
Luisetta
Mudie |
RFA
Trí
tuệ nhân tạo : Ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc, một sự thông minh
« có chọn lọc »
Thanh Hà - RFI
« Cơn
sốt » DeepSeek khiến ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo khiếp sợ
Chi Phương - RFI
============================================
DeepSeek đối đầu
ChatGPT: chatbot nào hiệu quả hơn?
BBC News Tiếng Việt
29
tháng 1 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c20k14en92vo
Sự
xuất hiện của ứng dụng AI DeepSeek từ Trung Quốc đã gây chấn động thị trường
tài chính và khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả đây là "hồi chuông cảnh
tỉnh" cho ngành công nghệ Mỹ.
Việc
DeepSeek tuyên bố rằng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) R1 của họ được phát triển
với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với các đối thủ đã làm dấy lên những câu hỏi
về tương lai của toàn ngành, đồng thời gây sụt giảm giá trị của một số công ty
lớn nhất thế giới.
Chỉ
một tuần sau khi ra mắt, DeepSeek đã trở
thành ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất tại Mỹ.
Sẽ
thế nào khi so sánh DeepSeek với ChatGPT của OpenAI hay Gemini của Google - những
đối thủ ở Mỹ vừa lâu đời hơn và dường như cũng đắt đỏ hơn nhiều.
Hỗ
trợ viết
Kenny
Dalglish thi đấu cho đội tuyển Scotland năm 1985
Khi
được hỏi về những lý do phổ biến nhất của người dùng khi sử dụng ChatGPT,
chatbot này cho biết hỗ trợ viết là một trong số đó.
Từ
việc thu thập và tóm tắt thông tin theo dạng thức hữu ích, tới việc viết các
bài blog về một chủ đề nào đó, ChatGPT đã trở thành trợ lý AI cho người dùng
trong các môi trường làm việc khác nhau.
Tự
hào là một người hâm mộ bóng đá Scotland, tôi đã yêu cầu cả ChatGPT và DeepSeek
tóm tắt những cầu thủ bóng đá Scotland xuất sắc nhất mọi thời đại, trước khi đề
nghị hai chatbot này "soạn một bài blog tóm tắt về những cầu thủ bóng đá
Scotland vĩ đại nhất trong lịch sử."
DeepSeek
phản hồi chỉ sau vài giây với danh sách mười cầu thủ hàng đầu – Kenny Dalglish,
huyền thoại của Liverpool và Celtic, đứng vị trí số một.
Chatbot
này còn cung cấp thông tin hữu ích về vị trí thi đấu của từng cầu thủ, các câu
lạc bộ họ từng khoác áo, cũng như một danh sách ngắn gọn về thành tích của họ.
DeepSeek
cũng liệt kê hai cầu thủ không mang quốc tịch Scotland – huyền thoại Rangers
Brian Laudrup, người Đan Mạch, và ngôi sao Celtic Henrik Larsson.
Về
Larsson, chatbot này bổ sung rằng: "Mặc dù là người Thụy Điển, Larsson thường
được nhắc đến trong các cuộc thảo luận về những huyền thoại bóng đá Scotland do
tầm ảnh hưởng của ông tại Celtic."
Trong
bài blog sau đó, DeepSeek có nêu rõ quốc tịch của Laudrup trước khi đưa ra phần
tóm lược súc tích về sự nghiệp của các cầu thủ.
Câu
trả lời của ChatGPT cho câu hỏi này cũng chứa nhiều cái tên tương tự,
"King Kenny" một lần nữa đứng đầu danh sách.
Bài
blog chi tiết ChatGPT tạo ra đã tóm tắt ngắn gọn và chính xác sự nghiệp của tất
cả các cầu thủ.
Kết
bài, chatbot này viết: "Dù bóng đá đã thay đổi theo thời gian, tầm ảnh hưởng
của những huyền thoại Scotland này vẫn trường tồn."
DeepSeek có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc
Luisetta
Mudie |
RFA
2025.01.29
Nhà
sáng lập DeepSeek gần đây đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường để
đưa ý kiến về báo cáo hàng năm
Ứng
dụng DeepSeek trên điện thoại di động ở Bắc Kinh hôm 27/1/2025 (GREG BAKER/Greg
Baker/AFP)
Ngôi
sao trí tuệ nhân tạo (AI) đang lên DeepSeek có quan hệ gần gũi với chính phủ
Trung Quốc và điều này có thể giải thích sự phát triển nhanh chóng của doanh
nghiệp startup từ mức một triệu nhân dân tệ (tương đường 138.000 đô la) vào năm
2023 lên một doanh nghiệp gây thách thức toàn cầu trong ngành công nghiệp này,
theo một điều tra gần đây của RFA.
Mô
hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở của ông Lương Văn Phong (40 tuổi) đã tạo ra một
lỗ hổng lớn trị giá một nghìn tỷ đô la trong cuộc đua AI trên thị trường chứng
khoán toàn cầu hôm thứ hai vừa qua, đứng đầu bảng xếp hạng về ứng dụng, vượt
qua cả ChatGPT, và theo cách mà nhiều người cho là một thách thức với sự thống
trị của Mỹ trong lĩnh vực này.
Sự
phổ biến của DeepSeek đã làm trao đảo thị trường chứng khoán toàn cầu, hất đổ một
ngàn tỷ đô là giá trị các cổ phiếu, khiến Nvidia vốn gần như độc quyền trong
ngành chip bị mất gần 600 tỷ đô la vốn hoá thị trường sau khi cổ phiếu của hãng
giảm 17% trong ngày thứ hai.
Tổng
thống Mỹ Donald Trump nói DeepSeek là một “lời cảnh tỉnh” cho ngành công nghiệp
Mỹ vốn cần “tập trung hơn vào việc cạnh tranh để chiến thắng”.
Tổng
thống Trump tuần trước đã công bố một sáng kiến AI trị giá 500 tỷ đô la cho ba
công ty là OpenAI - công ty tạo ra ChatGPT , Oracle và SoftBank của Nhật Bản.
Tuy
nhiên, sự xuất hiện mạnh mẽ của DeepSeek cũng có vấn đề.
Công
ty đã vướng phải tình trạng “hoạt động suy giảm” do bị tấn công mạng và phải “tạm
thời giới hạn” người đăng ký sử dụng ứng dụng, theo thông báo của ứng dụng hôm
28/1.
“Do
một lượng lớn tấn công vào các dịch vụ của DeepSeek, chúng tôi tạm thời giới hạn
đăng ký để đảm bảo các dịch vụ liên tục”- dòng trạng thái cho biết. “Những người
sử dụng ứng dụng hiện có có thể đăng nhập bình thường. Cảm ơn sự thông cảm và hỗ
trợ của quý vị.”
Những
kết nối với Đảng Cộng sản
Sự
thành công bất chợt của ứng dụng DeepSeek đến sau khi OpenAI ngưng dịch vụ ở
Trung Quốc, Hong Kong và Macau vào tháng bảy năm ngoái, và bất chấp lệnh cấm xuất
khẩu các chip máy tính cao cấp từ phía Mỹ.
Một
điều tra mới đây của RFA cho thấy công ty có mối liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng
sản Trung Quốc vốn đang có sự ủng hộ chính trị đầy đủ đối với việc phát triển
AI.
Quan
hệ đối tác quản lý đầu tư định lượng cao cấp Ningbo và người sáng lập DeepSeek
được giới chức chính quyền xác định là một công ty công nghệ cao của quốc gia tại
tỉnh nhà Chiết Giang vào tháng 12 năm 2023.
Những
công ty kiểu như vậy thường được hưởng các chính sách ưu đãi thuế và trợ cấp của
nhà nước để thực hiện các nghiên cứu và phát triển, điều này cho thấy sự đi lên
của DeepSeek có sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc ở mức cao nhất.
Ông
Lương Văn Phong mới đây đã được mời về Bắc Kinh để đưa quan điểm và đề nghị của
mình tới Thủ tướng Lý Cường vào bản thảo báo cáo công việc của chính phủ. Báo
cáo này sẽ được đọc trước Quốc hội vào tháng ba tới, nhật báo Nhân dân của Đảng
Cộng sản Trung Quốc đưa tin hôm 21/1 trên trang đầu.
Bước
đi này đặt công ty của ông Lương Văn Phong vào trung tâm tầm nhìn của chính phủ
cho sự hồi phục kinh tế được dẫn dắt bởi sáng kiến công nghệ cao.
Hôm
20/1, ông Lý Cường đã chủ trì một hội thảo bao gồm các chuyên gia, các nhà
doanh nghiệp và đại diện khu vực giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế và thể thao
để nghe ý kiến của họ, bài báo cho biết.
Sau
đó, ông Lý Cường nói tại cuộc họp: “Cần sử dụng đổi mới công nghệ để thúc đẩy
chuyển đổi động lực cũ và mới, tập trung đột phá vào các công nghệ cốt lõi,
công nghệ tiên tiến”
Những
hạn chế từ phía Mỹ
Cảm
giác cấp bách của Bắc Kinh ít nhất một phần xuất phát từ những hạn chế của Mỹ đối
với việc xuất khẩu linh kiện cao cấp sang Trung Quốc.
Hồi
tháng trước, Washington công bố một gói kiểm soát xuất khẩu chip bán dẫn mới nhắm
vào Trung Quốc, ngăn cản việc xuất khẩu với 140 công ty. Đây là bước đi mới nhất
trong một loạt các biện pháp nhằm hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với
chip và sản xuất chip đủ khả năng tiến tới trí tuệ nhân tạo dùng cho mục đích
quân sự.
Theo
một báo cáo hôm 22/1 của The Paper thuộc nhà nước Trung Quốc, máy tính
Firefly-2 của DeepSeek được trang bị với 10.000 chip A100 GPU có khả năng tương
đương như chip DGX-A100 của Nvidia, nhưng chi phí chỉ bằng một nửa và sử dụng
ít hơn 40% năng lượng.
“Tất
cả những cái đó đòi hỏi phải có sự hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ”, bài báo viết
nhưng lại dẫn lời ông Lương Văn Phong nói rằng công ty không có kế hoạch tài
chính cho tương lại gần và vấn đề chính của công ty là thiếu chip công nghệ
cao, không phải tiền mặt.
Bài
báo dẫn các báo cáo cho biết ông Lương đã trữ được hơn 10.000 chip A100 của
Nvidia trước khi Mỹ cấm xuất khẩu sang Trung Quốc, và dẫn lời của chuyên gia AI
Dylan Patel nói rằng con số thực sự có thể lên đến gần 50.000 chip.
Quan
ngại về quyền riêng tư
Cũng
giống như TikTok hiện đang chờ quyết định cho số phận của mình ở Mỹ, DeepSeek rất
có thể cũng sẽ gây quan ngại về vấn đề quyền riêng tư vì địa điểm của công ty đặt
ở nơi thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính
sách riêng tư của công ty cảnh báo người dùng rằng công ty thu thập các thông
tin người dùng như ngày tháng năm sinh, tên đăng ký, địa chỉ email hoặc số điện
thoại và mã khoá. Cũng giống như các mô hình khác, họ cũng nhớ bạn yêu cầu họ
làm gì.
“Khi
bạn sử dụng các dịch vụ, chúng tôi có thể thu thập các dữ liệu văn bản và âm
thanh, các tệp được tải lên, phản hồi, lịch sử nói chuyện và các nội dung khác
mà bạn cung cấp”, theo chính sách của công ty được cập nhật đến ngày 5/12/2024.
DeepSeek
cũng nhớ địa chỉ IP của bạn, mẫu thiết bị bạn dùng và hệ thống vận hành, ngôn
ngữ hệ thống.
Mặc
dù DeepSeek không lưu trữ các dữ liệu này cùng tên của bạn, như TikTok, ứng dụng
lưu trữ “mẫu gõ phím hoặc nhịp điệu gõ phím” rất riêng biệt của người dùng.
Thông
tin này có thể được dùng để bảo vệ danh khoản không bị “giả mạo” và các hoạt động
trái phép khác. Tương tự như cách nói đã gây lo ngại với việc sử dụng dữ liệu
người dùng của TikTok, mặc dù công ty bác bỏ những quan ngại này và cho là
không có cơ sở.
Công
ty cũng sử dụng dữ liệu người dùng để cho phép họ “tuân thủ các nghĩa vụ pháp
lý hoặc khi cần thiết thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích công cộng” chính sách của
công ty cho biết mà không nói cụ thể “lợi ích công cộng” này là gì.
“Chúng
tôi lưu trữ thông tin chúng tôi thu thập được ở các máy chủ được đảm bảo an
toàn trong nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”, chính sách của công ty nêu rõ, ý
nói những dữ liệu như vậy có thể được chính phủ Trung Quốc sử dụng nếu thấy cần
thiết.
Biên
tập bởi Joshua Lipes
Trí
tuệ nhân tạo : Ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc, một sự thông minh
« có chọn lọc »
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 29/01/2025 - 12:48 - Sửa đổi ngày: 29/01/2025 - 13:16
Trị
giá chứng khoán của các tập đoàn Mỹ trên thế giới mất 1.000 tỷ đô la trong vài
giờ đồng hồ trong phiên giao dịch 27/01/2025 vì một « phiên bản Trung Quốc của
ChatGPT » được cho là « thông minh hơn » « gọn nhẹ hơn » « rẻ hơn » và « hiệu
quả hơn » những công cụ của Mỹ. Deepseek liệu có là một lá chủ bài lợi hại cho
phép Bắc Kinh phá vỡ thế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực AI ?
HÌNH
:
Logo
của Deepseek và ChatGPT, các ứng dụng AI trên điện thoai thông minh. AP -
Andy Wong
Thông
báo của Trung Quốc về Deepseek gây ngỡ ngàng, thậm chí bàng hoàng. Vậy ứng dụng
DeepSeek là gì, được phát triển từ khi nào mà sao không ai biết ?
Đây
là một ứng dụng « trí tuệ nhân tạo » do một công ty khởi nghiệp cùng tên,
có trụ sở tại Hàng Châu phát triển. Năm 2023 doanh nhân Lương Văn Phong (Liang
Wengfeng), 40 tuổi, lập ra và điều hành công ty. Cuối 2024, doanh nhân này
trình làng hai « sản phẩm » V3 và R1.
Trung
Quốc bất ngờ « tung chưởng » trong trận chiến AI
Theo
giải thích của công ty khởi nghiệp ở Hàng Châu, Deepseek, thì V3 là một ứng dụng
tương đương với ChatGPT : là một « công cụ trợ giúp thông minh được
thiết kế để đối đáp với người sử dụng một cách tự nhiên và hiệu quả ».
Công cụ này được dùng để « giải đáp những câu hỏi của người sử dụng, cung cấp
thông tin và giúp tháo gỡ một số vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ trong một số
công việc cụ thể ».
Về
phần ứng dụng R1 vừa được trình làng hôm 20/01/2025, đúng ngày ở Washington DC,
tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, đương nhiên không một phương tiện
truyền thông quốc tế nào, kể cả báo chí chuyên môn đã chú ý đến ứng dụng này.
Phải đợi một tuần lễ sau, khi mà R1 của Deepseek qua mặt ChatGPT, trở thành ứng
dụng được tải xuống nhiều nhất trên nền tảng của App Store tại Hoa Kỳ thì tên
tuổi của ông Lương Văn Phong mới được nhắc đến nhiều. Nhất là khi mà cổ phiếu của
các tập đoàn công nghệ Mỹ trượt giá mạnh. Nvidia mất 589 tỷ đô la trị giá chứng
khoán trong một ngày.
R1
thông minh hơn V3 và là một công cụ « biết suy nghĩ ». Mức độ hiệu quả
của công cụ này « ngang hàng với 01, sản phẩm mới nhất mà công ty Open AI
của Hoa Kỳ mới trình làng từ tháng 9/2024.
Vì
sao Deepseek làm rúng động Thung Lũng Silicon của Hoa Kỳ ?
Ứng
dụng của Trung Quốc được cho là hiệu quả tương đương như các đối thủ ở Mỹ mà đứng
đầu là ChatGPT mà lại không đòi hỏi nhiều đầu tư. Cụ thể là để phát triển ứng dụng
V3, công ty khởi nghiệp Deepseek cần 5,6 triệu đô la. Trong khi đó, để ra mắt
người sử dụng GPT-4 vào tháng 3/2024 tập đoàn OpenAI đã huy động hơn 100 triệu
đô la. Một tên tuổi khác trong thế giới « trí tuệ nhân tạo » của Hoa
Kỳ là Anthropic khẳng định để phát triển một mô hình AI, thì cần huy động từ
« 100 triệu đến 1 tỷ đô la Mỹ ». Về tính hiệu quả của các ứng dụng do
Deepseek phát triển, ngay cả các chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ về trí tuệ nhân
tạo cũng phải lấy làm ngạc nghiên. Lãnh đạo OpenAI Sam Altman nhìn nhận
« R1 của Deepseek gây ấn tượng » trước khi nói thêm rằng, một đối
thủ cạnh tranh mới là động lực để OpenAI « cung cấp những công cụ hiệu quả
hơn nhiều » so với những gì đang có hiện tại.
Về
phần Marc Andreessen một nhà đầu tư khét tiếng trong làng công nghệ cao của thế
giới, thì ông đánh giá « Deepseek R1 là thời khắc Sputnik trong lĩnh vực
trí tuệ nhân tạo ». Hình ảnh này gợi lại thời điểm năm 1957 khi Liên Xô
qua mặt Hoa Kỳ phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo… Đó là động lực thúc đẩy các
chính quyền ở Washington liên tiếp ồ ạt vào chương trình phát triển không gian.
Thông
minh có chọn lọc
Có
nhiều nghi vấn và nghi ngại chung quanh ứng dụng thông minh của Trung Quốc. Đối
với người sử dụng, Deepseek có thực sự là một công cụ an toàn và có thể giải
đáp tất cả những câu hỏi của bạn hay không, nếu như đó là những chủ đề
« nhậy cảm » luôn bị Bắc Kinh kiểm duyệt ?
Ứng
dụng của Trung Quốc vừa đủ thông minh vừa đủ thật thà khi báo trước với người sử
dụng là Deepseek tuân thủ luật pháp và trình bày theo quan điểm của Đảng và Nhà
nước Trung Quốc. Nếu bạn tìm kiếm thông tin về những hồ sơ nhậy cảm với những từ
khóa như Đài Loan, Tây Tạng hay Thiên An Môn, Tân Cương … thì lập tức ChatGPT
phiên bản Trung Quốc này mời « đổi chủ đề ».
Khi
đặt câu hỏi với Deepseek về phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh và cuộc đàn áp
đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 chẳng hạn, ứng dụng này của
Trung Quốc trả lời bạn như sau « Rất tiếc, tôi không biết phải đề
cập đến loại câu hỏi này như thế nào. Tôi là một ứng dụng hỗ trợ AI được thiết
kế để cung cấp những câu trả lời hữu ích và vô hại (…) Chúng ta hãy cùng nhau
thảo luận về toán học, về các lập trình điện toán… ». Khi đặt câu hỏi
với Deepseek về nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc, Tập Cận Bình, người sử dụng
cũng được mời « chuyển chủ đề ».
Công
cụ giúp Trung Quốc thu thập thông tin ?
Deepseek
như vậy thường xuyên nhắc nhở người sử dụng, đây là một công cụ do một công ty
khởi nghiệp và một doanh nhân Trung Quốc phát triển. Vậy câu hỏi kế tiếp là chủ
nhân Lương Văn Phong sẽ làm gì với các dữ liệu cá nhận của người sử dụng ?
Để
giao lưu với ChatGPT phiên bản Trung Quốc, người sử dụng phải ghi rõ địa chỉ
email, số điện thoại … Đây là một ứng dụng « miễn phí » nhưng lưu lại
số thẻ ngân hàng… Khi đăng ký sử dụng và giao lưu với công cụ « thông
minh » của Trung Quốc Deepseek giải thích rõ công ty này « có
thể sử dụng và phân tích các dữ liệu của khách hàng ».
Deepseek
được lập ra từ 2023 và theo báo Mỹ The Washington Post công ty khởi nghiệp này
chủ yếu tuyển dụng các các chuyên gia được đào tạo tại các trường đại học của
Trung Quốc. Sáng lập viên Lương Văn Phong từng được gặp thủ tướng Trung Quốc Lý
Cường và Bắc Kinh trực tiếp cung cấp cho Deepseek những công cụ cần thiết để cạnh
tranh với các tập đoàn của Mỹ trong lĩnh vực « trí tuệ nhân tạo tạo
sinh ».
Deepseek
được quỹ đầu tư Trung Quốc High Flyer « chống lưng ». Đúng 10 năm trước
đây và 8 năm trước khi khai sinh Deepseek, doanh nhân họ Lương là một trong những
sáng lập viên của quỹ đầu tư High Flyer chỉ chuyên « nhắm vào các tập đoàn
công nghệ cao » …
Sau
một thập niên hoạt động, quỹ này giờ đây trở thành một trong bốn cây đại thụ
tài chính ở Hoa Lục, quản lý 10 tỷ đô la tiền vốn. Khó có thể tin rằng High
Flyer hoạt động ngoài vòng kiểm soát của Bắc Kinh.
Vấn
đề đặt ra là tựa như ứng dụng TikTok được 170 triệu người Mỹ sử dụng, công ty mẹ
của TikTok là ByteDance, trụ sở tại Hoa Lục. Washington từng lo ngại TikTok mở
cửa cho Bắc Kinh khai thác thông tin cá nhân của người Mỹ, qua đó thao túng
công luận Hoa Kỳ …
Nghi
vấn về hiệu quả các biện pháp của Hoa Kỳ kềm tỏa công nghệ cao Trung Quốc
Một
thắc mắc cuối cùng liên quan đến « chiến lược phát triển » mà chủ
nhân Deepseek đã kiến tạo. Để thiết kế ứng dụng V3 công ty khởi nghiệp
của Trung Quốc chỉ cần huy động 5,6 triệu đô la tiền vốn tức chỉ bằng « 1
phần 10 » so với các đối thủ cạnh tranh ở Hoa Kỳ. Nhưng Deepseek đã
« nuôi dưỡng » V3 như thế nào, với những dữ liệu ở đâu ra và làm thế
nào để công ty khởi nghiệp này của Trung Quốc đã phát triển được nhờ chip điện
tử của Mỹ cho dù là hai chính quyền Trump và Biden ở Washington không ngừng siết
chặt các hoạt động xuất khẩu công nghệ nhậy cảm của Mỹ cho Trung Quốc ?
Chưa
thể trả lời tất cả các câu hỏi trên. Chỉ biết rằng, từ 2021 ông Lương Văn Phong
đã mua vào 10.000 chíp của Nvidia. Hai năm sau ông tuyển dụng hàng chục chuyên
gia được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng nhất của Trung Quốc. Về hiệu
quả các biện pháp của Hoa Kỳ nhằm kềm tỏa đà phát triển trong lĩnh vực công nghệ
mới của Trung Quốc, theo giới trong ngành « Mỹ đã hoài công », bởi
như tạp chí công nghệ của trường MIT đã đánh giá, do bị Hoa Kỳ kềm tỏa nên các
chuyên gia Trung Quốc lại càng đẩy mạnh khía cạnh sáng tạo theo đúng tinh thần
« cái khó ló cái khôn ».
Về
phía nhà cung cấp chip điện tử Mỹ Nvidia, một phát ngôn viên của tập đoàn này
nhìn nhận « thành công của Deepseek cho thấy có rất nhiều mô hình mới
có thể được tạo ra ». Riêng tỷ phú Elon Musk cũng đang lao vào cuộc chạy
đua trí tuệ nhân tạo với xAI thì nghi ngờ Lương Văn Phong « đi cửa
hậu, bí mật mua vào loại chip điện tử tối tân nhất của Nvidia hiện nay là H100
để cho ra đời những ứng dụng lợi hại như V3 hay R1 ».
Trước
việc thế giới công nghệ của Hoa Kỳ đảo điên vì một công ty khởi nghiệp mà đến rất
gần đây vẫn còn nấp trong bóng tối như Deepseek, một nhà đầu tư ở Hồng Kông
trên mạng xã hội ví von : « Mấy ông vua trong lĩnh vực hight
tech ở Mỹ nhức nhối chẳng qua chỉ vì những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu nhận thấy
rằng họ đã bị lũ trẻ con nhà nghèo qua mặt ».
« Cơn
sốt » DeepSeek khiến ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo khiếp sợ
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 29/01/2025 - 14:29
Nhiều
báo Pháp số ra hôm nay tiếp tục đăng bài phân tích về DeepSeek – Trí tuệ nhân tạo
của Trung Quốc khiến giới công nghệ toàn cầu chao đảo kể từ khi ra mắt chatbot
với tên gọi DeepSeek-R1vào ngày 20/01.
HÌNH
:
Ứng
dụng DeepSeek trên một điện thoại thông minh. Ảnh chụp tại Bắc Kinh, Trung Quốc,
ngày 28/01/2025. AP - Andy Wong
Theo
các báo cáo, DeepSeek có thể cạnh tranh với ChatGPT, từng làm mưa làm gió trong
giới công nghệ trong những năm gần đây, với khả năng viết thơ, làm toán, tóm tắt,
trả lời mọi câu hỏi vì sao. Điều đáng ngạc nhiên là doanh nghiệp công nghệ có
trụ sở ở Hàng Châu Trung Quốc cho ra mắt loại ứng dụng với chi phí thấp vô cùng
: 6 triệu đô la.
Theo
xã luận của Libération, con số này được cho là bị đánh giá thấp, quá thấp, đến
nỗi mà dù có nhân gấp đôi, gấp 10, gấp 100 lần đi chăng nữa, thì cũng thấp hơn
nhiều so với chi phí của các doanh nghiệp như OpenAI, Meta, Microsoft, lên đến
hàng tỷ đô la.
Xét
về khả năng, OpenAI và DeepSeek gần như ngang nhau, nhưng công ty khởi nghiệp
Trung Quốc rõ ràng đang giành chiến thắng về chi phí, dù là chi phí tài chính
hay năng lượng. Theo Libération, đây chính là điểm khiến ngành công nghiệp này
hoảng sợ và khiến các nhà đầu tư cảnh giác: để phát triển AI của Trung Quốc, chỉ
cần hai tháng và chưa đến 6 triệu đô la. « Hoá ra, chỉ cần vài triệu
euro là đã có thể lật đổ được diện mạo ngành công nghệ được xây dựng bằng hàng
tỷ đô la hùng mạnh từ các doanh nghiệp Mỹ. »
Với
tựa đề “Điên cuồng”, xã luận Libération nhắc lại câu giải thích nổi tiếng của
John Martin, Ngân hàng Martins khi nhắc đến khoản đầu tư của ông vào Công ty
các biển phía Nam : “Khi thế giới phát điên, thì chúng ta phải bắt chước
thế giới ở một mức độ nào đó”. Nhật báo cánh tả kết luận rằng « khi
cơn sốt toàn cầu xuất hiện dưới dạng bong bóng đầu cơ, những kẻ bắt chước sẽ biến
mất rất nhanh, dù là ở biển Nam hay biển Đông ».
Libération
và Le Monde đưa ra phân tích về mô hình hoạt động của Deepseek. Doanh nghiệp
Trung Quốc được cho là sử dụng phương pháp “hỗn hợp chuyên gia”, kết
hợp nhiều mô hình Trí tuệ nhân tạo, thay vì một mô hình duy nhất để tăng tốc độ
và sức mạnh tính toán. Deepseek cũng sử dụng số mã hoá 8 bit, thay vì 16 bit
hay 32 bit để tiết kiệm tài nguyên tính toán.
Ngoài
ra, công ty Trung Quốc này tuyên bố chỉ sử dụng 2.000 chip H800 từ Nvidia, loại
chip kém tiên tiến nhất, để đào tạo công nghệ của mình. Trong khi đó, thông thường,
phía Mỹ sử dụng các linh kiện điện tử này nhiều hơn gấp tám lần, vốn tiêu tốn
nhiều năng lượng nhưng lại hữu ích cho việc xử lý lượng dữ liệu lớn.
Le
Figaro thì đưa người đọc hiểu rõ hơn về doanh nghiệp khởi nghiệp Trung Quốc
DeepSeek và nhà sáng lập Lương Văn Phong (Liang Wenfeng). Một doanh nghiệp công
nghệ, được cho là có nguồn lực ít ỏi, được gây dựng từ một nhóm sinh viên mới
ra trường, dưới sự lãnh đạo của ông Lương, đã tạo ra một công nghệ « có thể
thay đổi diện mạo của cả thế giới ». Kỹ sư « thiên tài », đạt được
thành công đầu tiên nhờ sử dụng AI để phân tích hành vi thị trường tài chính, lấy
tên doanh nghiệp là High Flyer. Lương Văn Phong được cho là đã mua 100 GPU và
10 000 chip bán dẫn hiện đại từ Nvidia loại H100, trước lệnh cấm vận của
Hoa Kỳ và đã khởi xướng dự án DeepSeek vào năm 2023, làm việc với loại Trí tuệ
nhân tạo có khả năng thực hiện tất cả các phép tính, như con người ». Các
nhà nghiên cứu của DeepSeek được ví như một nhóm « phù thủy bí hiểm »,
được ông Lương lựa chọn.
Tuy
nhiên, DeepSeek cũng bị nghi ngờ. Elon Musk cáo buộc công ty này lách lệnh cấm
của Mỹ để tiếp cận loại chip công nghệ cao Nvidia H100. Một số chuyên gia cũng
cho rằng khoản 6 triệu đô la nói trên có thể chưa bao gồm toàn bộ chi phí phát
triển phần mềm.
Dù
còn nhiều tranh cãi, DeepSeek đã chứng minh rằng Trung Quốc có đủ năng lực để cạnh
tranh với các gã khổng lồ AI, nhưng nếu không tiếp tục cải tiến, sản phẩm của họ
có thể sớm bị lãng quên. Hôm thứ Hai vừa qua, nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu
Nvidia của Hoa Kỳ đã mất 580 tỷ đô la giá trị trên sàn Nasdaq chỉ trong một
ngày, đây là sự sụt giá lớn nhất trong lịch sử Nvidia.
Sự
ra đời của Deepseek cũng đã khiến thị trường chứng khoán chao đảo, đặc biệt là
các doanh nghiệp về công nghệ theo Le Monde. Điều này gợi lại cú sốc mà phương
Tây phải hứng chịu sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Spoutnik lên quỹ đạo.
Cái
bóng của chính quyền Bắc Kinh
Theo
Le Figaro và Libération, chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ sự phát triển của
công ty này, để có thể quảng bá loại công nghệ Made in China khắp thế giới.
Chính vì lẽ đó, mà Deepseek thường từ chối trả lời những câu hỏi mang tính nhạy
cảm về chính trị đối với Bắc Kinh. Trước những câu hỏi về Đài Loan, hay về Lưu
Hiểu Ba, một trí thức và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, được trao giải
Nobel Hòa Bình, hay về trại cải tạo người Duy Nhỗ Nhĩ, hoặc thảm sát Thiên An
Môn năm 1989, DeepSeek chỉ đưa ra những câu trả lời theo đường lối chính thức của
chính phủ Trung Quốc.
Mặc
dù chính phủ Trung Quốc kiểm soát và kiểm duyệt dữ liệu, DeepSeek vẫn thành
công lớn, đặc biệt là ở phương Tây, với loạt tải về gia tăng nhanh chóng trong
những ngày qua.
Về
phần mình, nhật báo công giáo La Croix đưa ra góc nhìn từ Vatican đối với Trí
tuệ nhân tạo (AI), trong một văn bản công bố ngày 28/01 : « Đừng để
ranh giới giữa con người và máy móc trở nên mờ nhạt ». Theo tòa thánh,
« AI không nên được coi là một dạng trí tuệ nhân tạo của con người, mà là
sản phẩm của trí tuệ đó », nhấn mạnh đến « sự khéo léo của con người »
là nguồn gốc của những bước nhảy vọt về công nghệ như vậy, và dù có mạnh mẽ đến
đâu, AI cũng chỉ là « sự phản ánh mờ nhạt của nhân loại ».
La
Croix trích dẫn nhà báo Gregory Aimar, cho rằng văn bản đầy đủ đầu tiên của
Vatican, dài 117 đoạn, thể hiện lập trường về Trí tuệ nhân tạo, là cách để đáp
trả những diễn ngôn mang tính thương mại cho rằng AI có khả năng giống với con
người nhưng tốt hơn. Các tác giả của văn bản này cũng cảnh báo về nguy cơ
« người hóa » AI, nhấn mạnh rằng AI không thể thay thế các giá trị
nhân văn như tình thương, sự quan tâm, hay mối quan hệ giữa con người với con
người. AI có thể phục vụ nhân loại, hỗ trợ nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp cho đến
văn hóa, giáo dục, nhưng cũng có nhiều điểm bất cập, tạo ra sự bất bình đẳng nếu
bị kiểm soát bởi một số công ty lớn với mục tiêu lợi nhuận trên hết.
« La
bàn cạnh tranh của châu Âu »
Sự
trở lại của Donald Trump tại Nhà Trắng với những chính sách khó lường khiến các
nước, đặc biệt là châu Âu phải có chương trình hành động. Le Figaro chạy tựa lớn
trang nhất : « Đối diện với Donald Trump, châu Âu hứa hẹn một cú sốc
đơn giản hóa ». Hôm nay, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã đưa ra lộ trình nhằm
tái lập sự cạnh tranh trong công nghiệp châu Âu. Bà Ursula von der Leyen gọi dự
án thay đổi là « la bàn định hướng cạnh tranh ». Một trong những giải
pháp được đưa ra làm đơn giản hóa bộ máy hoạt động, thêm vào đó là giảm phụ thuộc
vào năng lượng hóa thạch.
Xã
luận Le Figaro chỉ ra rằng « chỉ cần nhìn vào sự bùng nổ tăng trưởng ở
Trung Quốc là có thể thấy sự trì trệ của Lục Địa Già ». Châu Âu cũng bất lực
trước cuộc đua về công nghệ, không gian và trí tuệ nhân tạo. Vậy nguyên do từ
đâu ? Là do thiếu sự lãnh đạo, hay sự khác biệt về lợi ích trong liên
minh. Nhật báo cánh hữu cho rằng châu Âu đã trở thành một cỗ máy, với các loại
tiêu chuẩn, « mọi lúc mọi nơi, vì lợi ích của người tiêu dùng, của
hành tinh, chứ không vì lợi ích của doanh nghiệp hay nông dân. »
Theo
Le Figaro, kế hoạch nhằm “phi quan liêu hóa châu Âu”, Ủy Ban
đã đi « đúng hướng », và cũng cần phải lắng nghe các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp.
Tuy
nhiên, chiếc la bàn của châu Âu dường như là không đủ, và không phù hợp cho các
trường hợp khẩn cấp, khi cuộc đọ sức giữa các cường quốc diễn ra dữ dội. Donald
Trump chỉ mất vài giờ để khởi động cuộc chinh phục sao Hỏa hay về Trí tuệ nhân
tạo. Le Figaro kết luận rằng Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia khác không có ý định
chờ đợi châu Âu và cần phải lấy đồng hồ bấm giờ ra.
Congo
bị bỏ quên
Tình
hình tại Cộng Hòa Congo cũng được nhiều báo Pháp số ra hôm nay quan tâm. Le
Figaro có tựa « Những người phương Tây cũng như châu Phi bị rơi
vào chiếc bẫy chiến tranh ở Congo ». Nhật báo Pháp nhắc lại vụ hỏa
hoạn tòa nhà sứ quán Pháp ở Kinshasa, đã được dập tắt nhanh chóng nhưng vẫn còn
đang cháy âm ỉ, được cho là do những người biểu tình gây ra. Không chỉ sứ quán
Pháp, mà cơ quan ngoại giao của các nước như Mỹ, Bỉ cũng bị rơi vào tầm ngắm.
Cơn
thịnh nộ được bắt nguồn từ cuộc tấn công tại thành phố Goma do lực lượng nổi dậy
M23, được nước láng giềng Rwanda yểm trợ, thực hiện vào cuối tuần trước. Một số
tin đồn loan tải trên mạng xã hội, theo Libération, cho rằng Pháp đã chuyển cho
Rwanda nhiều loại vũ khí tối tân.
Chính
phủ Congo cho biết những người biểu tình này bị cuốn vào cơn sốt « chủ
nghĩa dân tộc », và cáo buộc phương tây ủng hộ Rwanda hoặc chỉ đưa ra những
tuyên bố mơ hồ. Mặc dù Goma hiện vẫn chưa hoàn toàn rơi vào tay phe nổi loạn
nhưng một số nhà quan sát cho rằng số phận của thành phố này đã bị định đoạt.
Căng thẳng giữa Congo và Rwanda từ ba năm qua, đã lên cao trào từ năm 2023 khi
lãnh đạo Congo đưa ra những phát ngôn cực đoan, hiếu chiến chống lại nước láng
giềng Rwanda, mà Figaro nhận định là « cám dỗ người dân » vào cuộc
chiến. Trong bài đăng về hồ sơ này, Le Monde nói đến 3 năm thất bại ngoại giao
và những nỗ lực hòa giải từ quốc tế.
Mặc
dù cuộc xung đột này đã kéo dài từ năm 2021, phải đến khi thành phố Goma rơi
vào tay M23 vào ngày 27 tháng 1 năm 2025, cộng đồng quốc tế mới bắt đầu hành động.
Chính phủ Congo đã nhiều lần kêu gọi sự can thiệp từ Liên Hợp Quốc và các tổ chức
khu vực, nhưng phản ứng lại không đủ mạnh mẽ.
Rwanda,
dưới sự lãnh đạo của Paul Kagame, thì bày tỏ lo ngại về mối quan hệ ngày càng
thân thiết giữa Congo và Uganda, và được cho là đã sử dụng lực lượng M23 để chiếm
đóng khu vực phía bắc Congo, coi đó như một vùng đệm.
Nhiều
sáng kiến đàm phán hòa bình được đưa ra nhưng đã thất bại, cộng thêm việc quốc
tế bị phân tán qua cuộc xung đột ở Ukraina và Trung Đông đã khiến Congo bị bỏ
quên.
Nhìn
sang khu vực Trung Đông. Le Monde nói về hàng ngàn người Israel đã rời khỏi đất
nước vì lý do chiến tranh hoặc vì các chính sách của chính phủ Netanyahou.
Libération thì có bài phóng sự tại vùng Cisjordanie bị Israel chiếm đóng, về sự
kháng cự của những người Palestine trước những cuộc tấn công từ quân đội của
Nhà nước Do Thái.
Tại
trại tị nạn Jenine, các cuộc giao tranh giữa quân đội Israel, Lực lượng an ninh
của Nhà nước Palestine và các nhóm vũ trang địa phương ngày càng căng thẳng.
Các nhóm vũ trang nổi dậy Palestine được cho là hoạt động ngày càng tinh vi
hơn, sử dụng hầm trú ẩn các thiết bị nổ tự chế và hệ thống cảnh báo để đối phó
với Israel. Những cư dân tại Jenine bị mắc kẹt ở giữa hai làn đạn, một bên là từ
chính Lực lượng của Nhà nước Palestine đã bị tố cáo là liên kết với Nhà nước Do
Thái, là cánh tay nối dài của Israel để trấn áp chính dân tộc mình, còn bên kia
là chiens dịch quân sự của Israel.
Le
Figaro thì nói đến trường hợp của Cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách về người tị
nạn Palestine (UNRWA), bị Israel yêu cầu đóng cử ở Đông Jerusalem trước ngày
01/02/2025. Phát ngôn viên của tổ chức này cho rằng « đây là lần đầu
tiên trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, một quốc gia thành viên đơn phương lên án
nhiệm vụ của một cơ quan ». Israel cáo buộc tổ chức này có liên hệ vơi
Hamas, thậm chí là liên quan đến cuộc tấn công hồi tháng 10/2023.
Theo
Le Figaro, cơ quan này đóng cửa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu
người Palestine đang được hỗ trợ, đặc biệt là tại các trại tị nạn ở Gaza và
Cisjordanie và nêu ra khả năng các dự án bất động sản có thể sẽ thay thế trụ sở
của UNRWA.
No comments:
Post a Comment