Tổng
Bí thư cũng nên xem xin lỗi là cấp thiết
Bình luận của blogger Đồng Phụng Việt
2025.01.27
https://www.rfa.org/vietnamese/binh-luan/2025/01/27/to-lam-tong-bi-thu-nghi-dinh-168-xe-uu-tien/
Bộ
Công an Việt Nam vừa lên tiếng về chuyện nhường đường cho các xe có
quyền ưu tiên. Theo đó, “việc không chấp hành đèn tín hiệu giao thông để nhường
đường cho xe ưu tiên được xem là tình thế cấp thiết mà theo Luật Xử lý vi phạm
hành chính thì không xử phạt những vi phạm trong tình thế cấp thiết”. Cũng
vì vậy, Bộ Công an Việt Nam chính thức trấn an công dân hãy... yên tâm,
khi lập biên bản xử phạt những trường hợp này, lực lượng phụ trách đèn tín hiệu
sẽ phối hợp với cảnh sát giao thông (CSGT) tại chốt, trích xuất
camera, hình ảnh vi phạm của người điều khiển xe, cho xem trực tiếp diễn biến
hành vi vi phạm và tín hiệu đèn thời điểm đó. Đối với việc phạt nguội, cảnh sát
giao thông sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm
vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản, bảo đảm “tâm phục, khẩu phục”, tránh oan
sai [1].
Giao
thông ở Hà Nội ngày 25/5/2020 (Reuters)
Từ
khi Nghị định 168/2024 được thực thi, giao thông tại Việt Nam trở thành thảm họa
tại các đô thị lớn. Kẹt xe xảy ra khắp nơi và gần như suốt ngày. Đáng lưu ý là
các loại xe được hưởng quyền ưu tiên như (cứu hỏa, cứu thương và xe cảnh sát,
xe quân đội thực hiện công vụ) cũng không tìm thấy lối thoát giữa rừng xe, rừng
người chôn chân trên đường. Trong ba tuần đầu tiên của tháng 1/2025 người sử dụng
mạng xã hội tận mắt mục kích không ít video clip ghi lại cảnh các loại xe có
quyền ưu tiên chớp đèn, hụ còi nhưng tất cả các phương tiện giao thông dừng ở
phía trước bất động vì vướng đèn đỏ [2]. Thậm chí có video clip còn cho thấy
CSGT thản nhiên ra hiệu cho dòng xe đang cắt ngang hướng xe cứu thương di chuyển
cứ tiếp tục chuyển động như bình thường dù rõ ràng có người đang trong tình trạng
nguy kịch [3].
Ngoài
người dùng mạng xã hội, một số cơ quan truyền thông chính thức cũng phản ảnh
tình trạng cứu người đang trở thành nan giải do xe cứu thương bất lực bởi không
được nhường giữa rừng phương tiện trên đường. VnExpress kể chuyện một phụ nữ có
thai 38 tuần bị té đập mặt xuống đất ở chỗ cách Trạm 115 Đống Đa của Hà Nội chỉ
hơn hai cây số nhưng 40 phút sau xe cứu thương mới có thể đến hiện trường và
sau khi sơ cứu, xe cứu thương phải đổi hướng bảy, tám lần, mất thêm chừng một
giờ nữa trên đường mới đưa được nạn nhân vào Phòng Cấp cứu của Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội. Những thành viên trong đội cấp cứu kể với phóng viên VnExpress rằng trước,
tiếp nhận vận chuyển một ca cần cấp cứu chỉ khoảng từ 25 đến 30 phút, giờ khoảng
thời gian này bị kéo ra từ hai đến ba tiếng và bệnh nhân lãnh trọn các hậu quả
[4].
***
Tại
Việt Nam, vượt đèn đỏ nhường đường cho xe có quyền ưu tiên là chuyện không ít
người từng làm, kể cả sau đó bị phạt. Tháng 5/2022, sau khi một người bị phạt
vì nhường đường cho xe cứu thương, báo điện tử Dân Trí đã tổ chức trưng cầu ý
kiến độc giả xem họ có sẵn lòng vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên hay
không và đã có 35% khẳng định sẽ lập tức làm như thế, họ sẵn sàng nộp phạt do
vi phạm luật giao thông (vượt đèn đỏ) để cứu người, 52% cho biết sẽ đưa ra quyết
định dựa vào tình hình thực tế, chỉ 13% bảo rằng sẽ di chuyển theo đèn (không
nhường mà chờ đến khi chuyển từ đỏ thành xanh) [5]. Sau khi Nghị định 168/2024
có hiệu lực thực thi tình hình đã khác. Cứ như một số video clip đã được bày ra
trên Internet thì không ai còn muốn vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên để
cứu người, cứu tài sản hay bảo vệ trật tự trị an.
Chuyện
không muốn vượt đèn đỏ nhường đường cho các loại xe ưu tiên có thể vì mức phạt
đối với loại vi phạm này đã tăng, trước đây lỗi này bị phạt mức 800.000 đến một
triệu đồng, nay tăng lên từ bốn triệu đến sáu triệu đối với xe hai bánh, và từ
bốn triệu đến sáu triệu tới 18 triệu đến 20 triệu đối với xe hơi, xe vận tải
[6].
Tuy
nhiên điều đó dường như chưa phải là lý do chính.
Lý
do chính nằm ở chỗ nhân vật cao cấp nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công
quyền tại Việt Nam từng bày tỏ ác cảm sâu sắc đối với các loại xe có quyền ưu
tiên.
Từ
tháng bảy năm ngoái đến nay, người dùng mạng xã hội đã chia sẻ cho nhau xem một
video clip ghi lại nhận định của ông Tô Lâm về tương quan giữa đèn đỏ với các
loại xe ưu tiên, đại ý: Đèn đỏ là phải dừng lại. Tất cả các nước đều
như thế cả nhưng mà ở chúng ta thì đèn đỏ vẫn được ưu tiên, vẫn được đi qua, thế
thì ông được ưu tiên không thực hiện luật. Điều đấy rất dở, đây là chuyện điều
hành giao thông của mình. Trên thực tế tôi đi thực tế ở nước ngoài, có nước người
ta bảo với tôi là tuy ông có xe cảnh sát dẫn đường nhưng dứt khoát đèn đỏ là
ông phải dừng lại. Tôi nói lại là không hiểu tại sao số tôi rất may, tôi đi đến
đâu là đèn xanh đến đấy nhưng ông tư lệnh bảo rằng không phải số ông may đâu,
ông đi đến đâu là bộ phận điều hành của chúng tôi mở đèn xanh đến đấy. Mình
không hình dung như thế! Bây giờ ở ta, anh em cảnh sát rất vất vả, người dân
cũng rất vất vả, đang đèn xanh, đang đi thì phải đứng lại, ông cảnh sát phải
ngăn người dân lại, rất nguy hiểm. Người ta đúng đường, đúng luật thì phải được
đi chứ [7].
Người
viết bài này đã từng gom nhặt một số ví dụ để ai cũng có thể thấy ông Tô Lâm
nói lấy được khi bảo rằng “tất cả các nước đều như thế cả” [8] nên không
luận bàn thêm mà chỉ muốn nêu thắc mắc: Thực tế giao thông tại Việt Nam đã đẩy
Bộ Công an tới chỗ phải gián tiếp xác định ông Tô Lâm nói trạng về đèn đỏ, nghe
theo ông thì... loạn, ông Tô Lâm có sớm xin lỗi không? Nếu chịu khó bỏ ra vài
phút xem video clip vừa đề cập, có thể nghe thấy rất nhiều tiếng cười mà âm điệu
thiên về nịnh nọt, không phải chế giễu. Quanh ông Tô Lâm toàn những cá nhân như
thế thì tương lai xứ sở ra sao? Chưa hết, có thể do ông Tô Lâm từng đoan chắc về
việc không thể cho phép bất kỳ ngoại lệ nào đối với đèn đỏ nên khi công bố ngoại
lệ, Bộ Công an phải thay “vượt đèn đỏ” bằng “không chấp hành đèn tín
hiệu giao thông”, dân chủ XHCN cũng cấm “phạm thượng”?
--------------------
Tham
khảo
[2] https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/permalink/9475040629230403/
[3] https://www.facebook.com/reel/622153396933964
[4] https://vnexpress.net/xe-cap-cuu-chon-chan-tren-cung-duong-tac-nghen-4839744.html
[7] https://www.facebook.com/watch/?v=1294606708183967
VIDEO
:
Nghị định
168: Cảnh sát tham nhũng sao bắt dân TUÂN LUẬT?
https://www.youtube.com/watch?v=3v31uQlajLI
*Bài viết
không thể hiện quan điểm của RFA.
-------------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment