Việt
Nam chính quy hóa lực lượng chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội
Diễm
Thi, RFA
01/04/2021
.
Ảnh minh họa Lực lượng
47 của Việt Nam do RSF đăng tải trong danh sách 20 kẻ thù lớn nhất trên
Internet, nhân ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt Internet.
Xây dựng đội ngũ để tuyên
truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đấu tranh, phản
bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống
“diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội. Đó là kế hoạch của Ban tổ chức Trung
ương về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021.
Việt Nam mấy năm qua
chính thức có lực lượng đấu tranh trên không gian mạng với tên gọi Lực lượng
47. Đây là một lực lượng do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lãnh
đạo, chỉ đạo và được thành lập vào đầu năm 2016. Tính đến tháng 12 năm 2017, lực
lượng này có quân số hơn 10.000 người, có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền,
mọi lĩnh vực của quân đội.
Theo Tổ chức phóng viên
không biên giới (RSF,) Lực lượng 47 chống lại những tiếng nói dân chủ và những
người bị cho là chống đối Chính phủ. Lực lượng này đã sử dụng các công nghệ kỹ
thuật số để đe dọa, giám sát hoặc kiểm duyệt các nhà báo và do đó làm giảm
nghiêm trọng quyền tự do thông tin trên Internet.
Vì sao Đảng đã có Lực
lượng 47 hùng hậu như thế mà vẫn có kế hoạch xây dựng thêm đội ngũ chống
“diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội?
Nhà báo Nguyễn An Dân giải thích, đội ngũ này khác với lực lượng
AK47 hay Dư luận viên. Đội ngũ này thể hiện trình độ chính trị cao hơn, ứng xử
trên mạng có văn hóa hơn, có trình độ lý luận hơn. Đội ngũ này bảo vệ Đảng về mặt
tư tưởng, tức là bảo vệ về mặt danh dự để phản bác, phản biện những quan điểm
mà họ cho là không đúng của lề trái. Ông nói thêm:
“Đó là đội ngũ tuyên truyền viên chính trị. Đội này
đã có từ lâu, bây giờ chính thức hóa thôi. Họ kiến nghị để có tiền và phụ cấp
cho lực lượng này. Trước đây nó chỉ là nghiệp dư, bây giờ trở thành chính quy,
chuyên nghiệp. Do tình hình thế giới thay đổi, chiến tranh cận kề, nên Đảng lo
lắng và dùng lực lượng này như một công cụ để ổn định xã hội cho những biến động
sắp tới. Cụm từ ‘diễn biến hòa bình’ là cụm từ lâu nay Đảng dùng để che đậy hai
chữ ‘dân chủ’.
Thành lập đội ngũ này Nhà nước có cái lợi là để bảo
vệ danh dự cho Nhà nước nhưng nó có hại cho dân vì từ đó, tất cả các thông tin
đều là một chiều cả. Khó mà bảo đảm tính logic, khách quan của thông tin. Những
thông tin khi qua lực lượng này đến với dân đều không được bảo đảm những bản chất
cơ bản của thông tin. Đó là cái lợi cho Đảng và cái hại cho dân.”
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, lực lượng này chẳng có gì mới, cái
mới là cơ quan quyền lực mạnh nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng là Ban Tổ
chức Trung ương, ra văn bản chính thức hóa đội ngũ này. Ông nói tiếp:
“Từ hồi nào đến giờ nó vẫn có những lực lượng như thế
và hoạt động như thế rải rác ở Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban tuyên giáo Trung
ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, một số cơ quan của Đảng, của Công an ở các địa
phương, các tỉnh….
Nhưng đây là lần đầu tiên mà Ban Tổ chức Trung ương
Đảng, là một cơ quan quyền lực mạnh nhất trong Ban Chấp hành Trung ương đảng có
một văn bản chính thức để tổ chức ra một lực lượng chuyên nghiệp như thế. Chủ
trương của Ban Tổ chức Trung ương Đảng hình thành đội ngũ này ở cấp cao hơn đám
dư luận viên. Họ sẽ đào tạo ra lực lượng chuyên trách hai việc. Thứ nhất là chuẩn
bị nguồn nhân sự kế cận cho Đảng. Thứ hai là lãnh đạo, chỉ đạo những việc mà
lâu nay AK47 hay dư luận viên vẫn làm.”
Sao phải chống ‘diễn
biến hòa bình’?
Dường như đối với những
người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, nỗi sợ lớn nhất là nỗi sợ mang tên “diễn
biến hòa bình”. Đây là cụm từ mà từ bao nhiêu năm qua họ kêu gọi phải chống.
“Chống diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội; “Chống lại các luận điệu xuyên tạc
của các thế lực thù địch” là những cụm từ thường xuyên được lặp đi lặp lại từ
trên các phương tiện báo chí truyền thông của Nhà nước cho đến các bài diễn văn
của các cấp lãnh đạo cao nhất, và ngay trước thềm các đại hội Đảng.
Khái niệm này được xem là
một quá trình chuyển đổi hòa bình từ một thể chế độc tài sang dân chủ, thông
qua sự chuyển biến về nhận thức và tư tưởng. Trong chiến lược Diễn biến hòa
bình, các vấn đề nhân quyền và dân chủ luôn được coi trọng.
Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng, cụm từ ‘diễn biến hòa bình’ là cụm
từ lâu nay Đảng dùng để che đậy hai chữ ‘dân chủ’. Với việc chính thức hóa đội
ngũ chống diễn biến hòa bình, nhà báo này nhận định:
“Sắp tới đây, việc bắt bớ, đàn áp tự do ngôn luận sẽ
gia tăng. Các cây viết hoặc phải giảm bớt độ nóng trong phát ngôn của mình, hoặc
phải thay đổi cách viết của mình là điều cần thiết để tồn tại cho những người
viết lách tự do. Phải thay đổi tính chính trị cho nó mềm mại hơn, suy xét các
quy định của pháp luật về thông tin ra công chúng.”
Còn với nhà báo Võ Văn
Tạo, diễn biến hòa bình là khái niệm được các nhà nước XHCN dùng để nói về
một chiến lược chính trị - ý thức hệ mà lãnh đạo các quốc gia tư bản muốn chống
lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ nghĩa cộng sản. Đó là một quá
trình diễn biến hòa bình, không đổ máu nhưng sẽ dẫn đến sự loại bỏ vai trò lãnh
đạo độc tôn, phi dân chủ, tự do của Đảng Cộng sản và ý thức hệ của nó ở tại các
nước XHCN. Ông kết luận:
“Diễn biến hòa bình là diễn biến thay đổi chế độ cộng
sản độc tài, mất tự do dân chủ bằng phương pháp hòa bình. Đấy nghĩa đen của cụm
từ đó. Nghĩa là phía bên kia tác động vào bên này để bên này thay đổi không còn
chế độ cộng sản độc tài phi dân chủ, mất tự do nữa mà chấp nhận chung sống hòa
bình với các quốc gia tư bản. Diễn biến hòa bình là thay đổi chế độ chính trị
mà không cần thiết phải phát động chiến tranh.”
Bên cạnh việc đấu tranh
chống diễn biến hòa bình trên mạng của Đảng Cộng sản, báo Quân đội Nhân dân còn
có hẳn mục ‘chống diễn biến hòa bình’. Theo tờ báo này, đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình” là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay của toàn Đảng, toàn dân để
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Trong định hướng phát triển
đất nước giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ghi rõ cần phải
“đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch”. Trước đó, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng đặc biệt nhấn mạnh
nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá sự
nghiệp cách mạng ở Việt Nam.
----------------------------------------
Tin, bài liên quan
·
Thông
tư số 126 Bộ Công an: có thật sự là bước tiến dân chủ?
·
TBT
Nguyễn Phú Trọng: Hết sức tiếp thu các ý kiến góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội
Đảng
·
Đại
hội 13: Cần chuyển đổi dân chủ để tăng trưởng bền vững!
·
Báo
cáo của Freedom House: Tác động của COVID-19 đối với tự do, dân chủ toàn cầu!
·
Các
cuộc biểu tình ở Hong Kong và Thái Lan đang lan tỏa đến Việt Nam?
·
Anh,
Mỹ, Liên minh Châu Âu quan ngại việc kết án 8 thành viên nhóm Hiến Pháp
·
Người
Việt Nam tị nạn ở Thái Lan đang đối mặt với những rủi ro nguy hiểm nào?
·
Miến
Điện và Việt Nam, lịch sử sẽ song hành?
No comments:
Post a Comment