Thursday, 30 January 2025

TIN LIÊN QUAN TỚI THÁI LAN, MYANMAR & PHILIPPNES (Reuters & VOA)

 



NỘI DUNG :

Thái Lan kỳ vọng tuyến đường sắt cao tốc nối Trung Quốc sẽ hoạt động từ năm 2030

Reuters

.

Người tị nạn Myanmar sắp bị xuất viện đột ngột ở Thái Lan vì Mỹ dừng viện trợ

Reuters

.

Thử thách cam kết của Mỹ ở Biển Đông, Trung Quốc gây sức ép lên Philippines

VOA News

 

=====================================================

Thái Lan kỳ vọng tuyến đường sắt cao tốc nối Trung Quốc sẽ hoạt động từ năm 2030

Reuters

29/01/2025

https://www.voatiengviet.com/a/7955521.ht

 

Chính phủ Thái Lan hôm 29/1 nói rằng họ dự kiến tuyến đường sắt cao tốc dài 609 km kết nối nước này với Trung Quốc qua Lào sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2030, muộn hơn gần một thập kỷ so với kế hoạch ban đầu.

 

https://gdb.voanews.com/01460000-0aff-0242-5110-08da67f450bd_cx0_cy3_cw0_w1023_r1_s.jpg

Người tham dự đang xem triển lãm đường sắt cao tốc trong lễ khởi công hợp tác giữa Thái Lan và Trung Quốc về phát triển đường sắt cao tốc Bangkok-Nong Khai tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan, vào ngày 21 tháng 12 năm 2017.

 

Hơn một phần ba công trình xây dựng đã hoàn thành ở đoạn nối thủ đô Bangkok với thành phố Nakhon Ratchasima, cách đó khoảng 220 km và toàn bộ tuyến đến Nong Khai tại biên giới với Lào sẽ sẵn sàng vào năm 2030, người phát ngôn của chính phủ Thái Lan Jirayu Houngsub cho biết.

 

Tuyến đường sắt trị giá 6 tỷ đô la, dài 1.000 km từ thủ đô Viêng Chăn của Lào đến thành phố Côn Minh ở phía tây nam Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động vào năm 2021, một dự án do Bắc Kinh sở hữu 70%. Tuyến đường đó sẽ kết nối với Nong Khai của Thái Lan qua Viêng Chăn, cách đó khoảng 25 km.

 

“Đây là cơ hội để Thái Lan kết nối với nền kinh tế toàn cầu”, ông Jirayu nói, đồng thời thêm rằng điều này sẽ đưa Thái Lan đến gần hơn với mục tiêu trở thành trung tâm hậu cần.

Thông báo được đưa ra một năm sau khi Trung Quốc thúc giục Thái Lan đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường sắt.

 

Các cuộc thảo luận về tuyến đường sắt đã bắt đầu gần hai thập kỷ trước và Thái Lan, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận về việc xây dựng tuyến đường sắt này vào năm 2017 với kế hoạch bắt đầu hoạt động vào năm 2021. Nhưng việc xây dựng đã bị chậm trễ do những bất đồng về tài chính và thiết kế, cũng như thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19.

 

Kế hoạch này là một phần trong sáng kiến thương mại và cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bao gồm các kế hoạch cho ba tuyến đường sắt bắt đầu từ Côn Minh đi qua Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

 

Việt Nam có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 1.541 km nối liền hai thành phố lớn nhất của mình là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với chi phí hơn 67 tỷ đô la, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2035. Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt trị giá 7,2 tỷ đô la từ biên giới giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng và thành phố Hạ Long.

 

 

 

 

 

.

Người tị nạn Myanmar sắp bị xuất viện đột ngột ở Thái Lan vì Mỹ dừng viện trợ

Reuters

29/01/2025

https://www.voatiengviet.com/a/7955390.html

 

Các trung tâm y tế phục vụ hàng chục ngàn người tị nạn ở biên giới Thái Lan-Myanmar đã được lệnh đóng cửa sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đóng băng hầu hết viện trợ nước ngoài vào tuần trước, buộc các quan chức Thái Lan phải chuyển những bệnh nhân đau yếu nhất đến các cơ sở khác.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-221a-08dc6124ffe6_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.png

Người tị nạn Myanmar ở Maesot, biên giới Thái Lan giáp với Myanmar.

 

Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), đơn vị tài trợ cho các phòng khám bằng sự trợ giúp của Mỹ, đã yêu cầu các cơ sở này đóng cửa vào thứ Sáu, ngày 31/1, theo một quan chức địa phương và hai thành viên ủy ban.

 

IRC không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

 

Tuần trước, ông Trump đã tạm dừng viện trợ phát triển từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ trong 90 ngày để đánh giá tính tương thích với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông.

 

Việc đóng băng đã khiến lĩnh vực viện trợ toàn cầu, vốn được Mỹ tài trợ rất nhiều, rơi vào hỗn loạn.

 

Hiện vẫn chưa rõ tác động của lệnh miễn trừ hỗ trợ nhân đạo cứu người trong thời gian tạm dừng 90 ngày do Bộ Ngoại giao ban hành vào thứ Ba sẽ như thế nào, hoặc có bao nhiêu trung tâm trong 9 trại tị nạn với khoảng 100.000 người bị ảnh hưởng.

 

Các cơ sở y tế trên biên giới phục vụ hàng chục ngàn người tị nạn từ Myanmar, nơi đang bị xung đột tàn phá.

 

Bweh Say, một thành viên của ủy ban tị nạn tại trại Mae La, quận Tha Song Yang, và là một giáo viên địa phương cho biết vào thứ Tư rằng IRC đã cho bệnh nhân xuất viện và ngăn những người bao gồm phụ nữ mang thai và những người khó thở phụ thuộc vào bình oxy sử dụng thiết bị và thuốc của họ.

 

Họ cho biết hệ thống phân phối nước và xử lý rác thải của trại, mà tổ chức này đã hỗ trợ, cũng bị ảnh hưởng.

 

Người thân của một số người được xuất viện đang “cố gắng tìm bình oxy” để mang về nhà, Bweh Say cho biết thêm.

 

Khoảng 50 bệnh nhân đã được xuất viện, trong khi một số bệnh nhân bị bệnh nặng vẫn ở lại bệnh viện Mae La, bao gồm một đứa trẻ đang hồi phục sau ca phẫu thuật tim, giáo viên này cho biết, nhưng từ chối nêu tên vì không được phép phát biểu công khai.

 

“Thông thường, bệnh viện đó tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày và hiện tại không còn ai nữa”, giáo viên này cho biết.

 

Chucheep Pongchai, thống đốc tỉnh Tak, nói với truyền thông Thái Lan rằng những bệnh nhân bị bệnh nặng nhất sẽ được chuyển đến các bệnh viện nhà nước địa phương, đồng thời cho biết thêm rằng các quan chức đã yêu cầu IRC sử dụng thiết bị của họ.

 

Tiến sĩ Tawatchai Yingtaweesak, Giám đốc bệnh viện Tha Song Yang, cho biết ông đang đến trại để đánh giá tình hình bệnh nhân.

 

“Chúng tôi phải đánh giá xem bệnh nhân nào có thể về nhà, bệnh nhân nào cần hỗ trợ oxy...”, ông nói với Reuters qua điện thoại.

 

Nai Aue Mon, giám đốc chương trình của Tổ chức Nhân quyền Monland (HURFOM), một tổ chức cơ sở ở miền nam Myanmar, cho biết ngày càng có nhiều lo ngại rằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản trong các trại sẽ không được đáp ứng.

 

“Thật đáng sợ vì những người tị nạn này hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ này cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng ngày của họ”.

 

.

 

 

.

Thử thách cam kết của Mỹ ở Biển Đông, Trung Quốc gây sức ép lên Philippines

VOA News

29/01/2025

https://www.voatiengviet.com/a/thu-thach-cam-ket-cua-my-o-bien-dong-trung-quoc-gay-suc-ep-len-philippines/7953741.html

 

Hơn một tuần sau khi Bắc Kinh và Manila đạt được thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông, Philippines đã cáo buộc các tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập, quấy rối và có “hành động hung hăng” mới.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-f709-08dc4a7cd55c_w1023_r1_s.jpg

Tàu cảnh sát biển lớn Trung Quốc được máy bay trực thăng yễm trợ ngăn chặn hai tàu của Philippines chở các nhà khoa học lên hai đê cát tại bãi cạn Sandy Cay ở biển Đông, ngày 21/3/2024.

 

Hơn một tuần sau khi Bắc Kinh và Manila đạt được thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông, Philippines đã cáo buộc các tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập, quấy rối và có “hành động hung hăng” mới.

 

Các nhà phân tích cho biết chiến dịch gây sức ép, đã gia tăng trong những ngày gần đây, là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thử thách cam kết hỗ trợ Philippines của Hoa Kỳ.

“Họ muốn xem họ có thể thúc đẩy Philippines đi xa đến đâu dưới chính quyền mới của Hoa Kỳ”, ông Ja Ian Chong, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, nói với VOA qua điện thoại.

 

Trong một tuyên bố được đưa ra trên nền tảng mạng xã hội X vào ngày 25/1 tuần trước, lực lượng cảnh sát biển Philippines cho biết hai tàu của Cục Thủy sản Philippines đã chạm trán với “hành động hung hăng” từ ba tàu cảnh sát biển Trung Quốc khi đang trên đường đến Sandy Cay để khảo sát khoa học biển vào ngày 24/1 tuần trước.

 

Trong một đoạn video do Manila công bố, một tàu cảnh sát biển lớn của Trung Quốc đã được nhìn thấy di chuyển cách một tàu Philippines vài mét. Một video khác cho thấy một chiếc trực thăng của Trung Quốc vờn phía trên hai chiếc thuyền bơm hơi chở các thành viên thủy thủ đoàn Philippines.

 

Phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát biển Philippines Jay Tarriela cho biết các tàu của Philippines đã buộc phải dừng cuộc khảo sát khoa học do “sự quấy rối liên tục và sự coi thường an toàn” của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc.

 

Đáp lại cáo buộc của Manila, Bắc Kinh nói các tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã “ngăn cản” hai tàu của Philippines cố gắng “đổ bộ” lên Sandy Cay.

 

“Các tàu đã cố gắng đổ bộ trái phép lên rạn san hô và lấy mẫu cát. Các tàu của Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc [CCG] đã hợp pháp cản trở lộ trình của các tàu Philippines và cảnh báo họ tránh xa”, phát ngôn viên lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc Liu Dejun nói trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 24/1 tuần trước.

 

Trung Quốc coi hầu hết Biển Đông là lãnh thổ của mình và đang tham gia vào một loạt các tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Philippines, có các yêu sách chồng lấn đối với tuyến đường thủy chiến lược này.

 

Ngoài sự kiện gần Sandy Cay, lực lượng cảnh sát biển Philippines cho biết các tàu của họ đã ngăn chặn thành công các tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động ở vùng biển gần bờ biển của tỉnh Zambales của Philippines kể từ ngày 24/1 tuần trước.

 

“Tàu của Lực lượng cảnh sát biển Philippines [PCG] đã duy trì khoảng cách 90-100 hải lý với Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”, ông Jay Tarriela thuộc lực lượng cảnh sát biển Philippines nói trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X vào ngày 26/1.

 

Chiếc BRP Cabra thực sự ngăn cản Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc khỏi bờ biển Zambales. Chiếc BRP Cabra, mặc dù có kích thước nhỏ hơn so với tàu CCG-3103 của Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc, đã thành công trong việc ngăn chặn tàu Trung Quốc tiến gần hơn đến bờ biển Zambales.

 

Sau đó vào ngày 27/1, lực lượng cảnh sát biển Philippines cho biết các tàu của họ đã bị các tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cản trở khi cố gắng vớt thi thể của một ngư dân Philippines chết từ một tàu đánh cá Philippines.

 

Chuỗi sự kiện này xảy ra hơn một tuần sau khi các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và Philippines tuyên bố sẽ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua các cuộc đối thoại trong một cuộc tham vấn song phương.

 

Mặc dù thỏa thuận đã cho phép Philippines tiến hành các nhiệm vụ tiếp tế cho lực lượng của mình gần Bãi Cỏ Mây đang tranh chấp kể từ cuối năm ngoái, một số chuyên gia cho rằng các sự cố mới nhất là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Bắc Kinh nhằm gây chia rẽ giữa Manila và Washington.

 

Ông Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nói: “Bắc Kinh không hài lòng với lập trường quyết đoán của Manila ở Biển Đông và mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Hoa Kỳ, vì vậy [những yếu tố này] đóng vai trò là lý do biện minh thuận tiện cho Bắc Kinh cố gắng gây sức ép với Manila ở Biển Đông”.

 

Bất chấp sự hung hăng dai dẳng của Trung Quốc, ông Koh cho biết một số người ở Manila nghĩ rằng Philippines có thể duy trì cách tiếp cận hiện tại của mình ở Biển Đông vì có sự ủng hộ đối với lập trường quyết đoán hơn với Trung Quốc từ cả hai đảng tại Mỹ và một số quan chức chính quyền Trump, bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio và Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Mike Waltz, vốn đã nhắc lại cam kết bảo vệ “vững chắc” của Washington đối với Philippines trong các cuộc tương tác với các đối tác Philippines của họ vào tuần trước.

“Manila có vẻ lạc quan thận trọng hơn rằng họ có thể duy trì chính sách hiện tại, khi biết rằng có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho chính sách đó”, ông nói với VOA qua điện thoại.

 

Để chống lại chiến dịch gây sức ép của Bắc Kinh, ông Don McLain Gill, giảng viên nghiên cứu quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines, cho biết điều quan trọng đối với Philippines và các đồng minh, bao gồm cả Hoa Kỳ, là duy trì sự hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực như tập trận hải quân chung.

 

Vì Trung Quốc dự kiến sẽ “tiếp tục gây sức ép buộc Philippines khuất phục bằng các hoạt động vùng xám, hiện đang chuyển từ cường độ thấp sang cường độ cao, nên điều này phải được giải quyết bằng các hoạt động hiện diện mạnh mẽ hơn giữa liên minh và các đối tác cùng chí hướng, cùng với việc tiếp tục hỗ trợ cho quá trình hiện đại hóa quân đội Philippines theo Khái niệm Phòng thủ Toàn diện Quần đảo”, ông nói với VOA trong một phản hồi bằng văn bản.

 

Tuy nhiên, với thông báo của chính quyền Trump về việc đình chỉ nguồn tài trợ mới cho hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ trong 90 ngày, ông Chong ở Singapore cho biết Bắc Kinh có thể nghĩ rằng có một cơ hội để gây sức ép với các quốc gia như Philippines.

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats