Ngọc Vinh
28/01/2025
https://baotiengdan.com/2025/01/28/lai-phai-noi-ve-nick-ut/
Định
khép phím chuẩn bị đón giao thừa, nhưng được nhiều người nổi tiếng hỏi thăm về
bộ phim tài liệu vừa được trình chiếu tại một liên hoan phim nước ngoài, nên
tôi đành phải viết mấy dòng.
Bộ
phim cho rằng phóng viên ảnh nổi tiếng Nick Út không phải là tác giả của tấm ảnh
đoạt giải Pulitzer “Em bé Napalm”.
Gần
hai năm trước đây, tôi đã viết về câu chuyện được mô tả trong bộ phim ấy. Trang
phây Ngọc Vinh của tôi sau đó đã bị đánh sập (Facebook khóa vĩnh viễn), không
biết bài viết ấy có liên quan gì không và ai đứng sau việc khóa mõm của tôi?
Tôi
không muốn kể lại chi tiết chuyện cũ, chỉ nói rằng chính tôi là người tìm ra
ông Nghệ (ảnh 1 – ai tự nhận mình tìm ra ông Nghệ là gian dối rồi) sau nửa thế
kỷ ông sống trong bóng tối, khi những người muốn tìm ông để lật tẩy Nick Út đã
bó tay.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/1-63-1068x1424.jpeg
Tác
giả Ngọc Vinh (phải) và ông Huỳnh Văn Nghệ. Nguồn: Vinh Râu
Số
phận khiến tôi viết về Nick Út nhân 25 năm ngày Sài Gòn thất thủ, sau đó lại sắp
xếp để tôi gặp người chủ mưu lật tẩy Nick Út, rồi tìm ra ông Nghệ. Nếu tôi
không tìm thấy ông Nghệ, sẽ không có bộ phim đang gây tiếng vang bây giờ.
Khi
tôi gặp, ông Nghệ đã 86 tuổi, độ tuổi nhớ nhớ quên quên. Xin nói thật, trực
giác một nhà báo mách bảo tôi rằng Nick Út chỉ là kẻ ăn may (xin miễn cho tôi
nói rõ ăn may là thế nào) và rất có thể (tôi nhấn mạnh chữ “có thể” mà không
xác quyết điều gì) anh ta không phải là người chụp tấm ảnh ấy, nhưng chứng cứ
mà đoàn làm phim có trong tay (là hai nhân chứng trên 80 tuổi) không đủ để chứng
minh Nick Út không phải là kẻ chụp tấm ảnh kia.
Chứng
cứ quyết định phải là bút tích nhân viên Văn phòng AP xác nhận có nhận cuộn
phim chụp em bé Napalm của ông Nghệ, cũng như chữ ký của ông Nghệ nhận 20 USD;
nếu không có nó thì dù đoàn làm phim có nỗ lực thế nào, nhiều khả năng là thua.
Chỉ
có hai kẻ chứng minh được điều đó là trưởng văn phòng hãng tin AP tại Sài Gòn
thời điểm cả thế giới chấn động vì tấm ảnh (ông này đã chết – cũng là một phóng
viên ảnh nổi tiếng đoạt 2 giải Pulitzer) và chính… AP.
AP
biết rõ là bộ phim, dù có tạo ra tiếng vang gì đó cũng không thể chứng minh
Nick Út là kẻ giả mạo. Nếu ra tòa, không thẩm phán nào chấp nhận chứng cứ lỏng
lẻo như vậy.
Một
nhà báo người Việt khá nổi tiếng sống ở Mỹ hỏi tôi rằng, sau khi bộ phim trình
chiếu, anh thấy Nick Út vẫn nhởn nhơ tại Cali mà chẳng lo lắng gì? (Ảnh 2 bên
dưới).
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/2-30.jpg
Tôi
trả lời, vì anh ta biết mình được AP bảo vệ. AP bảo vệ anh ta cũng là bảo vệ
chính mình.
Không
dễ để một hãng tin danh tiếng lâu đời như vậy bị đánh bại, dù cho 10 bộ phim chứ
không chỉ 1. Đừng hòng moi chứng cứ từ AP. AP sẽ không bao giờ để mình bị dìm
xuống bùn.
Tôi
biết vậy nên đã từ chối tham gia bộ phim sau khi giao ông Nghệ cho những người
làm phim.
_______
Ảnh
3+4: Bài báo tôi viết về Nick Út và cuốn sách có in bài báo đó.
Ảnh
3 : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/3-16-1024x679.jpg
Ảnh
4 : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/4-11-822x420.jpg
Ảnh
5: Poster bộ phim
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/5-4.jpg
-------------
RFI: Ai thực sự là tác giả của bức ảnh lịch
sử “Em bé napalm”?
Thụy
My
28-1-2025
Trang
web của Le Monde nêu ra nghi vấn về tác giả thực sự của bức ảnh
nổi tiếng “Em bé napalm”, bé gái bị phỏng nặng vừa chạy vừa khóc trên đường sau
trận bom tại một làng ở Trảng Bàng năm 1972. Tấm ảnh đại diện cho sự khủng khiếp
của chiến tranh Việt Nam đã mang lại giải thưởng danh giá Pulitzer.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/1-64-768x456.jpeg
Bức
ảnh lịch sử của AP ký tên Nick Út đang bị tranh cãi. Các trẻ em trong ảnh từ
trái sang : Phan Thanh Tâm, Phan Thanh Phúc (hai em trai của Kim Phúc), Kim
Phúc, và anh chị em họ Hồ Văn Bốn, Hồ Thị Tịnh. Phía sau là những quân nhân của
sư đoàn 25 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa. ASSOCIATED PRESS – Nick Ut
Nghi vấn
đề tên Nick Út để đền bù vì người anh tử trận
Bộ
phim tài liệu The Stringer (Người cộng tác viên) được chiếu
hôm thứ Bảy 25/01 tại Liên hoan Sundance ở Hoa Kỳ đã tố cáo bức ảnh huyền thoại
thật ra không phải do Nick Út chụp, mà là một phóng viên ảnh độc lập người Việt.
Cuộc điều tra này làm rung chuyển giới nhiếp ảnh báo chí, vì tấm ảnh thuộc loại
có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ, đã lay động dư luận Mỹ chống chiến tranh Việt Nam
và khiến Nick Út nổi tiếng khắp thế giới.
Tên
thật là Huỳnh Công Út, sau khi mất hai người anh trong chiến tranh, Nick Út được
nhận vào làm cho hãng Associated Press (AP) lúc vẫn còn tuổi thiếu niên để nuôi
gia đình. Nạn nhân Kim Phúc được chính quyền Việt Nam dùng làm công cụ tuyên
truyền, nhưng sau đã chạy khỏi đất nước và trở thành đại sứ hòa bình của
Unesco. Làm thế nào mà phía sau bức ảnh quá nổi tiếng, xuất hiện trên vô số cuốn
sách và bài báo, lại là một sự gian dối ?
Bộ
phim của Bảo Nguyễn dẫn dắt người xem lần theo cuộc điều tra ở Việt Nam, Pháp
và Hoa Kỳ của cựu phóng viên ảnh người Anh Gary Knight, hiện là giám đốc
Fondation Seven ở vùng Bouches-du-Rhône. Nhân chứng hàng đầu là Carl Robinson,
biên tập viên hình ảnh cho AP ở Saigon năm 1972.
Ông
Carl Robinson khẳng định đã phải nói dối theo lệnh của Horst Faas, giám đốc phụ
trách của AP qua đời năm 2012. Ông Faas yêu cầu ghi tên Nick Út, nhân viên
chính thức của hãng thay vì một phóng viên ảnh độc lập người Việt. Nhiều thập
niên sau, bị lương tâm cắn rứt Carl Robinson quyết định nói lên sự thật. Horst
Faas do quá xúc động vì Huỳnh Thành Mỹ, anh của Nick Út tử nạn khi đi làm phóng
sự cho AP, nên muốn đền bù.
Hành
trình đi tìm một sự thật cách đây hơn nửa thế kỷ
Nhờ
sự trợ giúp của nhà báo người Việt Lê Văn, ê-kíp đã đưa ra lời kêu gọi trên
Facebook nhờ tìm kiếm tác giả thật – có xuất hiện ở một trong những tấm hình chụp
vào lúc đó. Họ đã thành công : ông Huỳnh Văn Nghệ lên tiếng cho biết ông chính
là người đã lái xe chở đoàn quay phim NBC đến địa điểm bom nổ, và là tác giả bức
ảnh. Ông nói : « Tôi làm việc rất vất vả để có được hình ảnh đó,
nhưng Nick Út hưởng hết ». Ông Nghệ, sống ở Mỹ từ
năm 1975, cho biết Horst Faas trả cho ông 20 đô la về tấm ảnh, và cho thêm mấy
cuộn phim.
Anh
của ông, cựu nhà báo Trần Văn Thân 92 tuổi, phụ trách âm thanh của NBC đi chung
với ông Nghệ và sau đó cùng mang cuộn phim đến AP, đã xác nhận điều này. Ông
Nghệ nói rằng các phóng viên ảnh độc lập ít khi được ghi tên cho các bức ảnh,
và trong nhiều năm ông không dám lên tiếng vì không có bằng chứng. Vợ ông bị sốc
với tấm ảnh bé gái trần truồng đã liệng vô thùng rác, con gái ông vẫn còn nhớ
chuyện này.
Ê-kíp
làm phim sau đó tiếp xúc với Index, một hiệp hội Pháp nổi tiếng với các cuộc điều
tra về bạo lực cảnh sát, chuyên dựng lại sự kiện bằng video hay 3D. Nghiên cứu
những tấm ảnh và video vào lúc diễn ra sự kiện, Index kết luận Nick Ut không thể
là tác giả vì đứng quá xa cô bé ; và người chụp là trong nhóm nhà báo ở vị trí
của ông Huỳnh Văn Nghệ.
Bộ
phim tài liệu này cực kỳ tai hại cho AP mà uy tín có được từ tính chính trực,
nay bị tố cáo đã bao che cho một sự dối trá, thiếu thận trọng thậm chí phân biệt
đối xử với các cộng tác viên người Việt, cuộc sống bấp bênh, nghèo khó. Kim
Phúc tuy không nhớ mặt người chụp ảnh vẫn ủng hộ Nick Ut.
Về
phía AP đã tự điều tra trong 6 tháng trên cơ sở thông tin do Gary Knight cung cấp,
và kết luận « không có lý do nào để tin rằng một người khác chứ
không phải Nick Út đã chụp ảnh ». Đồng thời cáo buộc ông Carl
Robinson bất mãn vì bị sa thải năm 1978. AP tuyên bố sẵn sàng có những động
thái cần thiết sau khi xem xét hết các bằng chứng, luật sư của Nick Út cho biết
có ý định kiện các tác giả phim vì vu khống. Le Monde nhận định,
ngoài những tranh cãi, vấn đề còn là tài chánh vì sự nổi tiếng cùng với tác quyền
từ bức ảnh.
No comments:
Post a Comment