Nghị
định 176: Thị trường nhân phẩm lên giá từng ngày
Bình luận của blogger Nam Việt
2025.01.27
https://www.rfa.org/vietnamese/binh-luan/2025/01/27/nghi-dinh-168-176-muc-phat-giao-thong/
Vài ngày
sau khi nghị định 176 được phát đi trên truyền thông nhà nước, rất nhiều lời
bàn tán của người dân xuất hiện trên các diễn đàn. Nghị định này không khác những
mũi tiêm độc truyền nỗi ghê sợ vào cơ thể cộng đồng, vốn đang trong tinh thần
cùng quẩn vì tuyệt vọng nhìn thấy các mất mát đang diễn ra trước mắt.
Người
dân tại Hà Nội tập trung chụp hình trước cửa khách sạn Metropol. Tháng 2 năm
2019. (NOEL CELIS/AFP)
Nghị
định 176/2024/NĐ-CP của Bộ công an có hiệu lực từ 1/1/2025, cho phép Bộ này xuất
tiền thưởng - gọi là hỗ trợ cá nhân hay tổ chức nào cung cấp thông tin phản ánh
hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông với mức chi không quá
10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Nói
trắng ra, Bộ công an ra mặt khuyến khích người dân Việt Nam hãy dành thời gian
tố cáo lẫn nhau để nhận tiền thưởng. Tương tự như câu chuyện các nhà cách mạng
trong lao tù thời chiến tranh, khi tố cáo đồng chí, thì sẽ được thêm con cá,
chén canh.
Nói
một cách nào đó, nghị định này là một thách thức đối với phẩm giá truyền thống
của của người Việt Nam, là kiếm tiền một cách băng hoại, được nhà nước chống
lưng, và quay mặt với đồng loại trong tình huống khó khăn do nghị định giao
thông mới ban hành gây ra, mà chính họ cũng có thể không hoàn toàn đồng ý.
Trên
các diễn đàn mạng xã hội, người ta nhìn thấy các tranh cãi về chuyện liệu có
hay không một lớp người bán phẩm giá để lấy tiền theo lời kêu gọi của công an.
Một người đàn ông sống ở Sài Gòn gửi bình luận rằng “Ắt sẽ có ai đó kiếm tiền bằng
chuyện này, nhưng không nhiều đâu. Làm người ai làm vậy”. Nhiều sự ủng hộ cho
bình luận này, đều có chung một niềm tin rằng chính sách của nhà cầm quyền có
thể chà đạp con người và văn hóa, nhưng truyền thống đạo đức của người Việt có
thể sẽ giữ lại, níu lại những điều tốt đẹp nhất.
----------------
Ảnh
hưởng chính trị từ Nghị định 168
Nghị
định 168: Những hệ quả tai hại
Nghị
định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm
Nghị
định 168 và 176: Chính phủ ca ngợi, người dân ca thán
-----------------
Tính
hài hước và giễu nhại của người Việt hiện ra, để mỉa mai nghị định 176, tràn
trên các trang mạng. Người ta thấy một thanh niên đi bão mùa bóng đá, giương
cao tấm biển hài hước bán video vi phạm giao thông của mẹ vợ vì hết tiền. Nơi
khác, có ảnh một thanh niên ngồi ở ngã tư đường, mặt nhăn nhó với tấm bảng giới
thiệu vừa “khởi nghiệp”với nghề quay video tố cáo đồng bào vi phạm giao thông,
và kêu gọi mọi người hãy ”giúp đỡ”. Không ai nói trắng ra là nghị định 176 là
chính sách ghê tởm của Bộ công an trong việc biến một nhóm nhỏ hám lợi thành kẻ
cỗ vũ cho các mức phạt hút máu dân, mà có người nói rằng, công an bê gần 80%
hình thức từ Trung Quốc áp dụng cho Việt Nam.
Nhưng
nhân phẩm Việt Nam hôm nay hiện rõ không thống nhất. Không phải không có những
người chọn bán nhân phẩm theo lời mời của Bộ công an vì một món lợi hợp pháp.
Trên mạng Facebook, Tiktok… cũng xuất hiện những đoạn phim ngắn ghi lại cảnh những
kẻ săn người bị dân đi đường rượt đuổi, bị chất vấn, giữ lại trên đường… mọi thứ
náo loạn, gợi nhớ những ngày đầu quân Bắc Việt vào miền Nam, và những thành phần
ăn theo 30-4 xô nhau ra đường, chỉ tay buộc tội bất kỳ ai.
Mọi
thứ thật hấp dẫn với những người thiếu suy nghĩ và yếu lòng. Những bình luận
ban đầu tin vào con người không dễ bán nhân phẩm của mình giá rẻ cho công an,
đôi khi họ quên rằng đảng Cộng sản với gần một thế kỷ kiểm soát con người, đã
có đủ tay nghề để đưa những người dân bình thường trở thành kẻ thù của nhau, chỉ
vì “ủng hộ chủ trương”, “vạch mặt sai phạm”… theo tiếng hối thúc có danh có lợi
chính quyền. Ngoài nhân phẩm Việt của ông cha để lại, còn có nhân phẩm “cách mạng”.
Cải cách ruộng đất với bao thảm cảnh như đã thấy, đôi khi chỉ vì muốn lấy một
cái lu, một bộ chén đĩa đã đẩy không biết bao người chỗ chết.
Trên
mạng Zalo và Reddit đã xuất hiện những nhóm thầm kín trao đổi nhau các video vi
phạm, bán dưới giá tố cáo nhận được, hay mua lại để tránh bị phạt. Những chuyện
này chắc chắn công an biết, nhưng họ để mặc cho thị trường đen mua bán, vì biết
đâu, họ cũng là nhân tố góp phần vào đó. Trên đó, các video được chuộc với 50%,
70% giá vi phạm, có trao đổi riêng, thỏa thuận riêng.
Thị
trường mua bán nhân phẩm tầm quốc gia ngày càng rộn rịp, nhất là khi báo nhà nước
còn đưa bài khuyến khích, khen ngợi việc săn
người vi phạm. Người được phỏng vấn trên một bài báo, tên Tiên nói “”Vừa thể
hiện trách nhiệm với xã hội, vừa có cơ hội kiếm tiền thì tội gì không
làm". Chuyện cô Tiên nào đó trần tình, lại gợi nhớ năm 2012, khi quan hệ
Trung Quốc - Nhật Bản căng thẳng. Người Trung Quốc xuống đường đập phá các cửa
hàng Nhật. Đỉnh cao là khi một nhóm người đánh chết một con chó, chỉ vì là giống
chó Nhật. Một người mang xác con chó về, nói trên truyền thông lúc đó là ông ta
rất vui khi “vừa thể hiện tình yêu nước, vừa mang về làm bữa ngon. Thật là tiện
lợi đôi đường”.
--------------
Tham
khảo
https://vnexpress.net/tho-san-nguoi-vi-pham-luat-giao-thong-4837944.html
.
*Bài
viết không thể hiện quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment