Danielle
Smith vẫn muốn Canada đầu hàng
Max Fawcett | DVOnline
Posted
on January 26, 2025
https://dcvonline.net/2025/01/26/danielle-smith-van-muon-canada-dau-hang/
Đã
quá đủ về việc Trump ân xá.
Danielle
Smith chụp ảnh cùng Thượng nghị sĩ Florida (CH) Rick Scott tại buổi dạ tiệc trước
lễ nhậm chức. Cho đến nay, những cố gắng của bà nhằm tâng bốc và nịnh nọt chính
quyền Trump dỡ bỏ thuế nhập cảng trên dầu khí của Alberta vẫn chưa mang lại kết
quả nào.
Ảnh qua X/Twitter
Phe
ủng hộ chủ trương xoa dịu Trump của Postmedia và những chính khách Đảng Bảo thủ
ở Canada thậm chí vẫn đang chạy vòng quanh hô hào chiến thắng vì Donald Trump
hoãn đánh thuế nhập cảng ngay ngày đầu tiên nhậm chức như đã hứa và ngay cả khi
chính Trump tuyên bố rằng ông đã thay đổi quyết định. Ông ấy nói với những
phóng viên hôm thứ Hai, “Chúng tôi đang nghĩ đến mức 25% cho cả Mexico
và Canada. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm việc đó vào ngày 1 tháng 2.”
Đây là một đòn trời giáng đặc biệt đối với Thủ tướng tỉnh bang Alberta Danielle
Smith, người từng nhiệt tình và lớn tiếng ủng hộ việc đầu hàng chính quyền
Trump cũng như những ý tưởng bất chợt và rất không ăn nhập vào đâu của nó. Bà ấy
đã nhiều lần bất đồng với những đồng cấp tỉnh bang khác và cả với chính phủ
liên bang, cố gắng hết lần này đến lần khác để nịnh nọt Trump và tay chân của
ông ta miễn thuế nhập cảng cho ngành dầu khí của Alberta — một quyết định, đáng
được nhắc lại, thậm chí còn gây ra nhiều đau đớn hơn cho ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp của tỉnh bang này, và những khu vực sản xuất, chưa kể đến phần còn lại của
nền kinh tế quốc gia.
Bà ấy dường như tin rằng có một kết quả đôi bên lưỡng lợi ở đây, tất cả bằng chứng
đề cho thấy điều ngược lại. Đừng bận tâm rằng những chính sách năng lượng của
Trump, gồm cả quyết định ngày đầu nhiệm kỳ của ông về việc tuyên bố “tình trạng
khẩn cấp về năng lượng quốc gia” nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế Mỹ sản xuất
thêm dầu khí (“Drill baby drill”) và giảm giá dầu (vận động với Saudi và những
nước OPEC), trực tiếp trái ngược với lợi ích kinh tế của Alberta. Gần đây bà
Smith nói: “Người Mỹ muốn thống trị năng lượng trên toàn cầu và tôi tin rằng
cách tốt nhất để họ đạt được mục đích là Canada trở thành đối tác
trong lĩnh vực đó. Nếu yêu cầu của họ hợp lý thì hãy gặp họ giữa đường.”
Nhưng những yêu cầu của họ thậm chí còn không hợp lý chút nào, và việc gặp họ
giữa đường không phải là phong cách của Mỹ. Trump đã nhiều lần coi thâm hụt
thương mại của nước ông với Canada — một vấn đề hoàn toàn là do xuất cảng dầu
khí của chúng ta — như một hình thức trợ cấp hoặc thậm chí là trộm cắp, và cho
rằng thuế nhập cảng là một cách không rủi ro để khắc phục thâm hụt này. Ông nói
trong bài phát biểu nhậm chức: “Thay vì đánh thuế công dân của chúng
ta để làm giàu cho những nước khác, chúng ta sẽ đánh thuế và đánh thuế
những nước nước ngoài để làm giàu cho công dân của chúng ta.”
Công bằng mà nói, bà ấy không phải là chính khách Đảng Bảo thủ duy nhất ở
Canada đang cố gắng hết sức để tìm ra những cách thức mới và sáng tạo để đầu
hàng. Lãnh đạo đảng Bảo thủ BC John Rustad đã phát hành một video đổ lỗi cho thủ
tướng tỉnh bang BC, David Eby, về những mối đe dọa đối với sự thịnh vượng của tỉnh
bang của ông và đề nghị ông nên chấp nhận những tiền đề sai lầm của Trump về an
ninh biên giới mà chính phủ liên bang đã giải quyết. Rustad nói, “David Eby
đang gây nguy hiểm cho người dân ở tỉnh bnag này bằng cách đe dọa một
cuộc chiến thương mại thay vì thực sự tìm ra cách bạn hợp tác với người
Mỹ. Ontario, Saskatchewan và thậm chí cả Alberta đang tìm cách để họ làm
việc với người Mỹ chứ không phải lê giọng bằng những tu từ thương mại.”
Trong khi đó, Pierre Poilievre từ chối không cho biết quan điểm về việc liệu
ông có ủng hộ những mức thuế trả đũa Mỹ hay không. Thay vào đó, ông ấy nhảy vào
cỗ máy thời gian tưởng tượng để né tránh câu hỏi và nói về cách ông ấy sẽ phê
duyệt những đường dẫn dầu như Northern Gateway và Energy East. Những ứng cử
viên lãnh đạo đảng Tự do Mark Carney và Chrystia Freeland gần như không hề ngại
ngùng khi cả hai đều kêu gọi những biện pháp trả đũa “đánh từng đô la”.
Freeland nói trong buổi khai mạc cuộc vận động tranh cử hôm Chủ nhật: “Nếu quý
vị ép buộc chúng tôi, chúng tôi sẽ giáng một đòn thương mại lớn nhất mà Mỹ từng
phải chịu đựng.”
Chưa hết, đối với tất cả những nỗ lực thất bại trong việc xoa dịu và nịnh nọt
Trump, Smith dường như vẫn nghĩ rằng con đường nên đi là xoa dịu nhiều hơn — và
rằng mối đe dọa thực sự bằng cách nào đó đến từ Ottawa, chứ không phải
Washington. Hôm thứ Hai bà ấy nói với phóng viên, “Tôi thấy đau lòng khi họ cảm
thấy có thể lập luận rằng Alberta nên hy sinh lợi ích của mình để cố gắng thúc
đẩy một cuộc chiến thương mại nào đó. Tôi có một cách giải quyết khác. Hãy ngừng
tranh cãi với nhau và có thể chúng ta hãy cố gắng loại bỏ một số rào cản thương
mại nội bộ và có thể những thủ tướng đồng cấp của tôi có thể ngừng chặn những
đường ống khi chúng tôi đề nghị chúng.”
Toàn bộ vấn đề ở đây là ngăn chặn chứ không phải thúc đẩy một cuộc chiến thương
mại. Tất cả những đường ống mới trên thế giới sẽ không giúp ích được gì cho
Canada hay Alberta vào thời điểm hiện tại, xét đến thời gian khá dài cần có để
xây dựng chúng. Và không có vũ trụ nào mà chúng ta có thể vừa tăng xuất cảng
năng lượng sang Mỹ, như Smith đã nhiều lần đề nghị, vừa loại bỏ thâm hụt thương
mại của Mỹ với Canada, như Trump đã yêu cầu. Như kinh tế gia Kevin Milligan của
UBC đã lập luận trên Bluesky, không có lối thoát nào dễ dàng ở đây. “Chúng
ta không cân nhắc nỗi đau của mình so với nỗi đau của họ. Chúng
ta đang cố gắng gây iệt hại cho họ để được dỡ bỏ thuế nhập
cảng, và việc tự gánh chịu đau đớn bây giờ còn tốt hơn là quỳ gối
đầu hàng.”
Đây là điểm mà những người Bảo thủ tò mò muốn đầu hàng luôn bỏ sót. Quảng cáo
Trump về một số loại kết quả đôi bên cùng có lợi, như Smith luôn cố gắng thực
hiện, là sỉ nhục cách tiếp cận theo cách ông ấy nhìn thế giới. Như nhà báo
chuyên mục Canada Dan Gardner đã lập luận trong một tạp chí Substack gần đây
(và xuất sắc), quan điểm của Trump là “những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi
là điều được những kẻ ngu ngốc tin tưởng. Đây là lý do tại sao Trump rất coi
thường thương mại quốc tế và tại sao suy nghĩ của ông về thương mại và thâm hụt
thương mại giống với chủ nghĩa trọng thương đã thống trị thế kỷ 18 trước khi những
kinh tế gia ở thế kỷ 19 cho thấy rằng thương mại có thể khiến cả hai
bên trở nên giàu có hơn.”
Thủ tướng Alberta Danielle Smith đã dành nhiều tuần để cố gắng tâng bốc và nịnh
nọt Donald Trump miễn thuế cho Alberta. Đến một lúc nào đó, bà ấy sẽ phải quyết
định xem mình muốn chiến đấu vì Canada hay tiếp tục chiến đấu chống lại nó.
Giới
đàm phán Canada phải lưu ý đến những bài học lịch sử — cụ thể là ví dụ lịch sử
về Cuộc vây hãm Melos trong Chiến tranh Peloponnesian. Những lời kêu gọi công
lý và công bằng từ phía người Athen đã không thấu tai người Melosian , trong
khi những đồng minh của họ ở Sparta biến mất khi đồng minh cần họ nhất. Họ học
được quá muộn, cách duy nhất để sinh tồn là chiến đấu. Gardner viết: “Chúng
ta cần phải làm cho tên man rợ đó đổ máu. Chúng ta hoặc đe dọa
trả thù dã man làm Trump thiệt hại và tàn phá chúng ta hoặc
chúng tôi dần dần bị đánh bại và phải chịu sự trừng phạt.”
Quý vị sẽ nghĩ rằng một phong trào chính trị tôn thờ Winston Churchill — chính
phủ của Smith đã dựng một bức tượng mới của ông trong khuôn viên những văn
phòng chính phủ của họ ở trung tâm thành phố Calgary vào mùa hè năm ngoái — sẽ
hiểu được điều này. Như Churchill đã biết quá rõ, những kẻ bắt nạt không tin
vào những thứ như ngoại giao hay phép lịch sự, và việc thể hiện sự yếu kém chỉ
là lời mời gọi họ khoa trương sức mạnh nhiều hơn. Có lẽ ai đó có thể đặt một bức
tượng của Neville Chamberlain sau khi chuyện này kết thúc để giúp mọi người nhớ
rằng sự phục tùng không phải là con đường dẫn đến chiến thắng.
©
2025 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
________________________
Nguồn: Danielle Smith still wants us to
surrender | Max Fawcett | Canada’s National Observer | January 22nd 2025.
No comments:
Post a Comment