Thursday, 30 January 2025

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VĂN BÁU TRONG TĂNG ĐOÀN SƯ MINH TUỆ

 



NỘI DUNG :

“Giấy phép” làm trưởng đoàn sư Minh Tuệ của ông Đoàn Văn Báu có giá trị không?

Bình luận của blogger Gió Bấc

2025.01.29

.

Đoàn Văn Báu mở chiến dịch hủy hoại danh tính sư Minh Tuệ

Bình luận của Nam Việt

2025.01.30

======================================================

“Giấy phép” làm trưởng đoàn sư Minh Tuệ của ông Đoàn Văn Báu có giá trị không?

Bình luận của blogger Gió Bấc

2025.01.29

Vừa qua, ông Đoàn Văn Báu trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt về mối quan hệ và vai trò của ông đối với đoàn bộ hành của sư Minh Tuệ. Với trình độ Tiến sĩ ngành Tâm lý tội phạm, ông Báu trả lời trơn tru xuôi rót các câu hỏi của nhà báo. Tuy nhiên, nội dung trả lời của ông trước sau bất nhất.

Sư Thích Minh Tuệ và ông Đoàn Văn Báu tại Thái Lan (RFA)

Đầu tiên, ông nói mình chỉ là người tình nguyện hỗ trợ thủ tục pháp lý cho sư Minh Tuệ, sau đó lại xưng là có “giấy phép” làm trưởng đoàn do cơ quan chức năng (Công An tỉnh Gia Lai) cấp, nhưng không trưng ra giấy này. Vấn đề là Công An Gia Lai có thẩm quyền cấp phép cho đoàn bộ hành và bổ nhiệm ông Báu làm trưởng đoàn không?

Chúng tôi đã trao đổi ý kiến với một luật sư uy tín trong nước. Do tính ưu việt về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, tránh hậu quả đáng tiếc như đã xảy ra với luật sư Trần Đình Triển, Đặng Đình Mạnh, Trịnh Vĩnh Phúc, chúng tôi xin ẩn danh luật sư này.

Sau đây là nội dung trao đổi.

Thưa Luật sư! trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt về “giấy phép” của đoàn bộ hành sư Minh Tuệ, ông Đoàn Văn Báu loanh quanh lẩn tránh cuối cùng cho rằng Công An Gia Lai đã cấp “giấy phép” cho đoàn.

Công an tỉnh Gia Lai có thẩm quyền cấp phép đoàn bộ hành của công dân Lê Anh Tú đi bộ hành qua các nước Lào, Thái Lan, Myanamar Ấn Độ. “giấy phép” này có giá trị ở nước ngoài không?

Theo thông lệ quốc tế, không có một cơ quan cụ thể nào tại một quốc gia có thẩm quyền cấp phép cho một cá nhân đi bộ hành xuyên quốc gia khác. Việc đi bộ hành thường được xem là một quyền tự do cá nhân, miễn là người đi bộ tuân thủ luật pháp của các quốc gia mà họ đi qua.

Việt Nam chỉ có quyền quản lý việc công dân xuất cảnh theo quy định pháp luật. Việc nhập cảnh vào lãnh thổ Lào, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ thuộc thẩm quyền của các quốc gia này.

Nói một cách dân dã là chủ nhà có quyền quyết định ai được ra vào nhà mình, không có quyền quyết định việc ra vào nhà người khác. Không thể cấp ““giấy phép”” cho người nhà mình đi vào nhà người khác.

————-

Đằng sau chuyện “hộ pháp” cho sư Minh Tuệ

Đoàn Văn Báu: Hộ pháp hay người áp giải Thầy Minh Tuệ?

Cảnh sát Thái Lan: “Không có giao thiệp nào với phía Việt Nam” trong chuyến bộ hành của sư Thích Minh Tuệ

————–

Điều này phản ánh nguyên tắc cơ bản về chủ quyền quốc gia trong luật pháp quốc tế. Mỗi quốc gia có quyền tự chủ trong việc kiểm soát biên giới và người nhập cảnh vào lãnh thổ của mình. Vì vậy, việc Công an Gia Lai cấp phép cho đoàn bộ hành đi qua các nước khác là không phù hợp với cả pháp luật Việt Nam (vượt thẩm quyền) và luật pháp quốc tế (can thiệp vào chủ quyền nước khác)​​​​​​​​​​​​​​​​. Công an tỉnh Gia Lai không có thẩm quyền cấp “giấy phép” cho công dân đi qua các nước khác

Vì không có cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép chính thức cho loại hình đi bộ hành xuyên quốc gia này, nên bất kỳ giấy tờ nào được cấp cũng sẽ không có giá trị pháp lý quốc tế.

Đoàn bộ hành đi Ấn Độ của sư Minh Tuệ, thực chất là tập hợp những cá nhân tự phát nguyện tu theo hạnh đầu đà, không đươc giáo hội phật giáo Việt Nam công nhận là tu sĩ. Công An Gia Lai có thẩm quyền cấp phép thành lập đoàn, cho đi nước ngoài và phân công công dân Đoàn Văn Báu làm trưởng đoàn không? Việc cấp phép này có giá trị pháp lý như thế nào?

Đây là nhóm người tự phát, không được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận. Việc thành lập đoàn và bổ nhiệm trưởng đoàn không thuộc thẩm quyền của công an địa phương. Các quyết định hành chính không đúng thẩm quyền sẽ không có giá trị pháp lý.

Công an Gia Lai làCông an tỉnh có nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, quản lý hành chính và không có chức năng cấp phép cho các hoạt động tôn giáo hoặc các đoàn thể tự phát.Việc cấp phép thành lập một đoàn thể, đặc biệt là một đoàn thể có tính chất tôn giáo, vượt quá thẩm quyền của cơ quan công an cấp tỉnh. Việc cấp phép cho một đoàn người đi nước ngoài thường thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, không phải cơ quan công an địa phương. Việc phân công một cá nhân làm trưởng đoàn không phải là việc làm của cơ quan nhà nước mà là việc nội bộ của đoàn.

Việc Công an Gia Lai cấp phép thành lập đoàn, cho đi nước ngoài và phân công trưởng đoàn cho đoàn bộ hành của sư Minh Tuệ là không đúng quy định của pháp luật. Quyết định này không có giá trị pháp lý và có thể gây ra nhiều hậu quả pháp lý. Các quyết định hành chính trái pháp luật có thể bị hủy bỏ và những người thực hiện có thể bị xử lý kỷ luật hoặc hình sự.

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, Ông Đoàn Văn Báu cho rằng ông không giữ các “giấy phép” thành lập đoàn bộ hành đi Ấn Độ, quyết định bổ nhiệm ông làm trưởng đoàn Công an Gia Lai đang lưu giữ giấy tờ này. Y kiến này có hợp lý hay không, xin “giấy phép” làm gì khi không mang theo trên hành trình?

Tuyên bố của ông Đoàn Văn Báu đặt ra nhiều câu hỏi về tính hợp pháp và minh bạch của chuyến đi bộ hành này.

Việc ông Báu khẳng định không giữ “giấy phép” và cho rằng Công an Gia Lai đang lưu giữ là một điều khá bất thường. Theo thông thường, người được cấp “giấy phép” sẽ có bản gốc hoặc bản sao để làm bằng chứng.

Việc cấp phép cho một đoàn thể tự phát, đặc biệt là một đoàn thể có hoạt động mang tính tôn giáo, như trường hợp này, là rất phức tạp và đòi hỏi phải tuân thủ nhiều quy định của pháp luật.

“giấy phép” thường được cấp để xác minh tính hợp pháp của tổ chức, mục đích của chuyến đi, và đảm bảo an ninh trật tự. “giấy phép” là một bằng chứng pháp lý quan trọng, có thể được yêu cầu kiểm tra khi cần thiết, đặc biệt khi đi qua các quốc gia khác.

Tuyên bố của ông Đoàn Văn Báu đặt ra nhiều nghi vấn về tính hợp pháp của chuyến đi bộ hành này. Việc không mang theo “giấy phép” trên hành trình càng làm tăng thêm những nghi ngờ. Để làm rõ vấn đề này, cần có một cuộc điều tra kỹ lưỡng từ phía các cơ quan chức năng.

Ông Báu trả lời với BBC rằng cá nhân ông đã liên hệ với các cơ quan chức năng ở Lào và Thái Lan để hợp tác bảo vệ đoàn bộ hành, Các cơ quan này đã cử người đi theo đoàn để bảo vệ. Ông Báu không biết những người này có phải là cảnh sát hoàng gia hay không. Ông cũng không hỏi họ thuộc cơ quan nào.

Về mặt luật pháp, cá nhân một công dân Việt Nam có thể trực tiếp quan hệ với các cơ quan chức năng của Thái Lan để nghị cử người bảo vệ một tăng đoàn tự phát không được giáo hội và chính quyền Việt Nam công nhận đi hành hương, khất thực ngang qua đất Thái Lan không?

Việc ông Báu không biết người đươc cơ quan chức năng đia phương cử thuộc cơ quan nào liệu có hợp lý không?

Theo luật pháp quốc tế, bất kỳ công dân của một quốc gia nào cũng có quyền liên hệ với các cơ quan chức năng của một quốc gia khác để xin trợ giúp. Tuy nhiên, việc có được hỗ trợ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm luật pháp của nước sở tại, chính sách ngoại giao giữa hai nước và tính cấp bách của vụ việc.

Việc ông Báu liên hệ với các cơ quan chức năng của Lào và Thái Lan để xin bảo vệ cho đoàn tăng là một hành động hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc đoàn tăng không được công nhận tại Việt Nam có thể gây ra những khó khăn nhất định trong việc nhận được sự hỗ trợ từ các nước này.

Việc ông Báu không rõ danh tính cụ thể của người được cử đi bảo vệ không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc ông liên hệ với các cơ quan chức năng để xin bảo vệ.

Tuy nhiên, việc không rõ danh tính người bảo vệ có thể tiềm ẩn một số rủi ro Không rõ về năng lực và mục đích của người bảo vệ có thể gây nguy hiểm cho đoàn tăng. Nếu người bảo vệ thực hiện hành vi trái pháp luật, ông Báu có thể bị liên lụy.

Ông Đoàn Văn Báu, cựu thương tá công an trong thời gian ngắn đã huy động được nhiều tình nguyện viên ở Lào, Thái Lan đồng hành hổ trợ đoàn bộ hành sư Minh Tuệ. Lai lịch các tình nguyện viên này rất mơ hồ. Thực tế không ai làm gì nguy hiểm cho đoàn, các tình nguyện viên chủ yếu làm theo lệnh Báu ngăn chặn người dân và các youtuber tiếp xúc với sư Minh Tuệ. Công An Việt Nam từng tổ chức cho các công dân đang ti nạn chính trị ở Thái Lan như nhà báo Trương Duy Nhất, nhà báo Thái Văn Đường bỗng nhiên “tự nguyện” quay về Việt Nam quy án. Chắc hẳn họ có mạng lưới nhân sự đông đảo ở Thái Lan và các nước Đông Nam Á. Liệu các tình nguyên đoàn sư Minh Tuệ có liên quan gì đến lực lượng này?

Đoàn Văn Báu đưa ra lý do bảo vệ an toàn cho sư Minh Tuệ. Tuy nhiên, nếu không có bằng chứng về mối đe dọa thực sự, lý do này có thể chỉ là cái cớ.

Việc ngăn cản giao tiếp giúp hạn chế sự lan truyền thông tin về đoàn bộ hành, đặc biệt là những thông tin không mong muốn. Việc ngăn cản người dân và các YouTuber tiếp xúc với sư Minh Tuệ có thể nhằm mục đích giảm thiểu sự tác động từ bên ngoài đối với đoàn bộ hành. Cả trường hợp tự nguyện ra đi của sư Minh Tuệ và các nhà báo bị “tự nguyện” đưa về Việt Nam đều liên quan đến việc huy động người Việt ở nước ngoài, sử dụng các biện pháp để kiểm soát thông tin và hạn chế sự tự do cá nhân. Có thể có những mục đích chính trị đằng sau các hoạt động này, như nhằm vào các đối tượng bất đồng chính kiến hoặc làm suy yếu uy tín của các tổ chức tôn giáo.

————————————————-

*Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.

==================================

Đoàn Văn Báu mở chiến dịch hủy hoại danh tính sư Minh Tuệ

Bình luận của Nam Việt

2025.01.30

Vào những ngày mà các tín đồ phật tử trong nước đang bận rộn đón năm mới Ất Tỵ, thì những vị sư bộ hành trên đất Thái trong sự kiểm soát chặt chẽ của Đoàn Văn Báu đã có cuộc phản kháng bất ngờ. Có lẽ vì những bất đồng đã chất chồng trong suốt những ngày tháng qua, giữa những vị sư cố gắng gìn giữ sự kham nhẫn của người tu hành, lại phải đối diện với sự lấn lướt và ngày càng kiểm soát tệ hại như một quản giáo trại giam của Đoàn Văn Báu và Lê Khả Giáp, đã khiến cho sự căng thẳng tăng vọt, dẫn đến những tranh cãi khác thường.

Tăng đoàn sư Thích Minh Tuệ ở Thái Lan (RFA)

Những vị sư trong đoàn đã có cuộc họp riêng với nhau và đưa ra thông điệp cụ thể với công an Đoàn Văn Báu. Một trong những nội dung đưa ra khẩn thiết, là các sư yêu cầu Báu chấm dứt can thiệp vào hành trình tu tập của các sư. Hành trình khất thực theo duyên của các sư giờ đây bị Báu lên lịch trình, buộc đi theo cung đường của Báu chọn, đi theo số giờ theo yêu cầu của Báu, như một cách áp giải nhằm cố tách khỏi các nơi có người mộ tín đến đảnh lễ. Một vị sư tiết lộ tăng đoàn có lúc phải đi một ngày 8 tiếng, hơn 20 cây số, bất chấp sức khỏe của các sư ra sao, mà mục đích chỉ là phục vụ theo ý đồ của Báu.

Sư Minh Tuệ cùng các vị sư tu thật trong đoàn, đồng lên tiếng, yêu cầu Báu ngừng khống chế truyền thông, kiểm duyệt thông tin của các youtuber, để họ tự do quay phim phỏng vấn toàn ý của các sư, chứ Đoàn Văn Báu không thể tự quay, cắt sửa, và chỉ phát đi những gì mà Báu, Giáp muốn.

Trong các chất vấn, sư Minh Tuê chính thức hỏi “Báu giữ giới thì Báu nói thật đi, Báu đi theo tăng đoàn có phải là làm nhiệm vụ chính trị do tổ chức giao phó hay không?”. Dĩ nhiên là Báu nói không có, nhưng mọi thứ diễn ra suốt hành trình từ Việt Nam đến Thái, tất cả hành động của Đoàn Văn Báu hoàn toàn hiện rõ mọi âm mưu.

“Anh Báu có làm việc cho Ban tôn giáo chính phủ, đảng, nhà nước, cơ quan công an hay gì không? Có cần quản lý, chỉ đạo, sắp xếp theo sự chỉ đạo của ai? Tại sao lại kiểm duyệt thông tin của youtuber? Sao không tạo điều kiện cho các youtuber khai thác thông tin? Tại sao người này quay livestream được, người kia không được?”, sau câu hỏi trực diện nàycủa sư Minh Tuệ, Báu không xưng là “con” và “thầy” như trước, mà lạnh lùng chuyển sang xưng hô “bọn tôi”, tức ám chỉ Báu, Giáp hai người đóng vai sư đang tháp tùng.

—————

“Giấy phép” làm trưởng đoàn sư Minh Tuệ của ông Đoàn Văn Báu có giá trị không?

Đoàn Văn Báu: Hộ pháp hay người áp giải Thầy Minh Tuệ?

Tại sao chính quyền nóng lòng muốn dứt điểm trường hợp sư Minh Tuệ?

—————

Nhưng từ khi có những bất đồng của các sư về việc lộng quyền của Báu, phối hợp cùng với Giáp, Báu đã quay ngoắt 180 độ, thể hiện một thái độ bực tức và tấn công sư Minh Tuệ cùng các vị sư khác, thậm chí khích động đám đông theo dõi lâu nay vẫn tung hô Báu cùng lên tiếng phỉ báng sư Minh Tuệ. Phương thức của Báu là giữa giờ nghỉ trưa, hay đêm khi các sư đang nghỉ, Báu bỏ ra ngoài quay những đoạn video selfie ngắn không có kiểm chứng, kể những điều tệ hại về sư Minh Tuệ, chỉ trích, và mượn đám đông thần tượng vai trò chăn dắt khoác áo hộ pháp của Báu, để mở những luồng dư luận phỉ báng sư Minh Tuệ.

Thật ra ngay từ lúc bắt đầu hành trình của Đoàn Văn Báu áp giải các sư đến đất Thái, một nhóm các chức sắc tôn giáo và những người phân tích tình hình về đàn áp tôn giáo trong nước vẫn thường xuyên hẹn nhau, họp online và cùng phân tích các dữ kiện đa phương về chuyến đi dở khóc dở cười này. Hầu hết đều có những dự đoán rằng từ Tháng Hai trở đi sẽ có những điều bất thường xảy ra như mất hộ chiếu, ra mặt khống chế đuổi các sư nào bất đồng với Báu về nước; và quan trọng hơn là phần 2 của chiến dịch chăn dắt này của Đoàn Văn Báu là sau khi đã hội tụ một đám đông bị thao túng và ủng hộ Báu, thì viên công an có nghề phân tích tâm lý tội phạm sẽ bắt đầu dùng những ngôn từ và các mô tả của mình để hủy hoại hình ảnh tốt đẹp nhất của sư Thích Minh Tuệ trên đường đi, tầm thường hóa vị sư nhẫn nhịn này, và bằng mọi cách để xô bớt đám đông hâm mộ sư Minh Tuệ từ quê nhà.

Báu nói trên một video ngắn trong ngày xuân Ất Tỵ, rằng về phương diện xã hội và lương tâm đạo đức thì sư Minh Tuệ không xứng để Báu gọi bằng thầy. Báu gọi sư Minh Tuệ là thầy chỉ vì nể mà thôi. Trong khi trước đó, bắt đầu cuộc hành trình thì Báu cứ nhắc đi nhắc lại là muốn làm đệ tử sư minh Tuệ, và hoàn toàn tâm phục khẩu phục đức độ, thậm chí là muốn bỏ nhà để đi theo sư.

Trong một video khác, Báu mô tả “sư Tuệ đột nhiên nổi sân với tôi”, lối tường thuật một chiều, mô tả sự kiện có tính hủy họại tư cách của một người tu hành, lập tức kích hoạt chuỗi phản ứng của những thành phần hâm mộ Báu, trong đó có những bình luận như “ôi thật bất ngờ với loại đại đức”, “thôi từ giờ tôi không còn muốn theo dõi cái ông sư này nữa”… Dựng nên một đám đông mê tín và thần phục mình, giờ đây Báu bước vào giai đoạn hai là dùng đám đông đó để hủy hoại những điều đẹp nhất về một nhà sư.

Trong cuộc họp online giữa các nhà phân tích trong nước vào đầu năm xuân Ất Tỵ, cũng có ý kiến cho rằng dường như phần 2, tức chương trình hủy hoại danh tính sư Thích Minh Tuệ đã diễn ra sớm hơn dự định, vì lẽ ra ít nhất là phải đến hết Tháng Ba thì kế hoạch này mới bắt đầu, cùng với việc giấy tờ thông hành của các sư đã bị chính thức thông báo là mất, để vĩnh viễn lưu lạc xứ người. Nhưng việc nhận thức ngày càng rõ ràng của đa số phật tử và giới trí thức, mỗi ngày vạch trần những việc ám muội của Báu qua những group, những bình luận xuất hiện thường xuyên trên facebook, lẫn trên báo chí tiếng Việt tự do, đã là một áp lực không nhỏ đối với Đoàn Văn Báu, nên khi đối diện với những chất vấn không khoan nhượng của các sư về chuyện đàn áp tôn giáo im lặng từ Việt Nam thông qua Báu, viên công an sói khoác áo cừu này đã quyết định phải đẩy nhanh tiến trình hơn, để không mắc thêm sai lầm.

Giờ đây mỗi ngày, Đoàn Văn Báu lại đưa ra một chi tiết nào đó để hủy hoại hình ảnh, danh tính của sư Minh Tuệ – mô tả sư như một kẻ tầm thường, vô hạnh và bạc bẽo. Nhưng Báu không bao giờ trả lời chính thức rằng tại sao Báu không đi về – như một người bình thường có lòng tự trọng – khi tất cả tăng đoàn muốn được ung dung tự tại, và sự xuất hiện của Báu ở đó mỗi ngày, bị coi không khác gì một con rắn độc chực chờ.

————————————————

*Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.

.

.





No comments:

Post a Comment

View My Stats