Có
thêm cơ hội nào cho cộng đồng gốc Việt tại Quốc hội Liên Bang Hoa kỳ?
29/01/2025
Ngày
3 tháng Giêng, 2025, Luật sư Derek Trần tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Liên bang
Hạ viện Mỹ, đại diện cho địa hạt 45 tiểu bang California. Đây là lần đầu tiên cộng
đồng gốc Việt đông nhất tại Mỹ có một đại diện tại chính trường liên bang.
Nhưng đây không phải lần đầu tiên một người Mỹ gốc Việt được bầu vào Hạ viện
Liên bang Hoa Kỳ.
https://gdb.voanews.com/11f64e4b-baa0-46e3-a9ea-f8c29e3da2cb_w1023_r1_s.jpg
Dân
biểu Derek Trần.
California,
lần đầu, sau 50 năm
Năm
2008, luật sư Joseph Cao Quanh Ánh thuộc đảng Cộng hòa được bầu vào Hạ
viện Liên bang, đại diện cho khu vực bầu cử số 2, tiểu bang Louisana. Ông Ánh
không thành công trong việc tái tranh cử vào năm 2010.
Tại
Florida, giáo sư môn thương mại kinh doanh ở Đại học Rollins, Florida, bà
Stephanie Murphy, tên Việt là Đặng Thị Ngọc Dung, thuộc đảng Dân chủ, là phụ
nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Liên bang Mỹ vào tháng 11 năm
2016, đại diện cho khu vực bầu cử số 7, bang Florida. Bà tái đắc cử hai lần nữa
vào năm 2018 và 2020.
Ông
Ánh và bà Murphy đắc cử tại những khu vực không có đông đảo người Việt sinh sống.
Luật
sư Derek Trần,
thuộc đảng Dân chủ, đánh bại đương kim dân biểu Michell Steel, gốc Hàn, đang phục
vụ nhiệm kỳ 2, với chỉ hơn 600 phiếu, đã đáp ứng được nguyện vọng của cộng đồng
người gốc Việt miền Nam California, nơi được mệnh danh là Thủ đô của người Việt
tị nạn tại Mỹ sau gần 50 năm, là có được người đại diện tại Hạ viện Liên bang,
bất kể thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa.
Luật
sư Derek Trần tên khai sanh là Trần Đức Truyền, 44 tuổi, tuyên thệ nhậm chức
vào ngày 3 tháng Giêng, 2025, và sau đó tổ chức một cuộc họp báo để cám ơn cử
tri và nhất là cộng đồng người Việt ở California đã ủng hộ ông trong cuộc tranh
cử gay go và sít sao.
Ông
cũng đưa ra những điểm chính trong lịch trình làm việc trong hai năm tới để phục
vụ cử tri đơn vị của mình. Và hẳn nhiên, là con trai trong một gia đình tị nạn
Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư, 1975, ông không quên vấn đề nhân quyền tại Việt
Nam.
Khi
được VOA hỏi về vấn đề này, ông cho biết sẽ giải thích cũng như chia sẻ quan điểm
với các dân biểu khác nhằm thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Cũng
trong cuộc họp báo này, vị tân dân biểu nói về những vấn đề cụ thể ông quan tâm
trong hai năm tới:
“Hạ
tầng cơ sở ở California là điều ưu tiên cần phải mở rộng, như đường xe lửa, đường
cao tốc và còn vấn đề di dân nữa. Nên nhớ là chúng ta là di dân, trải qua nhiều
khó khăn nên chúng ta không đóng cửa biên giới nhưng tạo ra một tiến trình để mọi
người có thể nạp đơn xin tị nạn.”
Cùng
đi với dân biểu Derek Trần đến Washington DC còn có một số ủng hộ viên tích cực
vận động góp phần vào thành công của ông. Trong số này có ông Đinh Xuân Quân, một
tiến sĩ kinh tế.
Ông
Quân cho biết tuy đã hơn 80 tuổi nhưng ông cũng như các tình nguyện viên khác
đã gõ cửa khoảng 4.000 nhà để kêu gọi ủng hộ luật sư Derek Trần.
Ông
Quân nêu lên những khó khăn mà chiến dịch tranh cử của luật sư Derek Trần gặp
phải, nhất là khi vận động người Mỹ gốc Việt tại các thành phố Westminter,
Garden Grove và Fountain Valley thuộc Quận Cam. Ông nói:
“Tại
các thành phố Westminter, Garden Grove và Fountain Valley thuộc Quận Cam, người
ta chưa biết ông Derek Trần nhiều, mà ở California rất nhiều cử tri đi bầu bằng
cách bỏ phiếu qua đường bưu điện. Mấy người bên phía bà Michelle Steel đã đi vận
động rất lâu trước đó. Khi Derek Trần tới thì gặp khó khăn. Không những khó
khăn mà còn đi chậm nữa. Đó là khó khăn đầu tiên.”
Ông
Quân nói tiếp: “Thứ hai, chính tôi đi gõ cửa, nhiều người họ nói họ là sĩ quan
Việt Nam Cộng hòa, chỉ bầu cho đảng Cộng hòa thôi. Do đó nhiều khi mình nói thì
họ nói mình là Cộng sản. Họ nghe nhiều tin giả (fake news) nói rằng Dân chủ là
Cộng sản; mà Derek Trần là Dân chủ.”
Tuy
nhiên, ông Quân nói thêm, Derek Trần được các lãnh tụ cao cấp của Đảng Dân chủ
đến tận Little Saigon để ủng hộ, chẳng hạn cựu Tổng thống Bill Clinton, lãnh tụ
khối thiểu số Hạ viện, Hakeem Jeffries, và dân biểu Adam Schiff của California.
Tại quận Los Angeles trong địa hạt tranh cử của mình, Derek Trần được sự ủng hộ
của các cử tri Mỹ gốc Latin và người Mỹ trắng.
Nhiều
người tự hỏi tại sao mãi đến bây giờ đơn vị 45 gồm Quận Cam và một phần quận
Los Angeles mới có dân biểu gốc Việt trong Hạ viện Liên bang mặc dù nơi đây có
đông đảo người Việt sinh sống.
‘Thiên
thời, địa lợi, nhân hoà’
Cựu
Dân biểu Hạ viện tiểu bang California thuộc đảng Cộng hòa, luật sư Trần Thái
Văn, từng ra ứng cử dân biểu liên bang nhưng không thành công, hiện là Phó Chủ
tịch Cơ quan Thủy cục Quận Cam, một chức vụ dân cử, giải thích:
“Trong
quá khứ, địa hạt của các dân biểu liên bang thì cộng đồng Việt Nam bị một số
chính khách của hai đảng chia ba xẻ bảy, không giữ được một khối. Năm 2022 khi
vẽ lại địa hạt bầu cử thì cộng đồng Việt Nam tương đối, tương đối thôi, được giữ
lại như một khối cử tri lớn, và có thể là lớn nhất, trong địa hạt dân biểu liên
bang.”
Luật
sư Trần Thái Văn phân tích, không như việc ứng cử vào các chức vụ tại các quân
hạt, thành phố, với số cử tri không đông đảo, ứng cử dân biểu liên bang tại một
khu vực thường có dân số từ 700.000 đến một triệu người, khó khăn hơn nhiều, nhất
là về mặt tài chánh và cần có sự ủng hộ tích cực của đảng, Cộng hòa hay Dân chủ,
ở địa phương.
Trả
lời câu hỏi của VOA về phương cách để có tiếng nói của cộng đồng Việt trong các
cơ quan lập pháp liên bang, chẳng hạn như ứng cử với tư cách đảng viên Cộng hòa
tại những nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số hay ứng cử dưới nhãn hiệu của đảng Dân
chủ tại những nơi đảng Dân chủ chiếm lĩnh, luật sư Trần Thái Văn nói:
“Ứng
cử viên phải biết về địa hạt. Một địa hạt liên bang trung bình đại diện 750.000
cư dân. Đây là một địa hạt khá lớn. Nếu địa hạt đó là Dân chủ thì chắc chắn là
một ứng viên Cộng hòa ra tranh cử thì rất khó khăn. Nhưng nếu địa hạt đó Cộng
hòa thì một ứng cử viên Cộng hòa với sự ủng hộ của đảng ở địa phương, tiểu bang
cũng như liên bang trung ương thì có nhiều cơ hội đắc cử hơn.”
Luật
sư Trần Thái Văn nói thêm: “Nên có nhiều yếu tố để một ứng cử viên thành công.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Dù cho mình có giỏi đến đâu, mình không có những
yếu tố đó, thì vẫn thất bại như thường. Tại Quốc hội Mỹ, nhiều dân biểu, nhiều
ông bà rất yếu kém nhưng không biết tại sao họ làm dân biểu liên bang được.”
Cử
tri “trước tiên”
Luật
sư Steven Điêu, người Mỹ gốc Việt, công tố viên Quận Harris, Thành phố Houston,
Texas, một người am hiểu tình hình chính trị nước Mỹ, giải thích về trường hợp
của dân biểu Derek Trần:
“Orange
County có thể nói là thủ phủ của đảng Cộng hòa. Tổng thống Ronald Reagan là người
đầu tiên biến Orange County thành thủ phủ của đảng Cộng hòa khi ông đắc cử năm
1980, nhưng mà 45 năm sau, Orange County có thể thiên về Dân chủ vì số người bảo
thủ, cao niên ít đi, và số người trẻ sanh trưởng ở đây đầu óc phóng khoáng hơn.
Bây giờ chúng ta thấy số cử tri ở khu vực Orange County của Việt Nam cũng từ từ
đang thiên về cấp tiến, tức là thiên về dân chủ. Nhưng bây giờ vẫn còn là
50/50. Trước đây là bà Loretta Sanchez, bây giờ là Derek Trần.”
Hiện
dân biểu Derek Trần và cựu dân biểu Michelle Steel đều đã nạp đơn ra tranh cử
vào năm 2026. Đây có thể nói là cuộc tranh cử gay go, chưa biết ai thắng ai.
Tuy nhiên những người am hiểu sinh hoạt chính trị tại Mỹ cho rằng dân biểu
Derek Trần có cơ hội tái đắc cử hay không là tùy thuộc vào việc ông có làm cho
các cử tri trong đơn vị ông, bất kể là người gốc châu Mỹ Latin, người Mỹ trắng,
hay người Mỹ gốc Việt, hài lòng trong các vấn đề an sinh xã hội hay phúc lợi cộng
đồng hay không. Ngoài ra cũng còn phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ tài chánh của
các tổ chức đảng địa phương, tiểu bang và liên bang.
Mặt
khác, trên phương diện thống kê, ông có lợi thế là, trong lịch sử nước Mỹ cận đại
sau Thế chiến Thứ hai, các nhà quan sát chính trị tại Mỹ đưa ra một nhận xét về
các cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ mà nhiều người thường gọi là một “lời nguyền”,
là đảng của Tổng Thống đương nhiệm thường thất bại trong các cuộc bầu cử giữa kỳ
(bầu 1/3 số Thượng nghị sĩ và toàn bộ 435 dân biểu).
Dĩ
nhiên điều này cũng có ngoại lệ như trường hợp bầu cử giữa kỳ vào năm 2002, dưới
thời Tổng thống George W. Bush, đảng Cộng Hòa chiếm thêm được 8 ghế trong Hạ Viện.
No comments:
Post a Comment