https://www.facebook.com/vuphong.luuplv/posts/451837412739763
Đề thi chọn học sinh giỏi
lớp 10, 11, dự tuyển thi HSG lớp 12 THPT năm học 2021-2022 của trường THPT Chu
Văn An – Hà Nội gồm 2 câu, đều rất hay. Như sau:
“Câu 1 (8,0 điểm):
Noocman Kusin cho rằng: ‘Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời. Sự mất mát lớn nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống’ – (‘Những
vòng tay âu yếm’ – Nxb Trẻ năm 2003).
Còn đối với anh/chị, mất mát lớn nhất của đời người
là gì?
Hãy viết một bài luận trả lời câu hỏi trên“.
Đây là một đề tài rất
khó, bởi hai lý do:
1- Khó vì… tưởng dễ. Tưởng
dễ vì một nền giáo dục điên đảo, toàn những giáo điều, giả dối ngay từ triết lý
giáo dục. Triết lý ấy là gì? là nhồi sọ. Cho nên học sinh chắc sẽ hiểu méo mó
ngay từ khái niệm “tâm hồn”. Hiểu sai về tâm hồn, học sinh sẽ rất dễ viết ra những
điều sáo rỗng, tràng giang đại hải mà thực ra không hiểu mình viết về cái gì.
Tâm hồn con người ví như kim cương, song nền giáo dục này đã đem bùn trát ra
bên ngoài, thành một con rô bốt, thì con rô bốt ấy sẽ nói cái gì?
2- Khó vì đây là một đề
tài rất lớn. Rất lớn bởi đem cái chết của thân mạng ra so sánh với cái chết
(tàn lụi) của tâm hồn. Đề tài này vào hạng giáo sư, học giả… tất tần tật hiện
nay cũng không có khả năng bàn đến tận cùng, chắc chắn như thế, đừng nói học
sinh phổ thông, lại ngồi dưới “mái trường XHCN”. Nói như vậy không có nghĩa tôi
coi thường các giáo sư, học giả… bởi vì thực tế là như vậy. Đề tài này lớn tới
mức, nếu bàn đến rốt ráo, thì phải dùng đến tuệ giác của “Đại thừa Khởi tín luận”
thì may ra…
Nhưng chúng ta hãy cứ chờ
xem, bài hay nhất các em sẽ nói như thế nào? Hy vọng sẽ làm chúng ta “vỡ” ra
nhiều điều.
Câu 1 nói chuyện xa, rất
xa về tâm hồn. Câu 2 nói chuyện gần, rất gần, cũng về tâm hồn. Câu 2 (12 điểm)
tuy không “lớn” cỡ như câu 1, song cực hay vì đã cập nhật rất kịp thời, một nhận
định chưa từng có, mang tầm vóc của một Tuyên ngôn trong đời sống văn học, ngót
trăm năm nay. Nguyên văn:
“Trong “Điếu văn” đọc tại
tang lễ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ngày 24/3/2021, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
“… Những tác phẩm của ông mang vẻ đẹp của một lưỡi dao mổ: chói sáng, chính xác
và đau đớn. Con dao ấy đã phẫu thuật những khối u ẩn giấu trong tâm hồn con người.
Nó làm con người đau đớn đến mức tưởng không chịu nổi để rồi được bình phục và
lớn lên.”
Bằng những trải nghiệm
văn học, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về sự bình phục và lớn lên của
tâm hồn con người từ những tác phẩm văn học”.
Câu này cũng rất khó. Bởi
phải hiểu tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như thế nào thì mới gọi là lưỡi dao mổ?
Thế nào là chói sáng? Thế nào là chính xác? Thế nào là đau đớn?… Nếu là tôi,
tôi chỉ cần đặt những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp trong một nền “văn học phải
đạo”, đa phần là minh họa, dối trá và tô son trát phấn… thì sẽ trả lời được những
câu hỏi đó. Nhưng sẽ càng khó hơn, nếu học sinh không được phép nghĩ đến những
điều cần phải nghĩ, không được phép viết ra những điều cần phải viết…
Thậm chí đa phần các nhà
văn, nhà thơ… trong cái Hội Nhà văn “chính thống” hiện nay nếu trả lời câu này,
thì khá lắm cũng chỉ đạt điểm trung bình. Nhưng người ra đề của trường THPT Chu
Văn An còn kì tài hơn nữa, đã nhấn mạnh đến câu sau của “Tuyên ngôn” khi đặt ra
yêu cầu: “bày tỏ suy nghĩ của bản thân về sự bình phục và lớn lên của tâm hồn
con người từ những tác phẩm văn học”.
Nguyễn Quang Thiều nhận định
về tác phẩm: là lưỡi dao mổ, chói sáng, chính xác, đau đớn… đóng vai trò là
“nhân”, cuối cùng chỉ ra “quả”: “để rồi được bình phục và lớn lên”. Người ra đề
đã hiểu được lẽ nhân quả của văn học trong đoạn “Tuyên ngôn” ngắn gọn ấy, dùng
nó làm đề thi, thì tính giáo dục thật là tuyệt vời.
Xin trân trọng ca ngợi
trường THPT Chu Văn An nói chung và người ra đề nói riêng. Nhân đây, cũng xin
nhắn ông tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ông nên theo dõi cuộc thi này, chính ông
cũng sẽ vỡ ra nhiều điều đấy.
No comments:
Post a Comment