TT
Biden thông báo rút lính Mỹ, kịch bản nào cho Afghanistan ?
Minh
Anh -
RFI
Đăng ngày: 22/04/2021 - 15:29
Ngày 14/04/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo
triệt thoái toàn bộ lính Mỹ từ đây đến ngày 11/9, đúng 20 năm sau ngày tòa tháp
đôi ở Mỹ bị tấn công năm 2001. Một ngày mang tính biểu tượng cao cho một cuộc
chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Giới quan sát tự hỏi, quyết định này có
chấm dứt được cuộc chiến đã kéo dài hai thập niên ? Hay một kịch bản Việt
Nam thứ hai tái diễn ?
Tổng thống Mỹ Joe
Biden thông báo rút lính Mỹ khỏi Afghanistan từ đây cho đến ngày 11/09/2021. AP
- Andrew Harnik
Thông báo này làm dấy lên nhiều câu hỏi khác.
Đánh giá tổng kết thế nào về 20 năm Hoa Kỳ dấn thân quân sự trong khu vực ?
Đâu là hệ quả cho sự rút lui này ? Kịch bản nào cho Afghanistan một
khi Mỹ ra đi ? Quyết định rút quân này cho chúng ta thấy được điều gì về
những ưu tiên mới của Hoa Kỳ ?
Afghanistan :
Mỹ trả giá đắt
Không chiến thắng mà cũng không bại trận, đó
là những gì người ta nhận thấy trong bài phát biểu của ông Joe Biden. Nhưng giới
phân tích trước hết đánh giá rằng, quyết định rút quân vô điều kiện của Mỹ là một
dấu hiệu thất bại chính trị : Thất bại của một chính sách đối ngoại nhằm
thay đổi các chế độ bằng sức mạnh quân sự.
Làm thế nào Hoa Kỳ có thể xem đấy như là một
chiến thắng khi cái giá phải trả cho 20 năm can thiệp quân sự tại Afghanistan
là quá lớn ? Trên đài phát thanh France Culture, nhà nghiên cứu chính trị
học, Alexandra de Hoop Scheffer, chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ, giám đốc
cơ quan tham vấn « The German Marshall Fund of the United States »
cho rằng đây chính là một trong số các lý do buộc tổng thống Biden phải cho rút
quân khỏi Afghanistan.
« Mỗi năm nước Mỹ chi ra 45 tỷ đô la,
trong đó có 13 tỷ cho chi phí vận hành của quân đội Mỹ, 5 tỷ để đào tạo binh sĩ
Afghanistan. Gánh nặng chiến tranh này, vốn dĩ gắn liền lịch trình chính sách đối
ngoại của Biden với những chính sách dành cho tầng lớp trung lưu Mỹ, quả thật
được gánh vác một cách không đồng đều bởi các binh sĩ, gia đình của họ, xuất
thân từ tầng lớp trung lưu Mỹ ».
Một gánh nặng, một khoản chi phí mà lẽ ra Hoa
Kỳ có thể dành cho chăm sóc y tế, giáo dục hay phát triển cơ sở hạ tầng, trong
khi trên thực địa, bảng thành tích của Mỹ cũng không mấy gì sáng sủa, tình hình
còn tồi tệ hơn so với cách đây 20 năm. Giải thích với đài RFI, giáo sư Gilles
Dorronsoro, trường đại học Paris 1 – Panthéon Sorbonne, chuyên gia về
Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ, đưa ra nhiều nguyên nhân.
« Thứ nhất, bởi vì Al Qaida luôn hiện
diện ở Afghanistan, được hưởng một thành trì gần như không thể nào triệt hạ được.
Người ta không biết là có thể can thiệp kiểu gì để ngăn chận mạng lưới Al Qaida
tồn tại, mở rộng tại Afghanistan.
Thứ hai, bên cạnh Al Qaida, còn có cả Tổ chức Nhà Nước
Hồi Giáo IS, một nhánh của tổ chức này hoạt động rất tích cực tại Afghanistan với
những dự án có thể còn cực đoan hơn so với Al Qaida.
Lý do thứ ba, chính là sự mất uy tín của các nước
phương Tây tại phần lớn khu vực Trung Đông. Nghĩa là, sau Afghanistan, Irak,
Syria, Libya, người ta thấy có một sự thoái lui chung của phương Tây, không phải
do những biến đổi lớn địa chính trị mà đúng ra là do một chuỗi các sai lầm, chủ
yếu từ nhiều đời chính phủ Mỹ liên tiếp. »
Afghanistan : Một
Việt Nam thứ hai ?
Khi đưa quân đến Afghanistan vào tháng
10/2001, Mỹ đặt ra mục tiêu ban đầu loại trừ mối họa Al Qaida và lật đổ chế độ
Taliban sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001 nhắm vào World Trade Center ở
New York và trụ sở bộ Quốc Phòng Lầu Năm Góc. Mục tiêu hoàn thành nhưng đất nước
lại rơi vào một giai đoạn bất định, kéo dài vô thời hạn. Nhà chính trị học
Alexandra de Hoop Scheffer giải thích tiếp.
« Rồi người ta còn thấy Hoa Kỳ và các
nước đồng minh trong khối NATO không ngừng mở rộng các mục tiêu như bảo vệ dân
chúng, tái thiết đất nước, đào tạo lực lượng an ninh, những gì mà người Mỹ gọi
là "nation building", nghĩa là xây dựng, tái thiết một quốc gia.
Người ta phát hiện ra rằng người Mỹ trở thành chuyên gia tái thiết quốc gia
nhưng không trên nền tảng một quốc gia. Thế nên, thỏa thuận Doha mà ông
Trump ký kết với Taliban, khi gạt chính phủ Afghanistan chẳng khác gì với việc
người ta gạt một quốc gia ra khỏi giai đoạn tái thiết, thì đương nhiên người ta
không thể nào ổn định đất nước được ».
« Nation Building » mà không
có quốc gia, bài học này Hoa Kỳ cũng đã từng nếm mùi thất bại tại Việt Nam. Cựu
bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert McNamara (1961-1968), từng nói rõ người ta
không thể tiến hành một chính sách « nation building », không
thể xuất khẩu ý tưởng của Mỹ cho một dân tộc, trong khi lại đánh giá thấp những
phong trào phản kháng tại nước đó.
Đây chính xác là những gì đang diễn ra tại
Afghanistan hiện nay. Vì sao Hoa Kỳ lại không rút ra bài học kinh nghiệm này,
khi mà vào thời điểm nổ ra chiến tranh vùng Vịnh, cựu tổng thống George Bush
cha, từng cam kết sẽ không có một Việt Nam thứ hai ? Giám đốc cơ quan tham
vấn của Mỹ tại Paris nhận định như sau :
« Lịch sử lặp lại không chỉ ở
Afghanistan mà ở cả Irak. Năm 2003, người ta vẫn còn thừa kế chính sách can thiệp
của Mỹ. Sức mạnh quân sự của Mỹ có thể nói là ngoại hạng, cho phép họ khẳng định
vị thế trong giai đoạn can thiệp quân sự. Hơn nữa, chúng ta thấy rõ là giai đoạn
chiến tranh ngày càng trở nên ngắn nhờ vào thế thượng phong công nghệ. Nhưng rồi
chúng ta cũng thấy là thế mạnh công nghệ này lại chẳng có chút ích lợi gì trong
những giai đoạn sau đó. Mỗi lần như vậy họ lại rơi vào cùng một kịch bản ».
https://s.rfi.fr/media/display/95337f80-a35b-11eb-b8f1-005056bf87d6/AP21104596669265.webp
Lính Mỹ tại khu căn
cứ Bostick, tỉnh Kunar, Afghanistan. AP - David Goldman
Mỹ thoái quân,
Taliban tiến ?
Giờ đây, tân chủ nhân Nhà Trắng cho rằng những
lý do để duy trì ính Mỹ tại Afghnistan « ngày càng ít rõ ràng ».
Thông báo này của Mỹ cũng chẳng mấy ngạc nhiên. Bởi vì, 10 năm gần đây, nước Mỹ
cũng đã dần rút lui khỏi Afghanistan. Từ gần 100 ngàn lính trong những năm đầu
tiên, nay chỉ còn khoảng 3.500, trong đó có 1.000 binh sĩ thuộc lực lượng đặc
nhiệm.
Hai mươi năm là cả một thế hệ, cuộc chiến này
không nên trở thành « đa thế hệ ». Gần 2.500 lính Mỹ đã bỏ mạng,
đã đến lúc Hoa Kỳ phải rút quân và ra đi. Đối với Marc Semo, phóng viên tờ Le
Monde Diplomatique, quyết định này của Mỹ còn gợi nhắc lại hình ảnh Liên Xô
tháng 2/1989, khi người lính Xô Viết cuối cùng rời Afghanistan. Chế độ cộng sản
Afghanistan do Liên Xô thiết lập, ba năm sau cũng sụp đổ, mở đường cho chế độ
Taliban hà khắc lên cầm quyền 7 năm sau đó.
Liệu kịch bản này có sẽ tái diễn nữa hay
không ? Phải chăng phe Taliban một lần nữa lại thắng thế ? Gilles
Dorronsoro đưa ra hai kịch bản chính yếu.
« Thứ nhất, chúng ta sẽ có một chính
phủ đoàn kết dân tộc, cho phép Taliban trở lại các thành phố lớn, thiết lập các
vị trí trong chính phủ, và dần dần chiếm lấy quyền lực ở Afghanistan. Đây là một
kịch bản ít tốn kém nhất trên phương diện nhân mạng trong ngắn hạn.
Kịch bản thứ hai là không có chính phủ đoàn kết dân
tộc. Người ta lập tức mở lại các chiến dịch quân sự ngay khi người Mỹ ra đi.
Như vậy có thể là ngay từ ngày 12/09/2021, những cuộc tấn công của
Taliban sẽ nổ ra để chiếm lấy các thành phố.
Cuộc chiến này có thể sẽ rất dài, rất tốn kém và
trong kịch bản này, điều có thể xảy ra là các nước bên ngoài như Nga, Pakistan,
Ấn Độ… quyết định trang bị vũ khí cho nhiều nhóm nổi dậy khác nhau. Ở đây,
chúng ta có thể nói đến một cuộc nội chiến có thể kéo dài nhiều năm dù là phe
Taliban ban đầu được cho là thắng thế trong kịch bản thứ hai này ».
Vẫn theo quan điểm của Gilles Dorronsoro, thì
có hai yếu tố quan trọng giải thích vì sao kịch bản thứ hai có thể xảy ra.
« Thứ nhất, sẽ không có sự sáp nhập
quân đội chính danh với Taliban, về mặt kỹ thuật điều này là không thể. Thứ
hai, nếu người ta muốn thiết lập một hệ thống mới ổn định, có lẽ sẽ cần đến một
hình thức bầu cử nào đó. Quân nổi dậy Taliban chiến đấu chống Mỹ trong vòng 20
năm qua đâu phải để giành lấy các cuộc bầu cử ? Nếu như họ chính trực, thì
họ đâu có bị thất cử. Thế nên, dù gì đi chăng nữa, nếu có một thỏa thuận, điều
đó sẽ chỉ mang tính chuyển tiếp. Đây đơn giản sẽ là một giai đoạn mới của sự đối
đầu với Taliban, vốn dĩ luôn ấn định mục tiêu là độc chiếm quyền lực. »
« Khu vực
hóa » xử lý khủng hoảng và « Việt Nam hóa » chiến
tranh
Hậu quả của việc rút quân vô điều kiện là
hiển hiện. Người ta lo ngại một kịch bản Sài Gòn năm 1975 tái diễn. Nhưng cục
diện ngày nay đã khác. Thời của cuộc chiến dai dẳng không hồi kết, không thể thắng,
đã qua. Giờ là lúc để củng cố xã hội và kinh tế Mỹ, những điều không thể thiếu
để có thể đối phó với những thách thức do Trung Quốc đặt ra cũng như là những mối
đe dọa toàn cầu mới.
Trong bối cảnh này, Mỹ cũng như các đồng minh
trong khối NATO sẽ rút quân, nhưng không hẳn sẽ là toàn bộ. Theo đánh giá của
bà Alexandra de Hoop Scheffer, chính quyền Biden sẽ tái bố trí lực lượng lính Mỹ
tại Trung Á để chống khủng bố.
« Với chính sách nước Mỹ trở lại các
cơ chế đa phương, Joe Biden rất thực dụng. Bởi vì ông ấy sẽ tìm cách củng cố
vai trò của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những điều đó là để bàn về một giải pháp
chính trị. Cuối cùng, đó còn là chiến lược khu vực. Ông ấy sẽ cố gắng khu vực
hóa việc xử lý cuộc khủng hoảng này. Tổng thống Mỹ cũng đã kêu gọi Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cho việc bình ổn Afghanistan ».
Chỉ có điều khi nói đến chiến lược « khu
vực hóa » xử lý khủng hoảng, người ta lại chợt nhớ đến chính sách
« Việt Nam hóa » chiến tranh, một khi cho rút quân về nước năm
1972 !
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Vị
đắng trong dấu chấm hết sau 20 năm chiến tranh Afghanistan
Mỹ
: Biden hạn chế tấn công bằng drone ngoài Afghanistan, Syria và Irak
Mỹ
rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 11 tháng 9
No comments:
Post a Comment