Ông
Phạm Minh Chính phải “quyết đoán” để đưa nền kinh tế Việt Nam thoát Trung
Jackhammer
Nguyễn
08/04/2021
Bắc Kinh và Phương
Tây
Chuyện dân Hoa Lục đồng
loạt tẩy chay hai đại công ty sản xuất quần áo là H&M và Nike, làm tôi nhớ
lại suy nghĩ của anh bạn luật sư Việt Nam ở Mỹ, có lần nhận xét về Trung Quốc với
tôi là: Họ nghĩ ra nhiều cái mới (từ anh ấy dùng là
creative) mà mình đôi khi ngạc nhiên.
Lúc đó chúng tôi đang nói
về chuyện Bắc Kinh chấm điểm công dân của họ, và dùng điểm đó để kiểm soát công
dân bằng những hình phạt về kinh tế, xã hội, tương tự như các ngân hàng Mỹ dùng
điểm tín dụng (credit score) để quyết định xem có nên cho khách hàng của họ vay
hay không, vay nhiều hay ít, lãi suất cao thấp ra sao… tùy vào điểm tín dụng.
Khi nghe anh bạn nhận xét
như vậy, tôi không được thuyết phục lắm, vì đối với tôi chuyện Bắc Kinh chấm điểm
công dân cũng giống như các trại tập trung ở Tân Cương, không có gì khác.
Dưới sức ép của công luận
và chính quyền Mỹ liên quan đến việc Bắc Kinh bỏ tù cả triệu người Tân Cương,
hai hãng nói trên phải ra tuyên bố là họ sẽ không dùng bông vải từ Tân Cương, bị
cáo buộc là dùng lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ.
Nhưng Bắc Kinh đã bơm
tinh thần dân tộc vào thị trường khổng lồ hơn 1 tỷ dân của mình, để nó trở
thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Thứ vũ khí này vốn của xã hội dân sự
phương Tây, dùng rất có hiệu quả để chống lại các tập đoàn kinh tế nhiều lúc lạm
dụng, trục lợi trên sự yếu thế của người tiêu dùng.
Đòn tấn công của Bắc Kinh có thể đưa H&M và Nike tới những quyết định kỳ cục là đối với
thị trường Mỹ và Tây Âu sẽ dùng bông vải từ các nước khác, còn thị trường Trung
Quốc vẫn dùng bông Tân Cương.
Nếu họ làm như vậy, thì
đòn tấn công của Bắc Kinh không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn chế giễu
cả những chuẩn mực đạo đức phương Tây.
Bắc Kinh và Hà Nội
Từ thực tế ngang ngửa về
kinh tế đó giữa phương Tây và Trung Quốc, ta dễ suy ra sức ép về kinh tế của Bắc
Kinh lên Việt Nam (và các nước Đông Nam Á) lớn đến mức nào nữa.
Việt Nam không những cần
thị trường lớn của Trung Quốc để tiêu thụ nông sản của mình, mà còn lệ thuộc lớn
vào vốn đầu tư từ Trung Quốc. Theo các con số được đưa ra vào năm 2020, Trung Quốc đứng thứ ba về vốn nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Con số này có thể không đến nỗi bi kịch như trường hợp Cambodia,
nhưng nó cũng lên đến gần 9%.
Cho nên tôi nghĩ, điều
quan trọng nhất làm Việt Nam lệ thuộc nước láng giềng phương Bắc không phải ý
thức hệ, cũng không phải quân sự, mà chính là sức ép về kinh tế.
Nhưng bức tranh không đến
nỗi quá tối tăm đối với Việt Nam khi mà Mỹ và các nước phương Tây bắt đầu ý thức
được sự đe dọa của Trung Quốc, và sự lệ thuộc của họ vào Trung Quốc. Điều này
thể hiện rõ nhất sau những tuyên bố ngoại giao và chính trị của Mỹ trở lại chiến
lược liên minh để đối đầu với Trung Quốc, trong đó đặc biệt là những khối tiền
lớn được đổ ra, trong các kế hoạch kích thích kinh tế của chính quyền Biden, để
kích thích việc sản xuất và phát triển khoa học ở Mỹ, nhằm tránh lệ thuộc vào
thị trường rộng lớn và chuỗi cung cấp từ Trung Quốc (decoupling).
Sự chuyển động này của Mỹ
và phương Tây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt là cho tân thủ tướng Phạm
Minh Chính, là người bắt đầu điều hành nền kinh tế Việt Nam.
Người ta hay bàn đến những
thách thức vô cùng lớn cho nhóm cầm quyền mới của Việt Nam sắp tới, nhưng bên cạnh
đó, điều vô cùng thuận lợi trong xu hướng decoupling của phương Tây đối với
Trung Quốc, miễn là ông Chính thấy và làm theo xu hướng đó.
Việt Nam đã gia tăng xuất
khẩu vào Hoa Kỳ (theo tờ Wall Street Journal Mỹ nhập đến gần 30% hàng xuất khẩu
của Việt Nam trong năm qua), các đại công ty đa quốc gia cũng chuyển sản xuất từ
Trung Quốc đến Việt Nam.
Cái giá của quá khứ
Người ta vẫn nghi ngờ ông
Chính và chính phủ Việt Nam cố đấm (dân Việt) ăn xôi (xôi Trung Quốc) trong
chuyện tiếp tục dự án luật đặc khu có lợi cho Bắc Kinh.
Trong bài phỏng vấn ông
Đinh Hoàng Thắng, cựu viên chức ngoại giao Việt Nam, BBC Việt
ngữ có đặt câu hỏi về ông Phạm Minh Chính rằng, nếu như ông Chính
là một con người quyết đoán thì ông ấy sẽ quyết đoán ra làm sao?
Tôi nghĩ rằng sự quyết đoán
của ông Chính, nếu đúng, là tận dụng cơ hội hiện nay để đưa kinh tế Việt Nam
“decouple”, thoát Trung.
Trong kinh tế học có một
khái niệm gọi là cái giá của quá khứ (les coûts du passé) nói nôm na là, cái gì
lỡ rồi thì thôi, phải can đảm chịu bỏ để đi tới. Không phải lỡ mua xi măng rồi
thì cứ phải xây nhà, dù thấy rằng xây nhà không có lợi.
Cái giá của quá khứ, dù
là chính trị hay kinh tế, thì cũng đã trả rồi. Người dân Việt Nam sẽ dễ dàng
tha thứ cho những cái giá đó nếu tương lai của họ không phải sống dưới cái bóng
của “thiên triều”.
No comments:
Post a Comment